Phật học phổ thông: Khóa IV: Tinh Tấn Ba La Mật
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 02 Tháng mười một 2015 11:35
- Viết bởi Super User
- HT Thích Thiện Hoa -
A. Mở Ðề
Ngạn ngữ ta có câu: “Ăn không lo, của kho cũng hết”. Thực vậy, dù tiền rừng bạc biển mà ăn rồi ngồi không, thì cơ nghiệp cũng có ngày tiêu tan. Ðôí với người giàu, lười biếng còn như thế, huống hồ đối với người nghèo túng, thì lười biếng là một chứng bệnh rất nguy hiểm…
Người làm ruộng không siêng năng cày cấy, bón phân tát nước, thức khuya dậy sớm, lo lắng mọi việc, thì đến mùa lúa, chắc chắn sẽ bị thất bại, thiếu trước hụt sau, nợ nần vây kéo, cả năm buồn bả.
Phật học phổ thông: Khóa IV: Trì Giới Ba La Mật
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 11 Tháng mười 2015 13:35
- Viết bởi Super User
- HT Thích Thiện Hoa -
A. Mở Ðề
Bất luận một đoàn thể, một tổ chức nào trong xã hội, muốn có qui củ, có đường lối để tiến triển, đều phải có kỷ luật hay giới điều. Kỷ luật càng chặt chẽ thì đời sống chung của tổ chức, cũng như của mỗi cá nhân trong tổ chức ấy lại càng mau tiến phát. Trái lại, một đoàn thể không kỷ luật là một toán người ô hợp, dù ban đầu có đông đảo, hùng mạnh bao nhiêu, rồi chẳng bao lâu cũng sẽ tan.
Phật học phổ thông: Khóa IV: Bài Thứ 6 - Bố Thí Ba La Mật
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 27 Tháng chín 2015 12:43
- Viết bởi Super User
- HT Thích Thiện Hoa -
A. Mở Ðề
Ðạo Phật thường được gọi là Ðạo Từ bi, vì tình thương trong Ðạo Phật rất bao la, sâu rộng. Ðức Phật tổ vì từ bi mà xuất gia để tìm đạo cứu khổ cho chúng sinh. Vậy người Phật tử, khi noi theo dấu chân Phật, cũng phải lấy từ bi làm động tác chính cho sự tu hành của mình.
Những làm thế nào để thể hiện được lòng từ bi và làm cho nó tăng trưởng? Phương pháp mầu nhiệm nhất là thực hành pháp môn Bố thí Ba la mật, một trong sáu pháp môn (lục độ) mà đức Phật đã chế ra cho kẻ tu hành có tâm trí rộng lớn thực hành để độ mình và độ người ra khỏi biển sanh tử luân hồi và đến bờ giác ngộ.
Phật học phổ thông: Khóa IV: Bài Thứ 5- Quán Giới Phân Biệt
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 02 Tháng chín 2015 13:05
- Viết bởi Super User
- HT Thích Thiện Hoa -
A. Mở Ðề
Hầu hết người đời đều tin rằng, mỗi người từ khi mới lọt lòng mẹ cho đến chết và cả sau khi chết nữa, đều có một linh hồn duy nhứt, bất biến làm chủ tất cả ý nghĩa, hành động của mình. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thì tin như thế gọi là “ngã chấp”, nghĩa là tin có một ngã riêng biệt, tồn tại bất biến…Từ cái ngã chấp ấy, mà sinh ra “ngã ái”, nghĩa là thương yêu, chăm sóc, gìn giữ cái ngã, bất chấp phải trái, hay dỡ; ngã mạn, nghĩa là ngạo mạn, cho “cái ta” của mình là cao quý, tốt đẹp hơn bao nhiêu “cái” khác, đối lập với tất cả những gì không phải là ta hay trái ý với ta.
