Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 9: Lục Hòa
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 10 Tháng tám 2014 13:28
- Viết bởi Super User
A Mở Ðề
1. Tai hại của sự bất hòa:
Trong sự sống chung đụng hằng ngày, không có gì tai hịa bằng sự bất hòa. Sự bất hòa làm ung độc cuộc sống chung và bắt buộc người ta phải xa nhau, nếu không muốn ở gần nhau để làm khổ cho nhau.
Trong gia đình, anh em không hòa, thì tình cốt nhục chia ly. Vợ chồng không hòa, thì gia nghiệp chẳng thành, con cái phải bị đau khổ, vì gần cha thì phải xa mẹ; gần mẹ thì phải xa cha. Xóm làng không hòa thì hay sinh ra rầy rà, kiện cáo, chém giết lẫn nhau. Quốc gia không hòa thì sanh ra giặt giã loạn lạc, dân chúng khổ sở. Nhân loại bât shòa, thì chiến tranh tiếp diễn, nhân sinh điêu đứng, suy tàn.
Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 8: Tứ Nhiếp Pháp
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 08 Tháng bẩy 2014 14:12
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Tu hạnh lợi tha nhiếp hóa chúng sinh là bổn phận của Bồ Tát. Ðức Phật ra đời nhằm mục đích cứu đôĩ chúng sinh ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Người Phật tử theo dấu chân Phật tất phải tập làm những gì đức Phật đã làm. Trong khi tu hành, Phật tử không bao giờ nên quá chú trọng đến mình mà quên người, không nên chỉ lo giác ngộ cho mình mà không tìm cách giác ngộ cho người. Trong đạo Phật, mình với người là một khối, mình không khác người, không thể phân chia ra được. Càng lo tự lợi chừng nào lại càng đi ngươch với sự tu hành chừng ấy. Trái lại, càng hy sinh cho người, càng chú trọng đến lợi tha, lịa càng mau chứng ngộ chừng ấy.
Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 7: Thập Thiện Nghiệp
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 17 Tháng sáu 2014 11:36
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Thập Thiện Nghiệp là cội gốc của tất cả pháp lành thế gian và xuấ thế gian
Trong hai bài “Nhân quả” và “Luân hồi” mà chúng ta đã học, chúng ta đã thấy một cách tường tận rõ ràng: hễ chúng ta gieo nhân gì thì chúng ta gặt quả ấy hoặc ngay trong đời hiện tại, hoặc trong những đời sau. Nhân nhỏ thì qủa nhỏ, nhân lớn thì quả lớn.
Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 6: Luân Hồi
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 27 Tháng năm 2014 13:44
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề:
Vấn đề mất cón, sống chết là một vấn đề vô cùng quan trọnhg, từ xưa đến nay đã làm băn khoăn, thắc mắc không biết bao nhiêu người, đã làm hao tổn không biết bao nhiêu giấy mực. aạu trung, có hai thuyết làm cho người ta chú ý đến nhiều nhất:
Một thuyết cho rằng, loài người cũng như loài vật, một lần chết là mất hẳn, không còn gì tồn tại sau đó nữa: “Cát bụi, con người trở về với cát bụi”
Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 5: Nhân Quả
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 06 Tháng năm 2014 13:55
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Vũ trụ, vạn vật không phải tuần hành, biến dịch một cách tự nhiên, vô lý, mà tuân theo một cái luật chung. luật đó là luật Ngài nhân quả. Luật nào không phải do một đấng nào, xẫ hội nà đặt ra, mà là một lụat thiên nhiên âm thầm, lặng lẽ, nhưng đúng đẵn vô cùng.
Người đời vì không quan sát một cách kỹ càng, tường tân nên không thấy được luật ấy. Do đó, họ đã hành động một cách bừu bãi, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với bản thân mình và với người chung quanh. Và cùng chính vì thế mà họ đau khổ, lặn hụp mãi trong biển mê mờ, tội lỗi.
Phật học phổ thông: khóa 2 -Bài Thứ 4:Thiểu Dục Và Tri Túc
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 12 Tháng tư 2014 12:33
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Người đời phần nhiều thường đua chen, dong ruổi theo vật chất, không biết bao nhiêu cho vừa. Người thiếu thốn tham muốn đã đành, nhưng người dư giả, tiền bạc lấy thước mà đo, thế mà vẫn còn tham muốn.
