headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 25/04/2024 - Ngày 17 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Vu lan - Ngày tự tứ

H.T Thích Thanh Từ  

Hôm nay nhân ngày lễ Vu Lan tức ngày Rằm tháng Bảy, trong đạo gọi là ngày tự tứ của chúng Tăng. Tất cả quý Phật tử tụ tập về chùa làm lễ cúng dường chư Tăng và cũng để nghe quý thầy nói về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan. Như vậy chữ Vu Lan mang ý nghĩa gì ?

Trong đạo Phật, ngày Vu Lan là ngày nói lên tinh thần phục thiện, hối cải của Tăng Ni, vừa gợi lại lòng hiếu thảo của người con Phật, vừa là ngày tha thứ mọi lỗi lầm của chúng sinh. Đ

Xem tiếp...

ÐỨC PHẬT LÀ BẬC THẦY CÁC NHÀ KHOA HỌC

Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích-ca Mâu- ni (Sàkyàmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong Tạng kinh chứa đựng đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ.

Xem tiếp...

CUỘC ÐỜI TƯƠNG ÐỐI MÀ !

Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì muốn mình giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc, không hài lòng. Do đó cuộc sống ít khi có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"

Xem tiếp...

TÌNH THƯƠNG SẼ KHÔNG CÒN - KHI NGƯỜI TA CẦN NGON MIỆNG

HT. Thích  Thanh Từ  

Tình thương là cây linh dược trị lành mọi bệnh khổ của chúng sanh. Vậy mà, con người nỡ đang tay bẻ cành chặt nhánh khiến nó sắp lụi tàn. Cũng may! Nó còn sót lại vài cành già và đang nẩy ít chồi non. Mong rằng nhân loại nhận thức được giá trị tuyệt vời của nó, ra công bảo vệ, vun tưới cho nó phát triển sum sê, thật là hạnh phúc vô vàn của nhân loại. Vô tình hay cố ý, chúng ta phá hoại cho cây linh dược tàn lụi đi, đây là một mất mát lớn lao của nhân loại, không có gì bù đắp được.

Xem tiếp...

NGUỒN GỐC MÊ TÍN

HT. Thích Thanh Từ 

Mê tín là cái bệnh những nhà trí thức đều chê trách, Chánh quyền cũng chủ trương dẹp trừ mê tín. Thế mà bệnh mê tín mỗi ngày một tăng, càng lúc càng lan rộng. Thậm chí có những nước tự cho mình là văn minh nhất thế giới, mà dân chúng trong nước ấy vẫn còn mê tín. Ðó là tại sao? Trước tiên chúng ta phải biết mê tín là thế nào? Mê tín là lòng tin mù quáng không thấy lẽ thật, không đúng chân lý. Ðơn cử một số thí dụ để chúng ta biết rõ. Như tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành ngày dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao cúng hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi v.v... Những lối tin này không có lý luận, không đủ bằng chứng, không có lợi ích, nên gọi là mê tín.

Xem tiếp...

TU LÀ CẦU BÌNH AN HAY SỬA ÐỔI XẤU THÀNH TỐT ?

H.T Thích Thanh Từ

Trong giới Phật tử chúng ta ngày nay đa số không hiểu rõ ý nghĩa chữ TU, nên ứng dụng sai lầm một cách đáng thương. Khi đến chùa xin qui y, họ thầm nghĩ từ đây về sau được Phật hộ độ cho mình khỏe mạnh, gia đình mình an ổn, mọi mong cầu được như ý, khi chết được Phật rước về cõi Phật... Chớ họ không hiểu rằng, kể từ ngày qui y Tam Bảo là tự mình quyết tâm chừa bỏ những thói hư tật xấu, mình quyết thắng mọi tâm niệm, hành động đê hèn ác độc của mình, và mình cố gắng tạo dựng đầy đủ phước lành để chết được sanh về cõi Phật. Họ đinh ninh trong lòng TU là nương tựa Tam Bảo, là van xin với Phật, là thỏa mãn mọi mong cầu, là an lành suốt cuộc đời..., nên trở thành yếu hèn ỷ lại, mất hết ý nghĩa chữ TU.

Xem tiếp...

LÀM SAO TU THEO PHẬT ?

H.T Thích Thanh Từ

Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Song vì trình độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả như nhau được, bất đắc dĩ Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi (giải thoát).

 Tu còn luân hồi

Trong phần Phật pháp ở trước, Chân lý phổ biến có Nhân quả và Duyên sanh, động cơ chủ yếu của hai lý này là Nghiệp. Cho nên nói “nghiệp quả” và “nghiệp duyên”.

Xem tiếp...

HỌC PHẬT BẰNG CÁCH NÀO ?

H.T Thích Thanh Từ

Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó. Ví như môn toán học, người học trò trước phải biết số, kế học thuộc cửu chương, học cách cộng trừ nhân chia, lên nữa phải học công thức, phương trình v.v... Môn văn chương, trước phải biết chữ cái, học ráp vần, viết chánh tả, học văn phạm, tập cách làm văn v.v... Phương chi Phật pháp là môn học giác ngộ, mà không có phương pháp riêng của nó hay sao ?

Xem tiếp...

CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI

HT. Thích Thanh Từ

Một thực thể không lệ thuộc nhân quả, duyên sanh, thoát ngoài đối đãi là chân lý tuyệt đối. Không thuộc nhân quả nên không sanh diệt vô thường. Không thuộc duyên sanh nên không phải hợp tướng giả dối. Thoát ngoài vòng đối đãi nên không trị liệu, không so sánh, không luận bàn, không suy nghĩ đến được. Thực thể này không lệ thuộc thời gian, không bị chi phối của không gian, vượt ngoài mọi đối tượng trong vũ trụ.

Xem tiếp...

CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI

HT. Thích Thanh Từ

Chân lý tương đối là những sự thật còn nằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đối nóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vô sanh...Còn sanh hoạt trong tương đối thì, có xấu phải có tốt, có thiện phải có ác, có khổ phải có vui..., chúng ta không thể chối cãi sự thật ấy được.

Xem tiếp...

THẾ NÀO LÀ PHẬT PHÁP ? 

Phật pháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ như Ngài. Chính từ chỗ chứng kiến của Ngài nói ra, không phải do suy tư phỏng đoán như nhiều triết thuyết khác. Vì thế, Phật pháp là những chân lý, tùy trình độ của người, Phật nói có sai biệt: Chân lý phổ biến, Chân lý tương đối, Chân lý tuyệt đối.

Xem tiếp...