headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

ĐẠO PHẬT VỚI TUỔI TRẺ

H.T Thích Thanh Từ

Lâu nay đa số người Việt Nam cho rằng: Đạo Phật là dành riêng cho các bậc già nua tuổi tác, nhờ câu kinh tiếng kệ an ủi những ngày tàn; hoặc kẻ bị tình đời đen bạc hay người đã mấy phen vấp ngã trên bước công danh quay về nương tựa cửa thiền, nhờ giọt nước cành dương rưới dịu đôi phần sầu hận; hoặc những người đau ốm tật nguyền sống thừa thãi ngoài xã hội về núp bóng từ bi, nhờ hột cơm, manh áo của đàn-na tín thí để đỡ phần cơ cực... Quan niệm ấy đã ăn sâu trong tâm não dân chúng, nên khi thấy một thanh niên cạo tóc xuất gia, hoặc đến chùa lễ Phật thì họ xầm xì cho là chán đời, là bi quan, là trốn nợ xã hội. Nhưng họ đâu ngờ đạo Phật là “đạo của tuổi thanh xuân đang căng nhựa sống và tha thiết yêu đời”.

Xem tiếp...

PHẬT TỬ XUẤT GIA

HT. Thích Thanh Từ 

Phần luân lý của người xuất gia nằm gọn trong ba môn học trọng hệ là Giới, Định và Tuệ, thuật ngữ gọi Tam vô lậu học. Người xuất gia thiếu một trong ba môn này, không xứng đáng là người xuất gia. Ba môn này là cội rễ thân cây giải thoát. Nương ba môn học này, người xuất gia dẹp sạch tất cả phiền não, giác ngộ chân lý, tự độ và độ tha.


Xem tiếp...

PHẬT TỬ TẠI GIA

 HT. Thích Thanh Từ 

A. BẢN THÂN

Phật tử tại gia vừa lo sanh kế nuôi gia đình, vừa lo học hỏi chánh pháp để tu thân. Công việc của người tại gia thật là bề bộn phức tạp, nên việc tu thân rất là khó. Nhưng với tinh thần cầu tiến, người Phật tử tại gia đối với bản thân phải cố gắng thực hiện bốn điều sau này:

I.- CHÁNH KIẾN

Là Phật tử, điều kiện tiên quyết phải có chánh kiến. Chánh kiến là tay lái đưa con thuyền đời chúng ta đến bến Chân Thiện Mỹ. Chánh kiến là cửa ngõ duy nhất đi vào nhà đạo đức. Có chánh kiến là có tất cả điều lành, lẽ phải.

Xem tiếp...

TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ

Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội về giảng cũng như nhắc nhở sự tu hành cho toàn thể chư Tăng Ni ở khu Đại Tòng Lâm. Hôm nay được ban tổ chức trường hạ Đại Tòng Lâm mời về thăm và nói chuyện với tất cả Tăng Ni và Phật tử nơi đây, tôi liền hoan hỉ chấp nhận.

Đối với chúng tôi Đại Tòng Lâm là nơi mà tôi cảm thấy mình có một trọng trách, hoặc nhiều hoặc ít cùng chung lo với quí thầy ở đây. Vì trước kia Hòa thượng Giám đốc và Phó giám đốc ở Ấn Quang, khi thành lập được khu Đại Tòng Lâm thì chúng tôi có mặt bên cạnh, vâng lời dạy của các ngài phụ giúp phần nào đối với cơ sở này. Giờ đây hai Hòa thượng đã theo Phật, chúng tôi những người còn sót lại tự nhiên cảm thấy bổn phận phải làm sao duy trì gìn giữ ngôi Đại Tòng Lâm này đúng như sở nguyện của hai Hòa thượng.

Xem tiếp...

NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO PHẬT

Hôm nay chúng tôi được duyên lành về đây, trước hết thăm chư Tăng trong mùa an cư, sau có vài lời muốn nói cùng chư Tăng Ni. Chúng tôi thường tự tuyên bố rằng tôi là kẻ nợ của Tăng Ni, nên trọn đời lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng nghĩ đến người tu xuất gia, muốn làm sao tạo duyên tốt cho tất cả Tăng Ni trên đường tu, mỗi ngày một tiến lên và tiến đúng đường lối của Phật đã dạy.

Tăng Ni chúng ta là người hi sinh cả một cuộc đời để tu. Nếu một đời tu không được kết quả gì thì thật uổng một kiếp hi sinh.

