headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 25/12/2024 - Ngày 25 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

164 - Thạch Ðầu chiếc am tranh

石 頭 草 菴

Thạch Ðầu thảo am

芭 蕉 楮 帔

Ba Tiêu chữ bí

善 暹 辜 恩

Thiện Xiêm cô ân

頎 老 改 嗣

Kì Lão cải tự

655. — Thạch Ðầu chiếc am tranh

Thiền sư Thạch Ðầu Hy Thiên có làm “Bài ca về chiếc am tranh” như sau:

Ngô kết thảo am vô bảo bối

Phạn liễu thong dong đồ thụy khoái

Thành thì sơ kiến mao thảo tân

Phá hậu hoàn tương mao thảo cái

人,

Trú am nhân, trấn thường tại

Bất thuộc trung gian dữ nội ngoại

Thế nhân trú xứ ngã bất trú

Thế nhân ái xứ ngã bất ái

小,

Am tuy tiểu, hàm Pháp giới

Phương trượng lão nhân tương thể giải

Thượng thừa Bồ tát tín vô nghi

Trung hạ văn chi tất sinh quái

庵,

Vấn thử am, hoại bất hoại

Hoại dữ bất hoại chủ nguyên tại

西

Bất cư Nam Bắc dữ Ðông Tây

Cơ thượng kiên lao dĩ vi tối

下,

Thanh tùng hạ, minh song nội

殿

Ngọc điện chu lâu vị vi đối

Nạp bí mông đầu vạn sự hưu

Thử thời sơn tăng đô bất hội

庵,

Trú thử am, hưu tác giải

Thùy khoa phố tích đô nhân mãi

便

Hồi quang phản chiếu tiện qui lai

Khuếch đạt linh căn phi hướng bối

師,

Ngộ Tổ sư, thân huấn hối

退

Kết thảo vi am mạc sinh thối

Bách niên phao khước nhậm tung hoành

便

Bãi thủ tiện hành thả vô tội

言,

Thiên chủng ngôn, vạn ban giải

Chỉ yếu giáo quân trường bất muội

Dục thức am trung bất tử nhân

Khởi ly nhi kim già bì đại.

Tự tay dựng lấy am tranh

Ðơn sơ một nếp, bảo trân đâu màng

Ăn xong đánh giấc ngon lành

Ngoài trong tươm tất vui nhìn cỏ xanh

Một khi mưa gió bất bình

Lang thang vào núi đi tìm lá tranh

Ðem về lợp lại mái phên

Trăm năm am chủ vui niềm tịch liêu

Không gian dù có xoay chiều

Thời gian vỗ cánh tan vèo chân mây

Mặc người xuôi ngược đó đây

Rong tìm chỗ trú qua ngày trầm luân

An nhiên trong cõi vô cùng

Ta nghe bặt dứt muôn nghìn đam mê

Dòng thương gợn sóng gọi về

Ta nghe xa lạ như vừa mộng du

Am con trên đỉnh non mù

Hoát nhiên diệu dụng hư phù hàm dung

Lão già phương trượng hội thông

Thượng thừa Bồ tát lặng thinh gật đầu

Riêng hàng trung hạ ngu ngơ

“Hoại hay bất hoại” thăm dò hỏi nhau

Am kia một buổi tiêu sơ

Chủ am còn đó đâu dời gót chân

Phiêu bồng chi khắp tây đông

Bỏ trơ nền cũ dầy công đắp bồi

Vững vàng mép đá lằn vôi

Dưới tùng thấp thoáng trăng soi song hàn

Lầu châu điện báu đặt ngang

Lấy gì tỉ giảo với phần vô vi?

Màn che chăn ấm chi li

Dừng thôi muôn việc, tăng thì không tâm

Ở đây dứt sạch vọng trần

Ai hay tương đãi ân cần đối nhau?

Ta về soi lại mặt đầu

Linh căn rỗng suốt một bầu thái hư

Phúc duyên may gặp Tổ sư

Dạy ta kết cỏ nhàn cư am nghèo

Thỏng tay như chú bé thơ

Nhi nhiên đi giữa cõi bờ tử sinh

Chỉ trong mỗi phút hiện sinh

Ðừng cho bóng tối vô minh tràn vào

Tò mò muốn biết tăm hao

Của người am chủ đã vào vô sinh

Hỏi ra mới rõ sự tình

Ðâu người bất tử rời bình ấm thân!