Ðã tham muốn, thì không bao giờ thấy mình đầy đủ cả. Ngạn ngữ có câu: “Bể kia dễ lấp, túi tham khó đầy”. Thật đúng như thế, “lòng tham đã không đáy”, thì làm sao đầy được ?
Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 3: Vô Thường
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 22 Tháng ba 2014 14:15
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Lòng tham lam của con người ôm ấp bám víu mãi mãi vào sự vật
Chúng ta, đã là chúng sinh, thì ít nhiều đều có tham vọng. Lòng tham vọng ấy bám víu chặt chẽ vào sự vật mà chúng ta đã cấu tạo, nắm bắt được. Chúng ta chỉ buông thả chúng ra, sau khi trút hơi thở cuối cùng. Nói cho đúng, không phải đến phút cuối cùng chúng ta mới chịu buông thả mọi vật; chúng ta vẫn cứ muốn nắm giữ chúng mãi, nhưng chính chúng đã rời bỏ chúng ta mà đi.
Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 1: Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 02 Tháng ba 2014 13:54
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
1. Người đời ai cũng có bổn phận:
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
Phật học phổ thông: khóa 1-Bài Thứ 10 : Bát Quan Trai Giới
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 08 Tháng Hai 2014 09:33
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Ðức Phật Thích Ca nói pháp gần 50 năm, có đến 84.000 pháp môn, vô lượng diệu nghĩa. Mặc dù giáo pháp nhiều như thế, nhưng không ngoài ba môn chính là “giới, định, huệ”.
Trong “giới, định, huệ”, thì giới là phần quan trọng, là phần căn bản. Nhờ giới, tâm mới định, tâm có định, huệ mới phát sanh, huệ có phát sanh mới dứt trừ được vô minh phiền não; vô minh phiền não có dứt trừ mới minh tam kiên tánh và thành Phật. Nhưng giới cũng có nhiều thứ: có thứ cao, thứ thấp, có thứ áp dụng cho hàng xuất gia, có thứ cho hàng tại gia.
Phật học phổ thông: khóa 1-Bài Thứ 9- Ăn Chay
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 05 Tháng một 2014 14:33
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
Mở Ðề: Ăn Chay Là Một Phương Pháp Tu Hành Của Người Phật Tử
Vấn đề ăn uống là một vấn đề quan trọng đối với tất cả mọi người, mọi chúng sanh. Nếu sống mà không cần ăn, thì tất cả chúng sanh đều thành Thánh cả rồi. Ðức Phật Thích Ca, khi còn là một vị Thái Tử, đã nói một câu đầy ý nghĩa: “Sự sống sống bằng sự chết”.
Phật học phổ thông: khóa 1-Bài Thứ 8- Tụng Kinh, Trì Chú, Niệm Phật
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 19 Tháng mười hai 2013 13:09
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A.- Mở đề
Người Phật tử, nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật, thì cũng chưa có thể gọi là thuần thành. Người Phật tử thuần thành còn phải tụng kinh, trì chú và niệm Phật. Vả lại nếu bỏ qua ba phần sau này, thì ba phần trước là thờ, lạy và cúng khó có thể viên dung cả Sự và Lý được.
Các bài khác...
- Phật học phổ thông: khóa 1-Bài Thứ 7-Thờ Phật, Lạy Phật, Cúng Phật
- Phật học phổ thông: khóa 1 – Bài Thứ 6 - Sám Hối
- Phật học phổ thông: khóa 1 – Bài Thứ 5 - Ngũ Giới
- Phật học phổ thông: khóa 1 – Bài Thứ 4 - Quy Y Tam Bảo
- Phật học phổ thông: khóa 1 – Bài Thứ 3 - Lược Sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni (từ thành đạo đến nhập Niết bàn)
- Phật học phổ thông: khóa 1 – bài 2 - Lược Sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni (từ Giáng Sanh đến Thành Ðạo)
- Phật học phổ thông: khóa 1 – bài 1 – ĐẠO PHẬT
- VU LAN BỒN
- Tám quyển sách quý - QUYỂN 8: NĂM YẾU TỐ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO
- Tám quyển sách quý - QUYỂN 7: CHỮ "HÒA" CỦA ĐẠO PHẬT