CUỘC ĐỜI LÀ MÂU THUẪN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 14 Tháng mười 2011 13:52
- Viết bởi chanhdao
HT. Thích Thanh Từ
"Cuộc đời là những mâu thuẫn”, ở đây tôi không nói những gì cao siêu lắm mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử và người tu. Chúng ta sống như thế nào để cho cuộc đời được an lành tự tại, không bị những đau khổ làm ray rứt, đó là chủ yếu. Mới nghe qua rất lạ nhưng xét kỹ thì đó là sự thật. Bởi vì người Phật tử tại gia cũng như người xuất gia luôn luôn có những thứ buồn phiền. Than tại sao ở gia đình mình không có ý chí thống nhất với nhau, hoặc ở trong chùa sao không đồng tâm hiệp lực với nhau. Tập thể nào cũng có những chuyện như vậy hết.
Pháp Phật Là Thuốc Trị Tâm Bệnh Của Chúng Sanh
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 29 Tháng chín 2011 13:18
- Viết bởi chanhdao
H.T Thích Thanh Từ
Trong kinh Phật dạy pháp của Phật là những phương thuốc trị tâm bệnh cho chúng sanh. Chúng sanh có tám muôn bốn ngàn phiền não, thì Phật có tám muôn bốn ngàn pháp môn. Như vậy mỗi pháp của Phật trị mỗi bệnh của chúng sanh. Nếu chúng sanh có bệnh, biết rõ bệnh của mình, lấy pháp của Phật trị thì bệnh sẽ lành. Còn người có bệnh mà không biết thì chịu thua, hoặc biết bệnh nhưng không biết thuốc cũng không dùng được.
TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 19 Tháng chín 2011 12:50
- Viết bởi chanhdao
Phật dạy: Thấy người làm việc đạo đức, vui vẻ trợ giúp được phước rất lớn. Sa-môn hỏi: Phước của người kia có hết chăng ? Phật đáp: “Ví như lửa một cây đuốc, mấy trăm ngàn người mỗi người cầm đuốc đến mồi, đem về thắp sáng, nấu cơm... Ngọn lửa cây đuốc này vẫn như cũ, phước cũng như thế”. (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)
Người xuất của ra công làm việc đạo đức dĩ nhiên phước đức to lớn. Nhưng người chỉ phát tâm tùy hỷ trợ giúp làm sao phước đức bì được người kia ? Thế mà ở đây đức Phật nói phước đức ngang nhau. Điều này khiến chúng ta phải để tâm suy xét.
MỘT VÀI QUAN NIỆM CỦA PHẬT TỬ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 11 Tháng chín 2011 12:59
- Viết bởi chanhdao
Đã là Phật tử, chúng ta phải có những tư tưởng, những hành động xứng đáng là Phật tử. Nhất là phần tư tưởng, người có những nhận xét sai lầm, những quan niệm lệch lạc dễ khiến đời họ đắm chìm trong khổ đau đen tối. Vì vậy, chúng ta phải thận trọng khi đặt một quan niệm. Hay đúng hơn, chúng ta phải luôn luôn dùng lý trí kiểm soát tư tưởng của chúng ta. Tình cảm lúc nào cũng chực phủ che lý trí, chúng ta phải chiến thắng, khắc phục được nó. Có thế, chúng ta mới mong đạt được quan niệm chân chánh. Cho nên, điều kiện trước nhất chúng ta phải tự khắc phục mình.
VẤN ĐỀ THEN CHỐT CỦA NGƯỜI TU PHẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 30 Tháng tám 2011 14:39
- Viết bởi chanhdao
H.T Thích Thanh Từ
"Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, trong hàng đệ tử xuất gia của Phật có ngài Châu-lợi-bàn-đặc (Suddhi-panthaka) căn cơ ám độn, học trước quên sau. Được dự vào hàng xuất gia đã lâu, những bạn đồng môn hầu hết đều ngộ đạo chứng quả, riêng Ngài không nhớ được một câu kinh bài kệ nào. Bực quá, người anh Ngài quở trách:
TINH THẦN TỰ DO CỦA PHẬT GIÁO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 16 Tháng tám 2011 13:53
- Viết bởi chanhdao
H.T Thích Thanh Từ
Nói đến “Tinh thần tự do của Phật giáo” là đề cập đến một vấn đề bao la sâu thẳm, chúng ta chỉ có thể nêu lên đây những quan điểm để nhận thức mà thôi.
