headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 25/11/2024 - Ngày 25 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Phật học phổ thông: khóa 1-Bài Thứ 7-Thờ Phật, Lạy Phật, Cúng Phật

phat10HT Thích Thiện Hoa

A. Mở Ðề

Xưa nay, những bậc có công ơn lớn đối với Quốc gia, xã hội đều được tôn sùng, nhưỡng mộ. Sự tôn sùng ngưỡng mộ này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo gương sáng. Tục ngữ có câu: “Ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng”.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: khóa 1 – Bài Thứ 6 - Sám Hối

samhoi

 HT Thích Thiện Hoa

 

A.- Mở Ðề

Chúng ta sống trên đời này không ai là hoàn toàn trong sạch. Phật thường dạy: “Phàm còn xuống lên ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi”.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: khóa 1 – Bài Thứ 5 - Ngũ Giới

ngugioiH.T Thích Thiện Hoa 

A.-Mở Ðề

Sau khi quy y Tam bảo phải sống đúng theo quy luật mà Ðức Phật đã chế ra, để tiến bước trên đường Ðạo. Quy luật ấy là Ngũ Giới. Người theo đạo Nho phải sống đúng theo Tam cương, Ngũ thường, thì người theo Ðạo Phật cũng không thể chỉ thọ Tam Quy mà không trì Ngũ Giới.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: khóa 1 – Bài Thứ 4 - Quy Y Tam Bảo

quyytambaoH.T Thích Thiện Hoa 

A-Mở Ðề:

Cảnh giới Ta bà của chúng ta là một cảnh giới đầy mê mờ và dục vọng. Chúng ta đang lặn hụp trong bể nước mắt củađau khổ và bùn nhơ của dục vọng, sống trôi lăn trong cảnh ấy, chúng ta khó thấy được bến bờ sáng sủa, yên ổn để lội vào. Thật là đáng thương cho thân phận con người chúng ta.

Nhưng bản nguyện chúng ta đâu có thế! Chúng ta, từ vô thỉ, ở nơi nguồn chơn vắng lặng, sáng suốt vô cùng. Vì một niệm bất giác, khởi vô minh vọng tưởng, nên chúng ta bị quay cuồng trong sanh tử, trôi nổi trong ba cõi sáu đường.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: khóa 1 – Bài Thứ 3 - Lược Sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni (từ thành đạo đến nhập Niết bàn)

phatthanhdaoH.T Thích Thiện Hoa  

A – Mở Ðề:

Trong bài trước chúng ta đã thấy Ðức Phật Thích Ca vì một đại nguyện lớn lao, vì một lòng từ bi vô bờ bến mà xuất gia tìm Ðạo. Ðại nguyện và lòng từ bi lớn lao ấy là:”cầu thành Phật quả để trên đền đáp bốn ơn sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ”.

Cho nên sau khi giác ngộ, Ngài không vội nhập Niết bàn, mà nghĩ ngay đến sứ mạng của Ngài là: Thay thế chư phật đời trước, tiếp tục chuyển mê khai ngộ cho tất cả mọi người.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: khóa 1 – bài 2 - Lược Sử Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni (từ Giáng Sanh đến Thành Ðạo)

lichsuPhatp1HT. Thích Thiện Hoa

Mở Ðề:

Ðời Ðức Phật Thích Ca Là Một Tấm Gương Sáng

Bắt nguồn một tôn giáo nào, vị giáo chủ bao giờ cũng là một tấm gương sáng cho tín đồ soi chung để tiến bước. Nhưng trong các vị giáo chủ của các tôn giáo hiện có trên thế giới này, không có một vị* nào đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu xa bằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, cho đến mỗi im lặng của Ngài đều là những bài học quý báu cho chúng ta. Nếu chúng ta học giáo lý của Ngài mà không hiểu rõ đời sống của Ngài, thì sự học hỏi của chúng ta còn phiến diện, thiếu sót.

Xem tiếp...

Phật học phổ thông: khóa 1 – bài 1 – ĐẠO PHẬT

phatphap2HT. Thích Thiện Hoa

A-Mở Ðề:

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.

