Phật học phổ thông: Khóa VI-Bài Thứ Bảy: HƯ KHÔNG TỪ CHƠN TÂM BIẾN THIỆN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 10 Tháng Hai 2017 15:13
- Viết bởi Super User
H.T Thích Thiện Hoa
I.-HƯ KHÔNG TỪ CHƠN TÂM BIẾN THIỆN
- A-Nan, hư không vô hình, nhơn các hình sắc mà hiện bày ra. Như ở trong thành Thất la này, khi dân chúng mới cất nhà, thì họ đào giếng để múc nước. Đào một thước đất, thì thấy có một thước hư không hiện ra, đào xuống mười thước thì thấy có mười thước hư không hiện ra; hư không cạn hay sâu là tùy người đào nhiều hay ít. Vậy hư không này là do đất sanh, do đào mà có, hay không do đâu mà tự sanh ?
Phật học phổ thông: Khóa VI-Bài Thứ Sáu: A-NAN KHÔNG HIỂU HỎI PHẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 13 Tháng một 2017 11:43
- Viết bởi Super User
H.T Thích Thiện Hoa
I.-A-NAN KHÔNG HIỂU HỎI PHẬT
A-Nan thưa Phật: - Bạch Thế Tôn,vừa rồi Phật nói cái nghĩa "nhơn duyên, tự nhiên hòa hiệp và bất hòa hiệp",chúng con còn chưa hiểu, nay lại nghe Phật nói đến nghĩa "tâm sanh ra cái thấy, cái thấy không phải tâm..." chúng con lại còn thêm mù mịt nữa. Cúi xin đức Như lai duỗi lòng từ bi, chỉ dạy cho chúng con ngộ được nhơn tâm thanh tâm thanh tịnh, sáng suót này.
Phật học phổ thông: Khóa VI-Bài Thứ Năm: A-NAN NGHI: NẾU CÁI "THẤY" LÀ MÌNH THÌ THÂN TÂM NÀY LÀ AI ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 27 Tháng mười hai 2016 13:57
- Viết bởi Super User
H.T Thích Thiện Hoa
I.- A-NAN NGHI: NẾU CÁI "THẤY" LÀ MÌNH THÌ THÂN TÂM NÀY LÀ AI?
A-Nan thưa Phật: -Bạch thế tôn! Nếu cái "thấy" này thật là "tâm" con, thì thân tâm của con hiện nay đây là ai? Và nếu cái "thấy" thật của con, thì nó phải hiện ở trước, khiến cho con thấy được nó. Lại nữa, thân tâm của con hiện nay đây, biết phân biệt được nó (cái thấy), còn nó không biết phân biệt được thân tâm con. Xin đức Thế Tôn mở lòng đại bi chỉ dạy cho kẻ chưa ngộ này.
Phật học phổ thông: Khóa VI-BÀI THỨ TƯ :A-NAN CẦU PHẬT CHỈ CÁI "ĐIÊN- ĐẢO"
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 06 Tháng mười hai 2016 13:02
- Viết bởi Super User
H.T Thích Thiện Hoa
I.-A-NAN CẦU PHẬT CHỈ CÁI "ĐIÊN- ĐẢO".
Khi ấy A-Nan đứng dậy lạy Phật, kính cẩn bạch rằng:
Nếu cái thấy, nghe, không sanh diệt này là "Tâm" của chúng con, tại sao trước kia đức Thế Tôn lại quở chúng con "bỏ mất chơn tâm, làm việc điên đảo "?
Cúi xin đức Như Lai mở rộng lòng từ bi hoan hỉ dạy cho chúng con biết cái "Điên đảo" ở chỗ nào.
Phật học phổ thông: Khóa VI-BÀI THỨ BA: ANAN CẦU PHẬT DẠY PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 09 Tháng mười một 2016 14:18
- Viết bởi Super User
H.T Thích Thiện Hoa
I.- ANAN CẦU PHẬT DẠY PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH LẦN THỨ HAI.[^]
Ông A-Nan đã bảy lần chỉ tâm đều không trúng, vì ông chấp vọng tưởng là tâm, nên bị Phật bác cả, lần thứ hai ông đứng dậy chắp tay kính lạy, cầu Phật chỉ dạy phương pháp tu hành để thoát ly sanh tử luân hồi.
A-Nan thưa rằng: -Bạch Thế Tôn ! Con là em Phật, tuy đã xuất gia, mà vẫn còn ỷ lại lòng thương yêu của Phật chỉ lo học rộng nghe nhiều, không chuyên tu niệm, nên không chứng được đạo quả, chẳng hàng phục nổi tà chú của ngoại dạo Ta-Tỳ-Ca-La; trái lại, còn bị Ma Đăng già bắt vào phòng dâm…phải nhờ Phật cứu độ. Vậy cúi xin Phật từ bi chỉ dạy cho con phương pháp tu hành, để phá trừ ác chiến và chứng thành đạo quả.
Phật học phổ thông: Khóa VI-BÀI THỨ HAI: BẢY ĐOẠN PHẬT HỎI VỀ TÂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 25 Tháng mười 2016 13:55
- Viết bởi Super User
H.T Thích Thiện Hoa
Trước khi muốn chỉ chơn tâm, Phật gạn hỏi cái vọng tâm. Khi đã hiểu vọng tâm rồi, thì về sau Phật chỉ cái chơn tâm mới khỏi lầm. Cũng như người, trước phân biệt được thau, đồng và vàng giả rồi, thì về sau chỉ đến vành thiệt, họ mới nhận được chắc chắn, nên trước hỏi về cái tâm.
