headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 22/12/2024 - Ngày 22 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

ĐỜI SỐNG THIỀN SINH

thienduongĂN UỐNG

Tổ chức sự ăn uống:

Sự ăn uống ở ba Viện, trên cơ bản cũng giống nhau, tự mình làm tự mình ăn. Thiền sinh đi chợ, nấu ăn. Việc mình mình lo không nhờ đến ai khác.

Thiền sinh cả 3 Viện đều đông và khách khứa đều nhiều, nhất là những ngày học, do đó, người nhà bếp phải có cả ban, chia phiên thay đổi nhau mà lo liệu.

Phân định sự ăn uống

Cả 3 Viện đều có phân định ăn uống như sau:

- Sáng: Ðiểm tâm qua loa

- Trưa: Thọ trai (bữa ăn chính)

- Chiều: Uống bột sữa.

Cách thức ăn uống

Ở Viện Chơn Không vẫn duy trì mâm bát. Thiền viện Linh Quang cũng đồng như Chơn Không. Bát có tên riêng: Thiền viện Linh Quang. Riêng Bát Nhã có khác, dùng theo lối mâm bàn thông thường (chén đũa).

Về nghi thức cúng dường cả 3 Viện đúng như trong Thanh quy.

Tinh thần đầu bếp

Trong 3 Viện Chơn Không, Linh Quang, Bát Nhã, ở khóa này tương đối Viện nào cũng có số người thạo việc bếp núc. Bát nhã Viện ni không nói, chỉ riêng hai viện Chơn Không và Linh Quang thì Thiền sinh đã chứng tỏ rất nhiệt tình trong việc chợ búa và bếp núc. Có vị có tay nghề khá cao, làm được những món bánh trái góp thêm phần thịnh soạn. Thiền sinh có những phát minh độc đáo. Ở núi nhiều đào, đầu bếp dùng nấu canh chua, ép làm mắm, xắt chấm tương. Ở Linh Quang nhiều nhãn, đầu bếp kho nhãn (hột nhãn luộc, lột vỏ kho).

Nhìn chung các đầu bếp ở các Viện đều chịu khó trong việc nấu nướng, góp phần cho Thiền sinh vui sống.

Cúng dường trai tăng

Tăng ni dự học đã đông, việc cúng dường trai tăng ở các viện cũng được thiết lễ ở cả 3 Thiền viện. Các vị đã quen nên nói là trai tăng nhưng không có sự lễ nào. Xem như nấu nướng thức ăn để thiết đãi chư Tăng Ni vậy thôi. Cũng theo truyền thống, những buổi như vậy, nhà bếp được giao trọn vẹn cho trai chủ. Vị có trách nhiệm (tri khố) chỉ có mặt để chỉ dẫn vật dụng ở đâu thôi.

LAO TÁC

Ðời sống Thiền viện, Viện nào cũng như vậy, đều có giờ lao tác, nhưng mỗi chỗ có những công việc riêng .

THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG

Thiền sinh Chơn Không trong thời gian đầu dành cho việc xây cất. Nhà khách xưa đã dỡ đi. Nền được sửa lại rộng thêm gấp đôi. Có chúng đông việc làm này không đáng gì lắm, không bao lâu ngôi nhà khách mới hoàn thành.

Nhà khách lần này cất 3 căn (8x9m) khá rộng, móng đá, tường gạch, mái tôn. Trông dáng vẻ khá đẹp. Bên trong có phòng riêng cho tri khách. Một phòng trước dành cho việc tiếp khách, một phòng sau dành cho khách ngủ.

Thiền sinh đã sẵn tay thợ, Thầy Minh Châu, Thầy Thiện Ðức, dùng số cây nhà khách cũ cất cho mình (Thiền sinh) một ngôi thất sàn, kiểu thượng. Ngôi thất này cất tận giáp ranh với rừng. Ðộ cao thật đáng kể. Ðây là điểm cao nhất Tu viện, từ nhà khách đi lên phải trên 200m đường thẳng, nếu theo lộ trình phải hơn 300m.

doisongthiensinh

Ngôi thất cất bằng cây và lá, thất nhỏ gọn, có hình dáng xinh xắn. Ở vị trí khá đẹp. Cảnh nhìn được bao quát, có điều nơi đây phải chịu đựng một sức gió khá đáng kể, vì thế chân cột phải được đóng kèm theo sắt chịu tiếp. Và phải căng dây bốn phía mới có thể chịu được với gió thét, giông gầm.

Cũng trong công cuộc xây cất, Thiền sinh đã chung sức xây một ngôi thất riêng cho thân phụ Thầy Ðịnh Huệ là Thầy Kiến Chơn.

thatthaykhechon

Ngôi thất được cất trên đường Tiêu Dao về phía trái đường đi lên, ngôi thất nền đá, tường gạch mái tôn, kích thước một cỡ với các thiền thất.