(Tuệ Ðăng dịch)

656. — Ba Tiêu áo choàng giấy

Thiền sư Tuyền, chủ am Ba Tiêu, Nam Nhạc, đến Phần Dương để tham vấn Thiền sư Thiện Chiêu, được ngài ấn khả, rồi về ẩn ở ngọn Hành Nhạc. Sư giả bộ điên khùng, ăn mặc lôi thôi lếch thếch, người đời không lường nổi. Sư lấy giấy làm áo choàng. Sư đi đến đâu cũng có người tụ lại để xem, sư hát rằng:

Cuồng tăng nhất điều chỉ bí

使

Bất sử thuế châm cầu tế ý

Phi lai chỉ ma thả diên thời

Nhẫn quan tàm khổ lao đàn thí

Túng nhiêu la ỷ bách niên ban

Tế yếu vô quá thị ngự hàn

玩,

Tăng lai ngoạn, tục lai ngoạn

Hắc phún vân hà sơn thủy hiện

Ngũ Nhạc yên ngưng thị thúy kiêm

Tứ minh lãng bạch vi ngân tuyến

云,

Tha nhân vân, thậm mô dạng

Cương bả ngư tiên tác cao thượng

Tuy đa tố chất hỗn nhiên thành

Miễn hiệu điền huề bằng công tượng

襴,

Sính Kim lan, dữ Tử bào

Cuồng tăng trực thị tâm vô hướng

Ca-diếp đầu đà diêu kiến thời

定 將 白  來 相 讓

Ðịnh tương bạch điệp lai tương nhượng

言,

Hướng y ngôn, ngã bất hoán,

lão Hòa thượng.

Tăng điên có một tấm giấy choàng

Chẳng khiến người may bằng lông thú

Chỉ khoác khi nào được ai mời,

Nhẫn xem đàn-na nhiều cực khổ

Dù cho tơ lụa có trăm ngàn

Chẳng qua chỉ cốt ngăn lạnh lẽo.

Tăng đến xem, tục đến xem,

Mây ráng phun tỏa non nước hiện

Khói mù Ngũ Nhạc là lụa xanh

Sóng bể trắng phau như chỉ bạc

Người khác bảo, sao quá giống!

Vừa lấy bừa giấy làm cao thượng

Tuy nhiều chất liệu hỗn hợp thành

Khỏi nhờ thợ khéo làm bờ ruộng (điều y)

Sánh với Kim lan cùng Tử bào

Quả thật Tăng điên không nghĩ đến

Từ xa nom thấy ngài Ca-diếp

Ðịnh đem áo tốt đến nhường cho

Bạch cùng Hòa thượng, tôi không đổi.

Lúc bình thường Sư được ngài Từ Minh hậu đãi như bè bạn, được lão Nam kính trọng như cha chú. Sư còn phóng khoáng tự tại không lệ thuộc vào khuôn phép. Ðâu không phải là điều mà mọi người thường nói: “Trăm không phải là nhiều, một không phải là ít” đó sao?

Sư lấy giấy làm áo choàng mục đích để sửa thói trang sức xa xỉ và trình bày ý này thành bài ca nhằm châm biếm thói đua chen của người tu. Từ đó mà xem thì chúng ta biết rằng ngài không cất chứa vật gì khác.

657. — Thiện Xiêm phụ ân thầy

Võ Khố ghi: Ðạo giả Thiện Xiêm tham vấn Tuyết Ðậu đã lâu. Tuyết Ðậu muốn cử Sư làm Trụ trì chùa Kim Nga. Xiêm nghe được việc này, ngầm viết kệ trên vách nhà phương trượng như sau:

Không phải vô tâm nối Tổ đăng

Thẹn mình con cháu Tổ Huệ Năng

Canh ba dưới nguyệt lìa non Ðậu

Không nói không quên núi vạn tầng.