Phật kêu A-Nan hỏi rằng: - Trong giáo pháp ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia ?
Phật học phổ thông: Khóa VI- BÀI THỨ NHẤT: TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT hay là ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 04 Tháng mười 2016 13:29
- Viết bởi Super User
H.T Thích Thiện Hoa
Người đến đô thành lạ, nếu chẳng có bản đồ, thì không sao khỏi lầm đường lạc nẻo. Người đi trong biển khơi diệu-vợi, sóng dồi gió dập, lênh đênh giữa biển, nếu không có kim chỉ-nam, thì không dễ vượt qua mấy vạn trùng dương, trở về xứ sở. Người đi đánh giặc, nếu không có binh thơ đồ trận, không hiểu chiến thuật, chiến lược, thì không sao thắng được giặc, đem trở lại trật tự an ninh cho nước nhà, và giữ gìn non sông cẩm tú. Kẽ làm thợ nếu chẳng có mực thước, thì không sao làm thành món đồ có giá trị được.
Phật học phổ thông: Khóa V- Bài Thứ 10: Nhân Sinh Quan Phật Giáo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 18 Tháng chín 2016 13:44
- Viết bởi Super User
H.T Thích Thiện Hoa
A.- Mở Ðề:
Ðã là người không ai không băn khoăn tự hỏi mình do đâu mà có ? Sự hiện diện của mình trên cõi đời này như thế nào? Hoàn cảnh của mình sống như thế nào? v.v…Thật là bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu câu hỏi làm người ta băn khoăn, thắc mắc, ăn không yên, ngũ không yên.
Ðể giải quyết các vấn đề trên, các triết học và tôn giáo đều có đưa ra những lời giải đáp hay biện minh về “vấn đề sống” ấy, gọi là nhân sinh quan.
Phật học phổ thông: Khóa V- Bài Thứ 9: Vũ Trụ Quan Phật Giáo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 25 Tháng tám 2016 03:10
- Viết bởi Super User
H.T Thích Thiện Hoa
A.- Mở Ðề:
Một câu nan giải nhất của nhân loại:
“Vũ trụ từ đâu mà có” ?
Từ xưa đến nay câu hỏi này đã làm cho bao nhiêu đầu óc phải vô cùng bối rối, thắc mắc, và có khi đến cuồng loạn. Bao nhiêu mực đã chảy, bao nhiêu giấy đã chất chồng, bao nhiêu bọt mép đã khô cạn để thuyết minh về vấn đề trên. Nhưng cuối cùng nhân loại vẫn chưa thấy được thỏa mãn.
Phật học phổ thông: Khóa V- Bài 8: Mười tông phái ở Trung Hoa (tt)
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 02 Tháng tám 2016 12:09
- Viết bởi Super User
7.- Hoa Nghiêm Tông hay là Hiền Thủ Tông
I. Duyên Khởi Lập Tông
Tông này thuộc về Ðại-thừa, căn cứ theo giáo-nghĩa trong kinh Hoa-nghiêm là một bộ kinh cao nhất mà Ðức-Phật đã nói ra, nên gọi là Hoa-nghiêm tông.
Người sáng lập ra tông này là Ngài Ðỗ-Thuận một vị Hòa-thượng đời Ðường. Ngài đã thâu góp ý-nghĩa mầu-nhiệm của kinh Hoa-Nghiêm, làm ra ba bộ “Pháp-giới quán”.
Người kế vị Ngài Ðỗ-Thuận là Ngài Trí-Nghiễm, ở chùa Trí-Tướng. Ngài Trí-Nghiễm đã làm ra nhiều bộ luận có giá trị để giải bày nghĩa lý của tông này như các bộ: ”Sưu huyền ký”, ”thập huyền môn”, ”Ngũ thập yếu vấn đáp”.
Phật học phổ thông: Khóa V- Bài 7: Mười tông phái ở Trung Hoa (tt)
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 14 Tháng bẩy 2016 14:21
- Viết bởi Super User
4.- Duy Thức tông Hay Là Pháp tướng tông
I.- Duyên Khởi Lập tông
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay quanh mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi.
Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi.
Các bài khác...
- Phật học phổ thông: Khóa V- Bài 6: Mười tông phái ở Trung Hoa: Luật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông
- Phật học phổ thông: Khóa V- Bài 5: Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Trên thế-giới và ở Việt-Nam
- Phật học phổ thông: Khóa V- Bài Thứ 3: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (tiếp theo))
- Phật học phổ thông: Khóa V- Bài Thứ 3: Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam
- Phật học phổ thông: Khóa V- Bài Thứ 2 - Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa
- Phật học phổ thông:Khóa V- Bài Thứ 1 - Lịch Sử Phật Giáo Ấn Ðộ
- Phật học phổ thông:Khóa IV- Bài Thứ 10: Ngũ Minh
- Phật học phổ thông:Khóa IV- Bài Thứ 9 : Tứ Vô Lượng Tâm
- Phật học phổ thông:Khóa IV- Bài Thứ 8 (tt) : Trí Huệ Ba La Mật
- Phật học phổ thông: Khóa IV: Bài Thứ 8 - Thiền Ðịnh Ba La Mật