Với tinh thần tương trợ Thiền sinh đã góp công dựng thất cho thân mẫu cùng cô em gái (sư cô Tuệ Ðăng) Thầy Ðịnh Huệ một ngôi thất bên cạnh ranh Tu viện, nơi đất Thầy Trí Cảnh. Bà thân Thầy Ðịnh Huệ cũng đã xuất gia và ở đây tu niệm.

Ngoài công tác xây cất, Thiền sinh còn lo phát triển rẫy vườn, trồng thêm cây ăn trái, cây làm cảnh, làm củi.

Ðã có đông người, việc củi đuốc thật khó khăn. Cây rừng và nhà cây không đủ cung ứng cho hỏa lò, củi phải được chạy kiếm mua, một lần mua củi như vậy cũng khá vất vả, phải gọi xe đến tận rừng ven biển dưới Cát Lở tìm mua. Số lượng mua một lần cả một xe hàng đầy cho Chơn Không, Bát Nhã và cả xóm.

Ngày củi về Thiền sinh hai Viện phải một phen vất vả, chuyển củi từ bãi đậu xe với số lượng nhiều như vậy đến nhà bếp là cả một công trình. Có lần cả 2 Viện phải chuyển đến tối, bỏ cả thời tụng kinh, thời tọa thiền. Dù tối cũng phải chuyển cho xong ngay trong đêm. Một lần chuyển củi như vậy xem ra là "lịch sử".

Việc làm không "kế hoạch" như vậy rất mệt, nhưng Thiền sinh cảm thấy vui. Hình ảnh ấy nếu được quay phim thì sẽ thấy rất hay rất đẹp. Trên một con đường dốc gần cả 200m. Thiền sinh hai Viện đứng đầy chuyền nối tiếp dưới bóng tối. Tội nghiệp nhất là Thiền sinh Bát Nhã, những cô ni trẻ vừa rời ghế nhà trường, vừa rời giấy bút lại cầm vào củi đòn chuyền nhau trên dốc núi .

Ðể đỡ đần bạn đạo, Thiền sinh Chơn Không phải nỗ lực tiếp sức gánh gồng, thế nên tất cả đều mệt.

Bù lại, ban nhà bếp phải đặc biệt "ân sủng" nước nôi, thức ăn bồi dưỡng tăng lên, quyết vì bạn, không để bạn lả người.

Vị Thầy trên cao nhìn "lũ con" mà lắc đầu.

Thế rồi sau đó có công tác tiếp tục là bửa củi, công tác này tương đối nhẹ, vừa làm vừa đàm đạo được. Thiền sinh nhân đây đã kể những chuyện vui buồn trong đời sống tu tập. Dù rằng đây đã trái nguyên tắc tu hành, nó đã trở thành tạp niệm, nhưng cũng tạo được niềm cảm thông với nhau.

Ngoài những lao tác linh tinh khác, Thiền sinh đông người chung nhau, mỗi người một tay rồi công việc cũng trở nên xong xuôi nhẹ nhàng.

THIỀN VIỆN LINH QUANG

Bù lại với sự thiệt thòi về cảnh trí về khí hậu (so với Chơn Không), Thiền sinh Linh Quang đối với lao tác có phần nhẹ nhàng hơn, chỉ mỗi một việc đi lại thôi cũng nhẹ hơn gấp bội, công việc nơi bằng phẳng thì cũng tương đối, không có gì vất vả. Vả lại, ở Thiền viện, đâu có mấy việc để làm. Thiền sinh chỉ lo tưới kiểng, tưới rẫy, cuốc rẫy, trồng trọt chút đỉnh cho có ăn chút ít vậy thôi.

Thiền sinh Linh Quang về việc lao tác không có gì đáng nói.

THIỀN VIỆN BÁT NHÃ

Thiền sinh Ni Bát Nhã có được chút ít vườn, cùng nhau chăm sóc, vừa làm vừa giải trí. Thời gian đầu cực một nỗi là phải gánh nước từ dưới đường lên. Nhưng việc này không lâu, để rồi xây dựng được hồ thì nước trở nên thoải mái. Kiếm củi là một việc khó nhọc. Núi sau Bát Nhã là núi trọc, không cây cối gì có thể làm củi được, và vườn thì chưa trồng được cây gì cho ra vẻ, nên củi là một vấn đề đáng quan tâm. Thiền sinh vì thế chỉ cực về việc củi đuốc thôi.

Thiền sinh Bát Nhã cũng đã ra sức tự cất cho mình một ngôi thất lá. Ngôi thất này nằm sau Viện trên sườn núi khá dốc. Một ngôi thất khá duyên dáng, Thiền sinh thay phiên nhau vào đây nhập thất.

Thiền sinh cũng đã tự tạo cho mình có được cảnh trí đáng được "gọi là" có hoa, có kiểng, có nơi chơi, đâu đó sắp đặt cũng có phần khéo léo dễ nhìn. Với công sức nho nhỏ Thiền sinh đã góp phần tươi mát cho cuộc sống nơi đất đá khô cằn này

.thienvienlinhquang

[ Quay lại ]