“Tất cả nước biển đều thuần một vị, vị mặn. Tất cả giáo lý của ta chỉ thuần một vị, vị giải thoát”, lời Phật dạy.
Thế nhân thường mệt mỏi với vấn đề “giải thoát”, bởi nó cao siêu quá. Con người chúng ta đã sẵn bản năng lười biếng, đâm ra ngao ngán hay hoảng sợ trước chân trời bát ngát đầy những kỳ hoa dị thảo. Tuy biết sắc hương hoa cỏ ngạt ngào mỹ lệ, nhưng lại ngại tầm tay mình ngắn ngủi khó vói đến, mắt mình phàm tục khó nhận định khó tận hưởng những nét đẹp linh kỳ!
ĐẠO LÝ VÔ NGÃ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 02 Tháng tám 2011 14:13
- Viết bởi chanhdao
H.T Thích Thanh Từ
Chúng ta học Phật mà chưa hiểu thuyết “Vô ngã” là chưa hiểu gì về Phật giáo. Nền giáo lý thâm uyên của đạo Phật xây dựng trên thuyết Vô ngã. Đạo lý tu hành có được giải thoát hay không, do chúng ta có phá được ngã chấp hay không. Vấn đề này người ta đã từng tiêu hao bao nhiêu giấy mực, tranh luận nhau, nhưng cũng chưa được mấy người lấy làm thỏa mãn.
NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 18 Tháng bẩy 2011 02:17
- Viết bởi chanhdao
H.T Thích Thanh Từ
Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy như thế nào, thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào ?
TUỔI TRẺ VỚI VẤN ĐỀ HỔ THẸN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 06 Tháng bẩy 2011 02:45
- Viết bởi chanhdao
HT. THÍCH THANH TỪ
Nói đến hổ thẹn, đa số thanh niên hiện thời cho đó là tánh của đám thiếu nữ thời “khuê môn bất xuất” còn lưu lại. Những cử chỉ e lệ, rụt rè, nhút nhát là biểu hiện của tánh hổ thẹn. Vì thế với cái thời văn minh này phải thủ tiêu tánh hổ thẹn ấy đi. Nhưng với Phật giáo, tánh hổ thẹn lại được đề cao. Hổ thẹn là chiếc áo trang sức đẹp nhất của người tu. Hổ thẹn là động cơ tiến thủ trên đường hành thiện. Để giải quyết nghi vấn này, chúng ta thử xét lại coi tại sao ?
TUỔI TRẺ VỚI VẤN ĐỀ DIỆT DỤC
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 22 Tháng sáu 2011 02:09
- Viết bởi chanhdao
H.T Thích Thanh Từ
Tuổi thanh niên là tuổi hi vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hi vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thật là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.
TUỔI TRẺ VỚI VẤN ĐỀ GIẢI THOÁT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 09 Tháng sáu 2011 03:55
- Viết bởi chanhdao
H.T Thích Thanh Từ
Đã lâu, đa số thanh niên quan niệm giải thoát của đạo Phật là siêu hình huyền hoặc đâu đâu, để dành riêng cho những người chán thực tại cầu vào chốn hư vô tịch diệt. Thanh niên là thích thực tế, ưa hoạt động nên không cần để ý đến. Nhưng nếu các bạn chịu khó một chút, nghiền ngẫm lại vấn đề giải thoát, các bạn sẽ than rằng: “Chúng ta đã lầm! Giải thoát là thực tế, là hoạt động, là hoài vọng mà mỗi chúng ta đang thiết tha ôm ấp, đâu phải là chuyện xa xôi.” Do đó, đem vấn đề này bàn với các bạn, theo tôi thiết nghĩ không phải là việc vô bổ.