Phật học phổ thông: Bài Thứ 8 - Ðạo Ðế (Nirodha Gamadukkha) - Tứ Như Ý Túc
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 21 Tháng ba 2015 13:30
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Sau khi đã nhận rõ được chân tướng của cõi đời (Tứ niệm xứ), đã quyết tâm bỏ ác theo thiện (Tứ Chánh cần), hành giả muốn đi trên đường đạo, cần phải vạch cho mình một hướng tiến nhất định và phải có một thái độ quyết tâm nhắm theo đúng hướng đã vạch mà đi, không nhìn ngang nhìn ngửa, không mong ước cái này cái khác. Hành giả chí quyết đi một đường, tập trung tất cả mong ước, chí nguyện, ý chí, năng lực tinh thần của mình vào đó đến khi được toại nguyện như ý mới thôi.
Muốn được như thế, hành giả phải tu theo pháp môn “Tứ Như ý túc”, một trong những pháp môn của Ðạo đế dưới đây.
Phật học phổ thông: Bài Thứ 8 - Ðạo Ðế (Nirodha Gamadukkha) - Tứ Chánh Cần
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 25 Tháng Hai 2015 13:47
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Nhờ Tứ Niệm Xứ, chúng ta đã thấy rõ sự thật của đời. Ðó là: thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã và thọ thị khổ. Thấy rõ được sự thật đau khổ ấy rồi, chúng ta phải gia công, cố sức làm thế nào để thoát ra ngoài móng vuốt nguy hiểm của chúng.
Muốn thế, sự siêng năng, Tinh tấn là điều kiện trên hết trong công cuộc giải thoát của chúng ta.
Ngoài đời cũng như trong đạo, mỗi người muốn đạt được kết quả tốt đẹp trong đời mình thì phải luôn luôn gia công gắng sức. Nhất là người tu hành, mà cái quả là xuất trần, cái cứu kính là an vui vĩnh viễn, thì sự gia công, sức cố gắng lại càng phải bền bỉ, dẻo dai vượt bực mới thành tựu được.
Phật học phổ thông: Bài Thứ 7- Ðạo Ðế (Nirodha Gamadukkha) - Tứ Niệm Xứ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 26 Tháng một 2015 13:29
- Viết bởi Super User
HT Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Nói Tổng Quát Về Ðạo Ðế
Như trong bài trước đã nói, muốn thực chứng, thể nhập Niết Bàn thì phải tu theo phương pháp mà Phật đã dạy. Phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc thật để thành Phật đó là Ðạo đế. Phần nầy là phần quan trọng nhất trong bài Tứ diệu đế, vì nếu có rõ biết đời là đau khổ, nguyên nhân của nó là gì, và nếu có thiết tha cầu giải thoát khỏi cảnh khổ để đến một cõi an vui tốt đẹp nhất là Niết Bàn, nhưng nếu không có phương pháp hiệu nghiệm để thực ghiện ý muốn ấy, thì biết cho nhiều cũng vô ích và càng thêm đau khổ. Do đó, Ðạo đế là phần quan trọng và được Phật dạy một cách rõ ràng chu đáo.
Phật học phổ thông: Bài Thứ 6 - Diệt Ðế (Nirodha Dukkha) tiếp theo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 05 Tháng một 2015 13:42
- Viết bởi Super User
V. Diệt Ðế Tức Là Niết bàn
Kinh Niết Bàn dạy: “Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết Bàn”.
Như các đoạn trước của bài nầy đã nói, đến bốn quả Thánh thì phiền não nông cạn và sâu kín đã tuần tự bị tiêu diệt. Vậy chứng được bốn quả Thánh ấy, tức là đã chứng được Niết Bàn. Nói một cách khác, Diệt đế tức là Niết Bàn.
Niết Bàn hay Niết Bàn na hay Nê hoàn là do dịch âm chữ Phạn Nirvana mà ra. Niết Bàn có nhiều nghĩa như sau:
Niết (Nir) là ra khỏi; Bàn (vana) là rừng mê, Niết Bàn là khỏi rừng mê.
Phật học phổ thông: Bài Thứ 5 - Diệt Ðế (Nirodha Dukkha)
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 17 Tháng mười hai 2014 13:37
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Sau Khi nói về phương diện khổ đau xong, Ðức Phật nói về phương diện an lạc.
Sau khi giải bày đầy đủ hiện tượng nhân quả về phần nhiễm, về phương diện đau khổ xong, đức Phật liền thuyết minh các hiện tượng nhân quả về phần tịnh, về phương diện An lạc. Nói một cách khác dau khi dạy xong Khổ đế và tập đế, đức Phật liền dạy Diệt đế và đạo đế. Có người chỉ thấy hai phần đầu của Tứ đế là khổ và Tập, nên đã tưỡng Phật là đạo yếm thế, bi quan. Họ cho rằng Phật giáo gieo vào lòng người sự chán đời là kẻ thấy cuộc đời xấu xa, đau khổ, mà không tìm ra phương pháp để giải thoát ra khói cảnh ấy, mà chỉ buông xuôi tay ngồi nhìn và khóc than, sầu khổ.
Phật học phổ thông: Bài Thứ 3 - Tập Ðế (Sameda Dukkha) tiếp theo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 26 Tháng mười một 2014 07:40
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
III. Tánh Chất Của 10 Món Căn Bản Phiền Não
Tánh chất của mười món căn bản phiền não không giống nhau: có thứ nhanh nhẹn, có thứ chậm chạp; có thứ mãnh liệt, có thứ yếu ớt; có thứ đam sâu gốc rễ trong lòng người, có thứ nằm khơi khơi ở trên ý thức; có thứ dễ dứt trừ, có thứ khó tiêu diệt. Vì tính chất không đồng ấy mà đức Phật đặt cho chúng những danh từ khác nhau, để dễ phân biệt, như Kiết sử, Kiến hoặc, Tư hoặc.
