headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 07/01/2025 - Ngày 8 Tháng 12 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
Phatthanhdao  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

LỢI ÍCH CỦA THIỀN TÔNG XƯA và NAY

 Thích Trúc Thái Chơn 

Khi xưa vào thời Lý – Trần các vua quan, tướng lãnh hầu hết đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo nói chung và Thiền học nói riêng, đặc biệt là dòng Thiền “Trúc Lâm Yên Tử “, do vua Trần Nhân Tông, hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà khởi xướng. Tư tưởng của dòng Thiền này đã đi sâu vào lòng dân tộc, hình thành môït triết lý sống phục vụ nhân sinh và bảo vệ tổ quốc.

 Tất cả tinh ba của dòng thiền này là hạt nhân thu phục lòng người, tạo thành một nền tảng trí tuệ và đạo đức xã hội, lập nên một nước Đại Việt thống nhất vững vàng, thực sự hùng mạnh, tư tưởng ấy chẳng những dẹp tan mọi thôn tính của ngoại xâm mà còn xây dựng được một đất nước giàu mạnh. Dấu ấn vàng son này là thành quả trí tuệ và là đôi tay sáng tạo của nhà Thiền, nhằm đem lại lợi lạc cho đất nước, làm sáng danh Đạo Phật nước nhà.

Tuy rằng thời gian đã trôi qua gần mười thế kỷ, nhưng làm sao ta có thể quên được những dòng lịch sử đã ghi lại hai cuộc kháng chiến đánh tan quân Nguyên - Mông, chúng đã hoàn toàn thảm bại trước uy lực và trí tuệ tuyệt vời của vua quan và Phâït tử thấm nhuần Thiền học thời bấy giờ.

Cũng vậy vào thời Lý, trước khi vua Lý Thánh Tông đi dẹp giặc Chiêm Thành, Ngài đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan với lời dặn dò : “Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định ”.Kết quả là thế lực xấu ác phải cúi đầu chịu tội, và chẳng còn quan địa phương nào khác dám nghĩ rằng có thể qua mặt bà. Việc làm sáng suốt và vô tư, thương người của bà khiến cho dân chúng vô cùng cảm phục, thương mến và tôn kính, xem bà như là hiện thân của” mẹ hiền” Quán-Thế-Âm. Thiền còn là địa hạt sáng chói trong văn hoá của dân tộc, phần lớn các thơ văn kiệt tác, hội họa, kiến trúc …, độc đáo của Việt Nam, Trung Hoa, hay Nhật Bản… . Hiện nay, một số tác phẩm nổi tiếng còn lưu lại như: Cư Trần Lạc Phú, Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca, Thiền Tông Bản Hạnh… Cho thấy nét văn minh đặc sắc một thời của mỗi quốc gia, đó đều là sản phẩm trí tuệ và phương tiện thiện xảo của các Thiền Sư ngọâ đạo.

Chúng ta có thể thấy cốt tủy của thiền tông qua lời Phật dạy : “Chế tâm nhứt xứ vô sự bất biện”, tức là giữ tâm một chỗ thì không việc gì mà chẳng thông suốt, sáng tỏ. Sở dĩ chúng ta không thấy đáp số cho vấn đề này là chỉ vì trong tâm trí đầy ắp tham, sân, si, phiền não, nó làm cho tinh thần ta mờ mịt, nặng nề, phân tán, không tập trung được, từ đó không đạt được mục đích mong muốn.

Thật đúng vậy, từ xưa đến nay nói chung và trước bối cảnh phát triển của xã hội đương đại nói riêng, nếu làm tất cả các việc mà tâm trí đầy ắp tham sân si phiền não thì kết quả chẳng đáng là bao. Vì vậy, một khi Thiền được sử dụng đúng pháp vào bất cứ ngành nghề nào trong xã hội đều đem lại thành quả tốt đẹp. Đối với các nhà quân sự nắm trong tay Thiền pháp thì họ là người quân sự tài ba. Người diễn viên sống được nguồn Thiền thì họ sẽ có những lúc xuất thần trong vở diễn. Văn nhân, thi sĩ, hoạ sĩ, hay nghệ nhân…, với tâm Thiền đưa vào tác phẩm thì tác phẩm trở thành bất hủ, sáng mãi trong lòng người.

Ngày nay, vào thời kì phát triển mọi mặt của nước nhà, nếu không có những con người đầy bình tĩnh thì rất có thể xảy ra nhiều vấn đề không thể nào lường trước được. Vì vậy Thiền Tông phát huy tinh thần ổn cố, trong sáng và điều hoà từ thể xác đến tâm hồn, trái lại người đời thường bị ngoại cảnh tác động, làm rách nát nhân bản, còn thể xác thì băng hoại và phung phí vô độ, nên tâm sinh lý thường bị khủng hoảng, khó mà sáng suốt để quyết định đúng đắn và xử lý mọi công việc ổn thoả được.

