Sơ tổ Trúc Lâm Yên Tử trọn đời vẹn đạo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 26 Tháng mười một 2008 09:10
- Viết bởi nguyen
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Việt Nam thời đó chỉ có từ Thanh Hóa trở ra Bắc thôi, rất nhỏ và dân rất ít. Đứng trước thế giặc hùng hậu như vậy, sự chống trả của quân dân Việt Nam là hết sức khó khăn. Thế nhưng Ngài đã cầm binh chống giặc và đuổi được bọn chúng chạy về nước một cách vô cùng oanh liệt, khiến cho cả thế giới đều khâm phục Việt Nam.
TÂM ẤN TỔ SƯ TRÚC LÂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 24 Tháng mười một 2008 08:54
- Viết bởi nguyen
Thích Thông Phương
I/ Dẫn Nhập
Tổ sư Trúc Lâm Đại Đầu Đà nguyên là vị vua danh tiếng thời Trần, đã thấm nhuần thiền tông từ thuở còn trẻ, được trực tiếp học với Thượng Sĩ Tuệ Trung. Chính Ngài đã thuật lại, nhân hỏi Thượng sĩ về tông chỉ việc bổn phận, Thượng sĩ đáp: “ Soi sáng lại chính mình đó là việc bổn phận, chẳng từ nơi nào khác mà được” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc), ngay đó Ngài liền thấy được đường vào. Rồi làm vua, đánh giặc giữ nước, làm Thái Thượng hoàng, uy danh lừng lẫy nhưng tâm thiền đó vẫn không mất.
NON YÊN GỢI NHỚ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 21 Tháng mười một 2008 09:18
- Viết bởi nguyen
Hạnh Diệu
Ra Bắc khá nhiều lần nhưng tôi vẫn chưa có dịp leo đến đỉnh núi Yên Tử, chiêm bái chùa Đồng. Mỗi lần nhìn thấy tấm bảng “Trăm năm tích đức tu hành, chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”, tôi luôn ấm ức vì cảm thấy có lỗi. Đã đến chùa Lân rồi mà không lên tới chùa Đồng thì thật là chưa viên thành công quả. Chốn Tổ thật gần mà chưa có duyên đặt chân đến, đúng là gần trong gang tấc mà xa nghìn trùng.
YÊN TỬ VÀ LÔ SƠN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 17 Tháng mười một 2008 09:53
- Viết bởi nguyen
Ni Sư Như Đức
Núi non cũng như con người khi thành danh đều có nhân duyên. Đâu là nhân duyên của Yên Tử? Giữa những vùng rừng núi trùng điệp, ngọn núi này kế tiếp ngọn kia kéo nhau như sóng cuộn, núi nào cũng cây xanh bao phủ thâm u, rất ẩn khuất kín đáo tưởng chừng như ngàn đời che dấu bí mật của thiên nhiên. Ai đi vào đó, ai chỉ ra riêng đây một vùng Yên Tử ?
CHÙA CHIỀN, MÁI NHÀ TỔ TIÊN CHÙA LÂN, HỒN THIÊNG DÂN TỘC
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 14 Tháng mười một 2008 08:04
- Viết bởi nguyen
Tuệ Cang - Thường Lạc / Pháp Quốc
Sự bất quá tam. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Một nhận xét dân gian về biến cố thường xảy ra trong đời. Đây có phải là quy luật cố định chăng?
Trong thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, chúng ta nghe có ba đời chư Tổ. Đó là chư vị Sơ Tổ Trúc Lâm Đầu-đà, Nhị Tổ Pháp Loa và Tam Tổ Huyền Quang. Sau khi Tam Tổ tịch diệt, có người tưởng rằng sau đây là tiệt dòng, không Tổ kế thừa. Thật ra sự truyền thừa dòng thiền Yên Tử tùy duyên mà ẩn hiện, nổi chìm theo thăng trầm của thế cuộc, cuối cùng gián đoạn hơn trăm năm, tưởng chừng như bị chôn vùi trong quên lãng.
"PHẢN QUAN TỰ KỶ"- VỚI BA CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ THIỀN HỌC VIỆT NAM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 10 Tháng mười một 2008 08:52
- Viết bởi nguyen
Thích Trúc Thông Quảng
Núi rừng thiêng liêng Yên Tử xưa kia vốn là kinh đô Phật Giáo thời Trần, một thời đại huy hoàng đã gầy dựng nên sức sống thiền riêng cho người Việt. Ôi hãnh diện biết bao, một đất nước có vị vua đang sống trên ngai vàng an hưởng đầy đủ quyền uy sang trọng, thế mà Ngài buông bỏ hết tất cả vào chốn núi rừng Yên Tử vắng vẻ để chuyên tu hạnh đầu đà.
Các bài khác...
- “CHẤT PHẬT” VÀ “CHẤT VUA” TRONG CON NGƯỜI CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG
- Những nét siêu thoát của PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG
- PHÚC LINH YÊN TỬ – VỚI DI TÍCH LONG ĐỘNG TỰ VÀ SÁU NĂM TÔN TẠO CHÙA LÂN
- MINH SƯ XUẤT CAO ĐỒ
- ĐÔI NÉT VỀ TAM TỔ HUYỀN QUANG
- SẮC NÚI HƯƠNG RỪNG
- PHẬT HOÀNG NƯỚC VIỆT
- NHỮNG NÉT CƠ BẢN CỦA THIỀN TÔNG VN THỜI TRẦN
- PHẬT HỌC, SỰ NHẤT QUÁN CỦA GIÁO LÝ NHÀ PHẬT