Tám quyển sách quý - Quyển 2: TRÍ TUỆ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 26 Tháng bẩy 2012 13:58
- Viết bởi chanhdao
HT. Thích Thiện Hoa
I- ĐỊNH NGHĨA
Trí tuệ là cái tánh sáng suốt xét soi cùng khắp không bị ngăn che, trở ngại. Trí tuệ tiếng Phạn gọi là "Prajna", tiếng Trung hoa dịch âm là Bát nhã, hay Đại trí tuệ. Để chỉ rõ cái rộng lớn, linh diệu, hiệu quả của trí tuệ, nhiều khi trong Kinh còn gọi là Bát nhã Ba la Mật, nghìa là trí tuệ sáng suốt cùng tột và chắc chắn sẽ đưa người tu hành đến quả vị Phật.
Tám quyển sách quý - Quyển 2: TỪ BI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 16 Tháng bẩy 2012 22:54
- Viết bởi chanhdao
Như phần đầu đã nói, tánh đây là tánh Phật. Tánh Phật cũng gọi là Bồ đề, Niết bàn, Chơn tâm, Chơn như, Viên giác v.v...
Tánh Phật không có một chút cáu bẩn mà hoàn toàn trong sạch; tánh Phật không giới hạn mà rộng rãi mênh mông như vũ trụ, tánh Phật không đứt đọan, mà vĩnh viễn trường tồn như thời gian: tánh Phật không có nhược điểm mà đầy đủ công năng, diệu dụng.
Tánh Phật có nhiều đặc điểm, có nhiều màu sắc, có nhiều khía cạnh, không thể nói xiết được. Sau đây chúng tôi chỉ trình bày một số ít những đức tánh Phật của các kinh điển thường nói đến thôi.
Tám quyển sách quý - Quyển 2: VẤN ĐỀ TU TÂM VÀ DƯỠNG TÁNH KHÁC NHAU VÀ BỔ KHUYẾT CHO NHAU NHƯ THẾ NÀO ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 09 Tháng bẩy 2012 11:48
- Viết bởi chanhdao
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng" chẳng hạn như: "Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay: "Nó hư, vì không biết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng "tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi.
Tám quyển sách quý - Quyển 1: Tự Kiểm Thảo Tâm Niệm Của Mình
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 29 Tháng sáu 2012 13:52
- Viết bởi chanhdao
HT. Thích Thiện Hoa
Thưa quý vị!Chúng ta đã hiểu rõ trong tâm mỗi người đềi có 11 anh tướng lành và 30 tên giặc phiền não. Quý vị đã biết hình dạng, tên tuổi và tài năng, binh tướng của ta và của giặc rồi. Vậy chúng ta thường ngày, nên tự kiểm thảo từng giờ, từng phút: khi một tâmniệm nổi lên, chúng ta xem xét nó lả thiện hay ác, Cũng như người cầm binh ra chiến trường, vừa thấy bóng người thấp thoáng, phải quan sát cho kỹ, đây là binh tướng của ta hay của giặc. Có thế mới khỏi cái hại " nhận giặc làm con" và mới mong dẹp trừ được giặc.
Tám quyển sách quý - Quyển 1: Thiện Tâm Sở
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 19 Tháng sáu 2012 13:23
- Viết bởi chanhdao
Thưa quý vị! Tôi đã kể rõ 30 tên giặc phiền não, nào tên họ, tài năng và hành tướng của chúng một cách tường tất rồi, bay giờ tôi xin nói qua đạo binh hiền từ ở trong tâm chúng ta. Đạo binh này chẳng khác nào như các vị Trung-thần Nước nhà được thạnh-trị, dân chúng được hưởng hạnh phúc thái bình an laic, vua giữ vững được ngai vàng, đều nhờ các vị Trung thần. Chúng ta được làm Quân-tử, hay thành Thánh Hiền, cũng nhờ đạo binh hiền từ ở nơi tâm chúng ta, thắng được giặc phiền não vậy.
Tám quyển sách quý - Quyển 1: Tùy Phiền Não
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 10 Tháng sáu 2012 13:46
- Viết bởi chanhdao
HT Thích Thiện Hoa
Thưa quý vị! Mưới món phiền não tôi vừa kể trên, trong kinh gọi là "Thập thiết". Nghĩa là 10 món này xiềng-xích này nó xiềng- xích trói cột chúng-sanh không giải-thoát được sanh-tử luân hồi; cũng kêu là "thập-sử", vì nó sai sử chúng ta làm nô lệ cho that tình lục dục lăn lộn trong ba cõi (Dục-giới, Sắc giới, Vô-sắc-giới) và quanh quẩn sáu đường (Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, Thiên, Nhơn, A-tu-la) chịu khổ. Người học Phật phải phá trừ 10 cái xiềng xích này thì mới được tự do giải thoát và mới khỏi làm nô lệ cho thất tình, lục dục. Như thế gọi là "Tu Tâm".