1. Kiết sử: Mười thứ phiền não gốc: thâm, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến cũng gọi là "Thập Kiết sử".
Phật học phổ thông: Bài Thứ 3 - Tập Ðế (Sameda Dukkha)
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 09 Tháng mười một 2014 14:31
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Vì Sao Phật Nói Khổ Ðế Trước và Tập Ðế Sau
Trong Khổ đế, chúng ta đã thấy rõ những nỗi thống khổ của trần gian. Trước những nỗi khổ ấy, không ai là không nhàm chán, ghê sợ cho cuộc đời ở cảnh giới Ta Bà nầy, và không ai có thể an tâm, điềm nhiên sống trong cảnh ấy. Nhiều câu hỏi liền nẩy ra trong đầu óc chúng ta: Vì đâu sanh ra những nỗi khổ ấy? Ta có thể thoát ra khỏi móng vuốt của chúng để sống ở một cảnh giới đẹp đẽ hơn chăng? Và thoát ra bằng cách nào ?
Phật học phổ thông: Khóa 3- Bài Thứ 2-Khổ Ðế (Dukkha)
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 16 Tháng mười 2014 14:00
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Ðời Là Một Biển Khổ Ðầy Mồ Hôi Và Nước Mắt
Có một số người cho rằng đời là một bữa tiệc dài, không hưởng thụ cũng uổng. Do đó, họ không để lỡ một dịp nào có thể đem lại cho họ những khoái lạc vật chất.
Nhưng họ không ngờ rằng những khoái lạc ấy điều là giả dối, lừa phỉnh, chẳng khác gì cái khoái lạc mong manh của người khát mà uống nước mặn, càng uống lại càng khát; và cổ họng, sau cái phút uống vào, lại thêm đắng chát.
Phật học phổ thông: Khóa 3 - Bài Thứ 1 -Khái Niệm Tổng Quát Về Tứ Diệu Ðế (Ariya Saccani)
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 30 Tháng chín 2014 10:35
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A.Mở Ðề
Nguyên Nhân Và Hoàn cảnh Ðức Phật Thích Ca Giảng Về Pháp Tứ Diệu Ðế Lần Ðầu Tiên, Ðức Phật Thích Ca, sau khi thành đạo dưới cội cây bồ đề, liền nghĩ đến việc đem giáo lý của Ngài vừa chứng được, ra truyền bá cho chúng sanh. Nhưng giáo lý của Ngài là giáo lý cao siêu, thâm diệu, còn chúng sanh phần đông căn cơ còn thấp kém, khó có thể giác ngộ nhanh chóng như Ngài được. Nhưng không lẽ vì giáo pháp của Ngài thậm thâm vi diệu mà không giáo hóa chúng sanh? Ðể làm tròn nhiệm vụ hóa độ, Phật phương tiện nói pháp Tứ Diệu Ðế là Tiệm giáo để cho chúng sanh dễ bề tu hành.
Phật học phổ thông: Khóa 2 - Bài Thứ 11 : Lược Sử Ðức Phật A Di Ðà và 48 Ðại Nguyện
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 16 Tháng chín 2014 13:22
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A.Mở Ðề:
Cây có cội, nước có nguồn. Phật tử chúng ta phần nhiều tu pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Ðà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
Ðức Phật A Di Ðà có công đức rất lớn và hãnh nguyện rất quảng đại. Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sanh ở thế giới Ta-Bà này rất nhiều.
Phật học phổ thông: Khóa 2 - Bài Thứ 10: Tịnh Ðộ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 01 Tháng chín 2014 11:44
- Viết bởi Super User
HT. Thích Thiện Hoa
A. Mở Ðề
Trong vũ trụ có vô lượng thế giới
Như đức Phật ngày xưa đã dạy và các nhà khoa học ngày nay đã xác nhận, trong vũ trụ nầy có hằng hà sa số thế giới. Mỗi đem, chúng ta ngước mặt lên dòm trời, bao nhiêu ngôi sao lấp lánh hay lu mờ xa tít, hiện ra trước mắt ta đây là bao nhiêu thế giới. Ngay một dãy ngân hà với những đám trắng lờ mờ như mây bạc đó, cũng đã chứa đựng từng triệu thế giới rồi. Huống cho trong vũ trụ, đâu phải chỉ một dãy ngân hà mà có mấy ngàn dãy như thế. Cái phần chúng ta thấy được mỗi đem, mặc dù không thể đếm hết, chỉ mới là phần trất nhỏ so với vũ trụ mênh mông mà ta không thể thấy được.
Các bài khác...
- Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 9: Lục Hòa
- Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 8: Tứ Nhiếp Pháp
- Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 7: Thập Thiện Nghiệp
- Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 6: Luân Hồi
- Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 5: Nhân Quả
- Phật học phổ thông: khóa 2 -Bài Thứ 4:Thiểu Dục Và Tri Túc
- Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 3: Vô Thường
- Phật học phổ thông: khóa 2 - Bài Thứ 1: Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia
- Phật học phổ thông: khóa 1-Bài Thứ 10 : Bát Quan Trai Giới
- Phật học phổ thông: khóa 1-Bài Thứ 9- Ăn Chay