Người đời thường nói một cách hời hợt cho qua chuyện, “Ðạo nào cũng tốt!”. Lời nói ấy, hoặc vì xã giao để cho vui lòng khách, hoặc vì chưa rõ bề mặt trong của các Ðạo khác nhau thế nào, nên mới ra như thế. Thật ra về mục đích thì đạo nào cũng có giá trị của nó, chẳng qua chỉ hơn nhau về từng bậc cao thấp mà thôi. Nhưng mục đích tốt dù sao, cũng chưa đủ. Ðiều quan trọng là làm sao thực hiện được mục đích ấy, và đem lợi ích rộng lớn cho đời. Thử hỏi nếu đạo nào cũng có giá trị như nhau, thì sao trước đây 2500 năm, trong lúc xứ Ấn độ đã có 94 thứ đạo rồi, mà đức Phật Thích Ca còn giáng sinh làm chi nữa?

Xem tiếp...

VU LAN BỒN

muckienliencuumeHT. Thích Thiện Hoa

A. MỞ ĐỀ

1. Công ơn sanh thành dưỡng dục rất lớn lao

            Chúng ta thương nghe câu ca dao:
            "Công cha như núi Thái sơn;
            Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".


            ( Công ơn cha mẹ thật quá lớn lao như núi cao, bể cả).

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - QUYỂN 8:  NĂM YẾU TỐ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO

canhsenH.T Thích Thiện Hoa  

LỜI MỞ ĐẦU 

Mỗi buổi sáng sớm thức dậy, bạn mở vội tờ báo hàng ngày mà thằng bé bán báo đã chùi qua khe cửa trong lúc bạn còn đang ngủ. Bạn hy vọng sẽ tìm thấy những tin vui, mới lạ, phấn khởi... Nhưng bạn đã đọc thấy gì? Một bà vợ của một sĩ quan cao cấp đã thuê người ta tạt a-xít vào một cô vũ nữ trẻ đẹp, đã cướp chồng bà. Một đứa bé mới mười sáu tuổi, vì không được yêu đã chém chết đứa em bảy tuổi của người yêu. Một ông già đã hãm một em bé rồi cắt cổ vất xuống sông để phi tang. Một bọn cướp đã ném lựu đạn vào một tiệm vàng trước khi rút lui, làm chết ba người và bị thương nhiều người khác. Một bà kỹ sư giựt hụi trên một trăm triệu bị giải tòa. Một thiếu nữ uống độc dược tự tử vì bị lường gạt cả tình lẫn tiền. Một dân vệ sau khi nhậu đã xách súng bắn chơi... làm chết một em bé chăn trâu. Hai ông sui gia chén tạc chén thù rất thân mật đến say rồi... vác chai choảng vào đầu nhau gần chết... Bao nhiều là chuyện buồn trong nước. 

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - QUYỂN 7: CHỮ "HÒA" CỦA ĐẠO PHẬT

phatngocHT. Thích Thiện Hoa

Một gia đình luôn luôn hòa thuận vui vầy, một thôn xóm quanh năm an cư lạc nghiệp, một quốc gia đồng tâm nhất trí, một thế giới hòa bình thạnh trị, đó là hoài bảo tha thiết của con người từ khi biết đau khổ và ước mơ. Nhưng khổ thay! Hoài bảo ấy đã mấy lần được thực hiện? Chưa nói đến một phạm vi rộng lớn như quốc gia, thế giới, chỉ nói trong phạm vi nho nhỏ như gia đình chẳng hạn, sự hòa thuận, tin yêu, vui vẻ, sự kính trên nhường dưới, sự đồng tâm đồng chí, cũng là một điều khó khăn, ít khi được thực hiện. 

Xem tiếp...

Tám quyển sách quý - QUYỂN 6: TỪ BI TRONG ĐẠO PHẬT

tubiH.T Thích Thiện Hoa

Mặc dù thường được mọi người nói đến hai chữ từ bi, nhưng không ít người đã hiểu một cách sai lệch, chỉ theo quán tính của mình. Có người hiểu từ bi là một tình thương nhỏ nhặt tầm thường nông cạn; có người hiểu từ bi là một tình thương nhạt nhẽo, lãnh đạm, tiêu cực, thua xa "tình yêu" hay "bác ái"; có người cho từ bi là một hình thức biến thể của "ích kỷ"; lại có người đi xa hơn cho từ bi là một danh từ trống rỗng là "vô nghĩa". Vậy từ bi là thế nào ? 

Xem tiếp...