Tám quyển sách quý - Quyển 1: Căn Bản Phiền Não
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 31 Tháng năm 2012 13:10
- Viết bởi chanhdao
HT Thích Thiện Hoa
1- THAM là tham lam. Người tham lam, tánh hay để ý dòm rình những cái gì họ ưa thích: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, miếng ăn, chỗ ở v.v… Rồi họ lập mưu này kế nọ, để tìm kiếm cho được, được mấy cũng không vưà, nên tục ngữ có câu: " Bể kia dễ lắp, túi tham khó đầy!". Tham cho mình, rồi tham cho bà con quyến thuộc. Nói rộng ra, tham cho cả quốc gia, xã hội của mình.
Cũng vì lòng tham, mà nhơn loại tranh giành xâu xé cướp bóc giết hại lẫn nhau, chịu không biết bao nhiêu điều thống khổ. Tham không những có hại cho mình về hiện tại. Tham không những có hại cho mình về hiện tại, mà còn liên lụy đến người và về tướng lai nữa là khác.
Tám quyển sách quý - Quyển 1: TÂM SỞ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 23 Tháng năm 2012 13:28
- Viết bởi chanhdao
HT Thích Thiện Hoa
Thưa quý vị! Từ trước đến đây, chúng tôi căn cứ theo tác dụng hiện thật của các giác quan vá sách Duy thức mà giải thích, thì mọi người không nhũng có 5 cái biết, mà phải có đến 8 cái Biết: Cái biết xem của mắt, cái biết nghe của tai, cái biết ngửi của mũi, cái biết nếmm của lưỡi, cái biết cảm xúc của thân, cái biết phân biệt, so đo của ý thức , cái biết chấp ngã (ta) của thức thứ 7 và cái biết giữ gìn chứa lại của thức thứ 8.
Tám quyển sách quý - Quyển 1: TÂM VƯƠNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 07 Tháng năm 2012 12:40
- Viết bởi chanhdao
HT Thích Thiện Hoa
1.- Trong lúc chương ta mở mắt thấy các cảnh vật, biết được cảnh đây xanh, kia đỏ, đó trắng, nọ vàng v.v… Vì cái biết này thuộc về con mắt, nên trong Duy thức gọi là "Nhãn thức" (cái biết của con mắt).
2. – Lỗ tai chúng ta, khi nghe các tiếng, biết được tiếng hay, dở, phải, trái v.v…Bởi cái biết này thuộc về lỗ tai, nên trong Duy thức gọi là "Nhĩ thức" (cái biết của lỗ tai).
3.- Lỗ mũi chúng ta, khi ngửi mùi, biết được đây là mùi thơm hay hôi v.v… cái biết đó thuộc về lỗ tai, nên trong Duy thức gọi là "Tỷ thức" (cái biết của lỗ tai).
Tám quyển sách quý - Quyển 1: Tu tâm
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 25 Tháng tư 2012 13:44
- Viết bởi chanhdao
H.T Thích Thiện Hoa
Tất cả những hạnh phúc vui tươi hay đau khổ của người đời, nó chỉ là cái kết quả trung thành bởi những hành động của người gây ra cả, mà tâm là chủ động. Tâm là là căn bản toàn diện cuộc sống của con người. Vì thế, nên nhân loại tâm lành, thì thế giới hòa bình an lạc. Nếu trái lại, loài người tâm ác, tất nhiên xã hội phải chiến tranh đau khổ. Giữa đời khoa học, về phương diện vật chất, người ta đã tiến bộ nhiều! Song nhân loại lại chịu thêm nhiều đau khổ! Muốn đổi lại đời sống an vui, không chi hơn là mỗi người đều phải biết "Tu Tâm".
TU TRƯỚC KHỔ SAU VUI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 16 Tháng tư 2012 13:45
- Viết bởi chanhdao
HT. Thích Thanh Từ
có nhiều người đi chùa thấy cảnh sinh hoạt cuả Tăng Ni trong chùa, nào thức khuya dậy sớm để tụng kinh ngồi thiền. Sáng ngày phải lao động chấp tác, chiều đến phải học kinh luật. Ăn thì ăn cơm hẩm với tương rau đạm bạc, mặc thì mặc vải thô nhuộm màu hoại sắc. Nhứt là thấy mấy cô trẻ, tuổi mười lăm hai mươi cũng có học hành, gia đình cũng không đói thiếu, thắc mắc tại sao lại giam mình chịu khổ như vậy ? Lại cũng có người thắc mắc : người ta đi tu là vì thất tình thất chí, mấy người này không có những chuyện đó, tại sao cũng đi tu ? Đây là những vấn đề cần phải giải thích, để cho mọi người thấy rõ lợi ích của sự tu hành.