Phật học phổ thông: Khóa IV: Bài Thứ 4 - Quán Nhân Duyên
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 10 Tháng tám 2015 14:03
- Viết bởi Super User
- HT Thích Thiện Hoa -
A. Mở Ðề
Người đời, vì không hiểu sự vật trong vũ trụ này từ đâu mà có, cho nên sanh ra nhiều quan niệm sai lầm. Có người nghĩ rằng vũ trụ do tự nhiên sanh. Có người lại nghĩ vũ trụ do một vị thần toàn trí, toàn năng tạo ra v.v…
Theo Ðạo Phật thì vũ trụ là vô thỉ, nghĩa là không có điểm khởi đầu, và mọi sự mọi vật trong vũ trụ không thể đứng riêng một mình mà có được; trái lại, phải nương nhờ nhau mà thành. Nói một cách khác, từ vật lớn cho đến vật nhỏ, từ vật hữu hình cho đến vô hình, đều không ngoài nhân duyên mà có. Vì thế, trong kinh Phật thường nói: “Chư pháp tùng duyên”.
Phật học phổ thông: Khóa IV: Bài Thứ 3 - Quán Từ Bi
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 21 Tháng bẩy 2015 13:10
- Viết bởi Super User
- HT Thích Thiện Hoa -
A. Mở Ðề
Trong các nguyên nhân gây ra đau khổ cho mình và cho người, tánh nóng giận là một nguyên nhân lớn, chẳng kém gì lòng tham lam và tánh ngu si. Từ vô thỉ đến nay sự xây dựng của loài Ngài lớn lao vô kể; những sự phá hoại vì lòng giận dữ của họ, cũng lớn lao vô cùng. Loài người xây rồi phá, phá rồi xây không ngừng, chẳng khác gì những đứa trẻ xây nhà trên cát, xây xong rồi đạp đi, để rồi xây lại. Và nguyên nhân của sự phá hoại ấy là lòng nóng giận.
Phật học phổ thông: Khóa IV: Bài Thứ 2 - Quán Bất Tịnh
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 30 Tháng sáu 2015 12:50
- Viết bởi Super User
- HT Thích Thiện Hoa -
A. Mở Ðề
Trong thế gian này, không có ai là không tham sống. Sự tham sống này vô cùng mãnh liệt, vì nó được di truyền, tiếp nối từ muôn vạn thế kỷ cho đến nay. Vì tham sống nên chúng sinh tìm hết mọi cách để được sống, để trau dồi thân mạng, và để di truyền sự sống. Vì tham sống nên người bất chấp cả sự bất công, phi lý và tàn nhẫn, xấu xa mà mình có thể phạm đến đối với những người và vật khác ở chung quanh. Vì tham sống, người ta đã không từ chối hiếp đáp, giành giựt, cướp bóc, chém giết đồng loại, và có khi cả đến đồng bào thân thích nữa. Tóm lại, sự tham sống là một nguyên nhân chính của khổ đau, tán phá và chết chóc.
Phật học phổ thông: Khóa IV: Bài Thứ 1 - Quán Sổ Tức
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 14 Tháng sáu 2015 13:42
- Viết bởi Super User
- HT Thích Thiện Hoa -
A. Mở Ðề
Bất luận trong công việc gì, sự định tĩnh của tâm trí là một yếu tố chính yếu để thành công. Nhất là công việc tu hành sự định tĩnh tâm thần lại càng quan trọng hơn nữa. Người tu hành mà tâm trí luôn luôn tán loạn học trước quên sau, học sau quên trước, tư tưởng thiếu tập trung, thì dù có khổ công tu tập, cũng khó được kết quả khả quan, vì thế trong phần nhiều các tôn giáo, người ta thường có những phút “lắng lòng”, tập trung tư tưởng vào bên trong để khám phá nội tâm và soi sáng lẽ đạo. Riêng về Ðạo Phật thì có những phép quán và thiền định. Về thiền định, chúng ta sẽ tìm hiểu trong các bài nói về Lục độ ở phần sau tập sách này. Trong bài này và bốn bài nối tiếp sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến phép quán.
