headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 26/12/2024 - Ngày 26 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Bài 64 — Ma Cốc dộng tích trượng

麻 谷 振 錫

Ma Cốc chấn tích

普 化 搖 鈴

Phổ Hóa diêu linh

隱 山 晦 跡

Ẩn Sơn hối tích

洞 山 除 名

Ðộng Sơn trừ danh

255. — Ma Cốc dộng tích trượng

Ma Cốc (nối pháp Mã Tổ) cầm tích trượng đến Chương Kỉnh đi nhiễu giường thiền ba vòng, dộng tích trượng một cái rồi đứng một cách ngang nhiên. Kỉnh bảo:

– Phải! Phải!

Ma Cốc lại đến Nam Tuyền, đi nhiễu giường thiền ba vòng dộng tích trượng một cái rồi cũng đứng một cách ngang nhiên.

Nam Tuyền nói:

– Chẳng phải! Chẳng phải!

Ma Cốc:

– Ðương thời Chương Kỉnh nói: “Phải, phải”, do đâu Hòa thượng nói “Chẳng phải”?

Nam Tuyền:

– Chương Kỉnh thì phải phải, còn ngươi thì chẳng phải. Việc làm của ngươi chính là do bị sức gió chuyển, trọn thành bại hoại.

(Theo: Truyền Đăng, quyển 5.)

256. — Phổ Hóa hay rung linh

Hòa thượng Phổ Hóa ở Trấn Châu, chẳng ai biết gốc gác của Sư. Sư nhớ lời ngài Bàn Sơn thầm thụ kí khi ngài sắp thị tịch, Sư bèn giả điên cuồng, nói năng không chừng mực. Khi Bàn Sơn mất, Sư bèn ở đấy hành hóa, hoặc ở trong thành, hoặc ở ngoài gò mã. Sư lắc một cái linh nói:

– Sáng đến thì đánh bên sáng, tối đến thì đánh bên tối, tám mặt đến thì xoay vần đánh, hư không đến thì cả mình đánh.

Một hôm, Lâm Tế sai tăng nắm chặt Sư lại, hỏi:

– Lúc tất cả những thứ ấy chẳng đến thì sao?

Sư gạt tăng ra bảo:

– Ngày mai trong viện Ðại Bi có trai tăng.

Tăng trở về thuật lại cho Lâm Tế, Tế bảo:

– Từ trước đến giờ ta nghi lão ấy.

Hễ thấy mọi người, không luận họ có căn cơ cao hay thấp, Sư đều lắc cái linh một tiếng. Bấy giờ, người ta gọi Sư là Hòa thượng Phổ Hóa. Hoặc Sư đem linh đến bên tai của người mà lắc, hoặc vỗ lưng người. Nếu có người ngoảnh đầu lại, Sư liền xòe tay nói:

– Cho tôi một đồng.

Sư thường ở chốn chợ búa lắc linh, xướng lên rằng:

– Tìm chỗ đi chẳng thể được.

Ðạo Ngô gặp Sư nắm chặt, hỏi:

– Ông tính đi về đâu chứ?

Sư:

– Ngươi từ chỗ nào đến?

Ðạo Ngô không nói được, Sư rút tay ra rồi đi.

(Theo: Hội Nguyên, quyển 4.)

257. — Ẩn Sơn dấu tung tích

Ban đầu, Thiền sư Ðộng Sơn Giới cùng với Mật Sư Bá đi du phương, cùng đi thẳng tới Long Sơn Trường Sa, thấy trong dòng suối có lá rau. Giới quay trở ra nhìn thấy núi non chập chùng, bảo với Mật rằng:

– Trong núi chắc có người ở ẩn.

Hai vị lần theo suối mà đi thêm khoảng mười dặm, chợt thấy có một vị tăng lớn tuổi gầy còm lấy tay che ngang trán, kêu lên:

– Núi này không có đường vào, các ông làm sao đến đây được?

– Không đường hãy gác lại. Am chủ làm sao vào núi?

– Ta chẳng từng đi đây đó.

Giới:

– Am chủ ở núi này bao lâu rồi?

– Chẳng dính đến xuân thu.

– Am chủ là người đầu tiên ở núi này ư?

– Chẳng biết!

Giới hỏi:

– Vì sao chẳng biết?

– Ta chẳng theo trời người đến.

–Ngài được đạo lí gì mà trụ núi này?

– Ta thấy hai con trâu đất chọi nhau rồi chìm xuống biển đến hôm nay không có tin tức gì!

Giới liền trở ra kể lại với Mật, rồi cả hai cùng nhau vào núi lễ bái. Giới hỏi:

– Thế nào là khách trong chủ?

– Mây trắng che núi xanh.

Lại hỏi:

– Thế nào là chủ trong chủ?

– Lâu năm chẳng bước ra khỏi cửa.

Lại hỏi:

– Chủ khách cách nhau bao xa?

– Sóng trên nước Trường Giang.

Lại hỏi:

– Chủ khách gặp nhau có lời nói gì?

– Gió mát đùa trăng sáng.

Giới liền lễ bái cầu xin được y chỉ với ngài. Vị tăng (Ẩn Sơn, nối pháp Mã Tổ) cười nói:

Tam gian mao ốc tòng lai trú

Nhất đạo thần quang vạn cảnh nhàn

Mạc tác thị phi lai biện ngã

穿

Phù sinh xuyên tạc bất tương quan.

                  Ba gian nhà cỏ xưa nay an,

                  Một đạo thần quang muôn cảnh nhàn

                 Phải quấy chớ đem bàn bạc rộn

                 Phù sinh xuyên tạc chẳng liên quan

Lúc bấy giờ, Ẩn Sơn tự đốt am của mình rồi vào sâu trong núi ẩn mất.

  • Thiền sư Long Sơn, cũng gọi là Ẩn Sơn ở Ðàm Châu.

(Theo: Truyền Đăng, quyển 8.)

258. — Ðộng Sơn hỏi xóa tên

Ðộng Sơn (nối pháp Ðàm Thạnh) sắp sửa viên tịch, bảo đồ chúng rằng:

– Ta có tên tuổi ở đời, ai xóa được cái tên rỗng ấy cho ta?

Chúng đều không đáp được. Lúc ấy có một ông Sa-di bước ra nói:

– Cho con xin pháp hiệu của Hòa thượng.

Sư nói:

– Tên tuổi của ta đã bị xóa.

(Theo: Truyền Đăng, quyển 15.)

[ Quay lại ]