headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

“CHẤT PHẬT” VÀ “CHẤT VUA” TRONG CON NGƯỜI CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG

 Pháp Đăng

Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.

Xem tiếp...

Những nét siêu thoát của PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG

   Đạt Ma Khế Định         

I/ Ông Vua Có Hạt Giống Phật:

Ai đã từng nghiên cứu đến Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đều thấy rõ vua Trần Nhân Tông là ông vua Phật của đất nước Đại Việt, đúng với cái tên gọi: “Phật Hoàng Trần Nhân Tông” vì sao phải gọi như thế? Vì Ngài có chủng duyên sâu đậm với Phật Đà từ lúc mới sanh ra.

Xem tiếp...

PHÚC LINH YÊN TỬ – VỚI DI TÍCH LONG ĐỘNG TỰ VÀ SÁU NĂM TÔN TẠO CHÙA LÂN

 Thích Trung Huệ 

Thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, một thắng cảnh thiên nhiên thế giới; lại cũng là nơi có mỏ than địa danh quý báu được mang tên “Vàng đen của Tổ Quốc”. Hơn thế nữa, Quảng Ninh đã từng là trung tâm Phật giáo Việt Nam, và cũng làø một trong những mảnh đất địa linh của Phật pháp, với Di tích non thiêng Yên Tử đi vào lịch sử như một huyền thoại có một không hai của nước nhà.

Xem tiếp...

MINH SƯ XUẤT CAO ĐỒ

 Thích Thông Huệ  

Ngày xưa, có một người thợ mài ngọc tài hoa vào bậc nhất thiên hạ. Ông từng cầm trong tay biết bao trân bảo, nhưng chưa có viên ngọc nào khiến ông thấy toàn vẹn. Hôm nọ, tình cờ ông bắt gặp một viên đá dị thường nằm chơ vơ trong bụi cỏ. Viên đá rất to, lấm lem bùn đất, thô nhám sù sì, nhưng đôi mắt lão luyện của người thợ bậc thầy đã phát hiện ra một báu vật vô giá. Ông vui mừng đem về, trổ hết tài nghệ dũa mài viên đá. Và kết quả vượt ngoài mong đợi, viên đá thô nhám dơ bẩn đã trở thành viên kim cương tuyệt trần, thế gian hiếm thấy.

Xem tiếp...

ĐÔI NÉT VỀ TAM TỔ HUYỀN QUANG

 Thích Tuệ An

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một dòng thiền mang bản sắc của dân tộc Việt Nam, sức sống của nó đã vang vọng vào cuộc đời, thắp sáng ngọn đèn “phản quan tự kỷ”, đồng thời soi đường cho những ai còn lạc bước lợi danh. Từ trên đỉnh núi Yên Tử hùng vĩ, vẫn còn thoáng hiện đâu đó, một bóng người lặng lẽ lên núi, bỏ lại sau lưng những áo mão cân đai, thoát ra khỏi ngục tù hoàng cung, cắt đứt những buộc ràng của cung tần mỹ nữ. Thế rồi, giữa sự u tịch của cuộc sống núi rừng, giữa sự giá buốt của bầu trời đêm đông, vua Trần Nhân Tông đã tỏa sáng như vì sao, nhận ra chính mình rõ suốt xưa nay, từ đó làm nên trang sử thiền vẻ vang cho dân tộc.

Xem tiếp...

SẮC NÚI HƯƠNG RỪNG

 Thích Thông Thiền  

Từ nhỏ tôi rất thích kinh Pháp Cú, trong lòng hết sức khoan khoái khi đọc đến câu:

              

             Thân vị A-la-hán
        Vui trầm mặc núi rừng …

Và yêu mến núi rừng chi lạ! Thảo nào khi xuất gia là tôi chạy tuốt lên tu viện Chơn Không trên núi Tương Kỳ (Núi Lớn) Vũng Tàu như là một nhân duyên tiền định!

Xem tiếp...