Bài Thứ 10: Ðạo Ðế (Nirodha Gamadukkha) - Bát Chánh Ðạo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 28 Tháng năm 2015 23:40
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Trong 37 món trợ đạo, Bát Chánh đạo là một pháp môn chính, được nhắc nhở đến nhiều nhất. Vì thế, mỗi khi nói đến Ðạo đế là người ta liên tưởng đến Bát Chánh đạo. Thậm chí có người tưởng lầm rằng Ðạo đế với Bát Chánh đạo là một.
Sở dĩ Bát Chánh đạo được xem là pháp môn chính của Ðạo đế, vì pháp môn nầy rất đầy đủ có thể bao gồm được các pháp môn khác của Ðạo đế. Nó rất phù hợp với mọi căn cơ, mọi thời đại, mọi phương sở; đối với Tiểu Thừa cũng như Ðại Thừa, người Ðông phương cũng như Tây phương ai ai cũng đều công nhận giá trị hoàn toàn cao cả của Bát Chánh đạo, và đều áp dụng pháp môn nầy trong sự tu hành của mình để doạn trừ phiền não khổ đau, hầu bước lên con đường giải thoát, an vui, tự tại.
Phật học phổ thông: Bài Thứ 9 - Ðạo Ðế (Nirodha Gamadukkha) - Thất Bồ Ðề Phần
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 02 Tháng năm 2015 13:52
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Thất Bồ đề phần cũng là một pháp môn quan trọng không kém gì ngũ căn. Sở dĩ đức Phật chế ra nhiều pháp môn như thế là để tùy căn cơ từng người, ai hợp pháp môn nầy về tên gọi, về chi tiết thì có khác nhau, nhưng về đại thể, về tinh thần thì có nhiều chỗ giống nhau. Vì thế, chúng ta sẽ thấy trong pháp môn “Thất Bồ đề phần” có nhiều điểm giống như trong “Tứ Như ý túc” hay “Ngũ căn, Ngũ lực”.
Phật học phổ thông: Bài Thứ 8 - Ðạo Ðế (Nirodha Gamadukkha) - Ngũ Căn Ngũ Lực
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 14 Tháng tư 2015 13:13
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Trong 37 món trợ đạo, Ngũ căn và Ngũ lực là những phương pháp quý báu, cũng quan trọng như các pháp khác; có thể đưa người tu hành từ địa vị phàm phu đến các Thánh quả trong ba thừa. Chúng là sự phục sức trang nghiêm, là phương tiện công hiệu giúp người thẳng tiến trên bước đường tu đạo, chứng quả. Vậy Phật tử chúng ta không thể không biết để trì hành.
B. Chánh Ðề
I. Ðịnh Nghĩa Ngũ Căn
Ngũ căn là năm căn. Căn đây tức là căn bản, là gốc rễ, là nguồn gốc để tất cả các thiện pháp xuất phát.
Các bài khác...
- Phật học phổ thông: Bài Thứ 8 - Ðạo Ðế (Nirodha Gamadukkha) - Tứ Như Ý Túc
- Phật học phổ thông: Bài Thứ 8 - Ðạo Ðế (Nirodha Gamadukkha) - Tứ Chánh Cần
- Phật học phổ thông: Bài Thứ 7- Ðạo Ðế (Nirodha Gamadukkha) - Tứ Niệm Xứ
- Phật học phổ thông: Bài Thứ 6 - Diệt Ðế (Nirodha Dukkha) tiếp theo
- Phật học phổ thông: Bài Thứ 5 - Diệt Ðế (Nirodha Dukkha)
- Phật học phổ thông: Bài Thứ 3 - Tập Ðế (Sameda Dukkha) tiếp theo
- Phật học phổ thông: Bài Thứ 3 - Tập Ðế (Sameda Dukkha)
- Phật học phổ thông: Khóa 3- Bài Thứ 2-Khổ Ðế (Dukkha)
- Phật học phổ thông: Khóa 3 - Bài Thứ 1 -Khái Niệm Tổng Quát Về Tứ Diệu Ðế (Ariya Saccani)
- Phật học phổ thông: Khóa 2 - Bài Thứ 11 : Lược Sử Ðức Phật A Di Ðà và 48 Ðại Nguyện