headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TRI ÂN

 Huyền Tú 

Hôm vừa rồi, sư cô có mang về một tờ thông báo viết bài mừng 700 năm giỗ Sơ Tổ Trúc Lâm và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử tròn 6 tuổi. Trong lòng con bỗng nhiên dạt dào một cảm xúc bùi ngùi khó tả, nhớ Yên Tử quá! Và con cũng muốn được tham gia, để qua đó có thể bày tỏ những cảm xúc tận đáy lòng thay cho lời cảm ơn chân thành.

Xem tiếp...

NGUỒN SÂU DÒNG DÀI

 HẠNH CHIẾU

Ngày xưa không phải chỉ có một mình vua Trần Thái Tông lên núi tìm Phật, vua Trần Nhân Tông cũng lên núi tìm Phật. Không phải chỉ có các vua Trần thời ấy mới lên núi tìm Phật, sau này chúng ta cũng lên núi tìm Phật. Để rồi từ đó những người con Phật mới biết, trên núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm.

Xem tiếp...

MỘT ĐÓA HOA ƯU ĐÀM

 Thích Trúc Thạnh Trí  

Để kỷ niệm 700 năm một đóa hoa Ưu Đàm Trần Nhân Tông đã nở trên đất Việt thân yêu. Bài viết này xin hiến dâng lên Đức Điều Ngự Giác Hoàng, vua Phật Trần Nhân Tông với tâm thành tưởng niệm đến ân đức và công đức vô lượng của Ngài. Ngài đã dập tắt ngọn lửa chiến tranh xâm lược, đem lại hòa bình cho đất nước và dân tộc Việt. Ngài cũng đem lại ánh sáng Thiền tông, một pháp môn tu “Phản quan tự kỷ” để người tu thiền giác ngộ được bổn tâm, giải thoát sanh tử.

Xem tiếp...

ĐÃ SỐNG NHƯ MÂY

 Linh Cẩn 

Sơ Tổ Trần Nhân Tông khi còn trên ngôi cửu trùng, đã xem ngai vàng như dép rách, danh lợi như phù hư. Tổ thích cuộc sống thanh đạm mà lòng nhẹ như mây. Có lẽ vì thế mà sau khi giao hết vương quyền và trọng trách cho Anh Tông, Người lên núi xuất gia tu hạnh đầu đà, buổi đầu lấy hiệu là Hương Vân.

Xem tiếp...

RỒNG THIÊNG TRỖI DẬY

 Hạnh Huệ 

Tôi đến Chùa Lân (Long Động) lần đầu vào năm 1987, theo Thành Hội Phật Giáo Thành phố HCM đi tham quan miền Bắc nhân dịp Đại Hội Phật Giáo Kỳ II tổ chức tại Hà Nội.

Trời tối thui, cả đoàn mò mẫm trên con đường gập ghềnh. Cảnh trí đến bây giờ sau hai mươi năm, chẳng còn lưu lại gì trong tôi, ngoài một chiếc giường đá lờ mờ ở góc nào đó mà chúng tôi đã nằm ngủ trong đêm ấy.

Xem tiếp...

SƠ TỔ TRẦN NHÂN TÔNG LINH HỒN CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM VIỆT NAM

 H.T Thích Nhật Quang 

Trần Nhân Tông một tính cách lớn, một tâm hồn lớn đối với dân tộc Việt Nam, thế nhưng với Ngài đó chỉ là một góc đời rất nhỏ quanh quẩn chốn triều ca. Có gì vui. Ở nơi con người ấy, chí xuất trần cao gấp vạn bội và con đường hướng thượng vẫn là quay gót trở về với chính mình.

Vì thế, Trần triều nước Việt, dân tộc nước Việt có lưu luyến bao nhiêu vẫn không giữ được bước chân của Ngài, một thiền sư Việt Nam chỉ muốn làm tăng nhàn đầu núi hơn là làm vua. Cho nên Phật giáo Việt Nam, thiền tông Việt Nam mới có được Sơ Tổ Trúc Lâm, một vì sao Bắc đẩu điểm trên bầu trời không, toả sáng lung linh và soi đường cho thiền tăng, Phật tử Việt Nam biết đâu là chốn trở về.

Xem tiếp...