Và:

Ba mươi năm sống kiếp lênh đênh

Tìm thầy chọn bạn chưa từng nhàn

Sáng nay đến chỗ vô tâm ấy

Cũng bởi vô tâm lìa núi xanh.

Sư viết kệ xong liền trốn đi. Về sau, Sư ra giáo hóa ở chùa Khai Tiên nối pháp Hòa thượng Ðức Sơn Viễn, nhưng vẫn tiếp tục thư từ với ngài Tuyết Ðậu. Bà già ở trước núi gặp người đưa thư liền vui vẻ hỏi rằng:

– Thủ tọa Xiêm ra giáo hóa, nối pháp người nào?

Người đưa thư đáp:

- Nối pháp Hòa thượng Ðức Sơn Viễn.

Bà già liền mắng:

– Tuyết Ðậu đem hết vốn liếng để dạy cho ông ta về thiền, ông ta được thế ấy mà lại phụ ân, phụ đức!

Còn trong Hội Nguyên lại ghi: Thiền sư Khai Tiên Thiện Xiêm nối pháp Thiền sư Ðức Sơn Viễn. Sư tham vấn Ðức Sơn có tỉnh ngộ. Về sau đến Tuyết Ðậu. Tuyết Ðậu nói chuyện với Sư, rất vui khi thấy Sư có kiến giải vượt bậc. Ngài khen rằng:

– Dọc ngang trên biển chỉ có Xiêm đạo giả!

Nói xong, ngài phân tòa cho Sư diễn giảng, và cử Sư đi Trụ trì chùa Kim Nga. Sư nghe được, ngầm viết hai bài kệ nơi vách rồi đi.

Sự ghi chép trong Hội NguyênVõ Khố có khác nhau.

658. — Ông Kì đổi dòng pháp

Thiền sư Kì là người xứ Long Thành, Thiểm Tây, ban đầu đắc pháp nơi Hòa thượng Thiên Thánh Thái. Về già Sư nương Thiền sư Hoàng Long Nam. Nam thấy sở đắc của Sư thích đáng, rất hợp với ngài nên khiến Sư trụ chùa Hưng Quốc. Khi khai đường, Sư nói rằng mình nối pháp Huệ Nam. Trong đêm, Sư nằm mộng thấy thần bảo rằng:

– Sư sẽ bị bệnh nan y!

Thần nói xong liền biến mất; mười ba ngày sau, Sư quả nhiên mắc bệnh hủi, liền giao việc tự viện cho người khác trông coi rồi trở về phía Tây của Long Thành, cất một am nhỏ để dưỡng bệnh. Trong am có một chú tiểu tên Khắc Từ đã lâu nương ngài Dương Kì (bậc kiệt xuất trong Thiền lâm), trở về để hầu hạ, nuôi bệnh cho Sư, phục vụ hết lòng. Chú tiểu đi khất thực trong xóm, dù cho gió mưa, lạnh nóng vẫn một mực vì Sư mà quên mình. Một hôm Sư bảo chú tiểu Từ rằng:

– Sở đắc của ta chính thật ở nơi Hòa thượng Thiên Thánh Thái. Về già ta gặp ngài Hoàng Long đạo hạnh kiêm trọng nên trong lòng kính mộ và xin nối pháp ngài. Há cho rằng vì việc đó mà nửa đời ta cảm lấy bệnh nan y này. Nay may mắn được trả nợ đời trước. Xưa kia, thần tiên phần nhiều mắc bệnh nan y mà đắc đạo Tiên. Bởi vì họ vứt bỏ được trần lụy, ôm lấy phong cách của Dĩnh Dương cho nên nhờ họa mà được phúc. Nếu ta không nhờ như thế thì đâu có được như hôm nay. Ngày nay ta nắm chặt được là do buông thả vậy. Nhờ ta nắm chặt buông thả nên được tự tại.

Sư nói xong liền “hư!” một tiếng rồi lặng lẽ thản nhiên thị tịch. Lúc trà tì có mùi hương lạ tỏa khắp đồng nội, và rất nhiều xá lợi.

(Theo: Nhân Thiên Bảo Giám.)

[ Quay lại ]