Đối với nhà “Thiền” tu tập có kết quả thì thần khí định tỉnh, tâm bình khí hoà, dễ dàng tác động sự thanh tịnh và trong sáng cho thế giới bên ngoài. Đúng vậy, nếu biết an trụ nếp sống thiền, tập trung suy tư về thiện pháp, và sử dụng tâm thánh thiện ấy mà đến với mọi người, thì mọi người cũng được phần nào an tâm và vui vẻ, vì vậy mà các vị Thiền sư rất dễ dàng tạo mối quan hệ tốt đẹp với quần chúng, cảm hoá được người xấu thành người tốt, tạo thành vòng đai tình thương mỗi ngày rộng lớn hơn. Đây cũng là nguyên nhân mà Thiền Phái Trúc Lâm đích thực góp phần tích cực vào việc đem lại hoà bình cho thế giới, cũng như cho nhân loại.

Mạch nguồn Thiền Tông chẳng những đầu tư tốt lành về đạo đức nhân phẩm trong mọi thời đại, mà nhà Thiền còn mở rộng ảnh hưởng trong sáng đến vạn loại hàm linh.

Ai trong chúng ta đây mà không từng lắng đọng tâm hồn trước những dòng sông xanh biếc, những dòng cát trắng trải dài, sỏi đá phơi mình tự tại, những chiếc lá vàng rơi chầm châïm múa theo nhịp đàn của tiếng gió vi vu, tiếng linh nhè nhẹ. Chắc hẳn cảnh quan dễ thương tràn đầy sức sống trong lành nơi Thiền môn thanh tịnh, nó cũng đã từng giúp cho thế nhân một lần cảm nhâïn sự an lạc, tìm ra “ý nghĩa đích thực của hình bóng mình” trong nhịp sống lăng xăng nhộn nhịp này.

                Chim kêu, gió thoảng, lá rơi,
                Mây bay nhè nhẹ, lá phơi ngoài thềm,
                Ngay đây hiển lộ màn đêm,
                Nghìn năm vẫn vậy nhọc tìm làm chi.

Ngày nay phải chăng chúng ta đang đứng trước bao vấn đề bức bách của toàn cầu, những ngưỡng cửa của thế kỷ 21, nhân loại trên thế giới này đang hướng về và đặt niềm tin nơi giáo pháp của Phật Đà. Có thể mang đến cho loài người sự sống hòa bình, an lạc và thương yêu, cũng như tất cả mọi loài đều được an ổn trong vòng tay của người hành Thiền đúng nghĩa của nó.

Thực tế cho thấy nhiều trường đại học ở Nhật, cũng như một số công ty, khách  sạn ở Thái Lan, họ đã mở những lớp dạy về Thiền để hướng dẫn các nhân viên và học sinh. Hiện nay, tại Việt Nam cũng đang trên đường hướng đến mục đích này. Nhờ sự luyện tập Thiền định do các Thiền sư hướng dẫn đúng pháp, đã tạo cho giới trẻ niềm vui bổ ích, khoẻ mạnh và trở thành người tốt, lợi ích cho xã hội. Hoặc khi gặp những chuyện kinh sợ xảy ra, thiền sinh tạm thời lắng đọng tâm tư, ngưng mọi suy nghĩ và tính toán, lấy lại sự thăng bằng cho tâm trí, từ đó thấy các vấn đề sáng ra, giải quyết công việc một cách tốt đẹp.

Tất cả chúng ta đây cũng thừa biết rằng Phật Giáo Việt Nam có những trang sử vàng son như hôm nay, cũng nhờ đôi tay và khối óc của các Thiền Sư từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần... Đặc biệt là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà ngày nay được Hòa Thượng: Thượng THANH Hạ TỪ khơi dâïy và tiếùp nối mạch nguồn Thiền của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, sơ tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, để mở đường cho hậu thế, hiện thời phổ độ quần sinh, đem lại lợi ích thực tiễn trong cuộc sống của nhân loại thời đương đại này. Quả là:

            Thiền phái Trúc Lâm
                                    bừng sống dậy,
            Tông phong hiển hách
                                    đại đạo huyền,
            Bao năm chìm ẩn
                                    nào đâu sá,
            Mây bay trăng tỏ
                                    lộ cơ Thiền.

 

[ Quay lại ]