Xem tiếp...

SUY NGHĨ VỀ THẾ KỶ MỚI CỦA NGƯỜI TU PHẬT

H.T Thích Thanh Từ

Nhân loại sắp bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Đó là điều chúng ta cần phải suy gẫm.

Xem tiếp...

Chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu học theo Phật

HT. Thích Thanh Từ  

Bài giảng hôm nay, chúng tôi sẽ giảng đề tài rất bình dị là: “Chúng ta đi chùa để cầu xin hay để tu học theo Phật?” Đây là một đề tài có thể nói rất gần với quí Phật tử.

Quí Phật tử xét thật kỹ xem từ trước đến giờ, chúng ta đi chùa là vì cầu xin hay để tu học theo Phật? Đa số đều cầu xin, phải không? Mỗi khi đến chùa, Phật tử hoặc là cúng hoa quả hoặc là cúng nhang đèn. Khi cúng rồi, quí vị quì xuống nguyện Phật cho gia đình con bình an, cho con cháu con thi đậu, cho tất cả trong gia quyến đều gặp may mắn v.v… như thế là xin hay tu? 

Xem tiếp...

NỤ CƯỜI BẤT DIỆT

HT. Thích Thanh Từ

Trong thời gian yên tu, một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi tượng đức Phật và nụ cười tạm biệt của các Thiền sư khi từ giã cuộc đời. Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc Uyển đề cập trước nhất là Khổ đế, cho đến nhiều bài thuyết pháp sau này, đức Phật cũng thường nhắc đến nỗi khổ của chúng sanh vô tận bằng những câu "nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển cả...", mà trên gương mặt Ngài luôn nở nụ cười?

Xem tiếp...

NƯỚC CÓ DẬY SÓNG KHÔNG ?

HT. Thích Thanh Từ

Mùa đông năm 1991, tôi ra Vũng Tàu dưỡng bệnh, ở nhờ thất Thích Ca của Quan Âm Phật Ðài. Trước cửa thất nhìn xuống mặt biển có cây Bồ đề sum sê che rợp, râm mát cả thất. Tôi thường ra đứng dưới tàng cây nhìn xuống biển. Một hôm, tôi đứng nhìn ra biển thấy biển cả thênh thang sóng bủa trắng xóa, lúc đó có chú thị giả đứng bên cạnh, nhìn sang chú tôi hỏi: "Ðố chú nước có dậy sóng không?" Chú ngần ngại thưa: "Có." Tôi hỏi tiếp: "Nước có chảy không?" Chú thưa: "Có." Tôi chậm rãi bảo chú: "Nếu nước dậy sóng và chảy thì khi không gió, hoặc nước chứa trong hồ sao không tự dậy sóng và chảy?" Chú thị giả lặng câm. Nhân đây tôi giải thích rộng cho chú hiểu:

Xem tiếp...

PHÁ RỪNG TRE GAI

H.T Thích Thanh Từ 

Cuối năm 1992, chúng tôi suy yếu đi Vũng Tàu dưỡng bệnh, ở nhờ nhà của một Phật tử. Chủ nhà vì chúng tôi mới xây cất xong. Nhà nằm trên mảnh đất bằng phẳng, bên cạnh sườn núi đá, dưới chân là biển cả mênh mông. Gió biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi mằn mặn của chất muối, thật là nơi thích hợp cho người dưỡng bệnh. Rất tiếc, phía sau nhà có rừng tre gai mù mịt. Nhiều người đến thăm tôi, thấy rừng tre gai gần nhà đề nghị, nên dọn sạch cho khoảng khoát. Mấy chú và một số cư sĩ nghe đề nghị hợp lý, phát tâm “phá rừng tre gai”.

Xem tiếp...

TẤT CẢ PHÁP KHÔNG CỐ ÐỊNH

HT. Thích Thanh Từ

 

Mọi con người chúng ta đều mắc phải bệnh cố chấp, muốn cái gì mình yêu thích phải còn như vậy mãi. Mỗi khi những cái đó đổi thay, mình sanh ra đau khổ chán chường, trách tại sao cái đó không giống ngày xưa. Bệnh cố chấp ấy khiến chúng ta sống trong hiện tại mà tâm hồn vẫn lùi về quá khứ. Quá khứ đã qua, đã mất, mà chúng ta cứ sống với cái mất, chính chúng ta đang sống mà đã chết đi rồi.

Xem tiếp...