headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 28/01/2025 - Ngày 29 Tháng 12 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
Phatthanhdao  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

165 - Ðức Sơn xương sống sắt

德 山 脊 鐵

Ðức Sơn tích thiết

寰 中 聲 鐘

Hoàn Trung thanh chung

淨 因 掃 竹

Tịnh Nhân tảo trúc

青 林 栽 松

Thanh Lâm tài tùng.

659. — Ðức Sơn xương sống sắt

Tuyết Phong hỏi Thiền sư Ðức Sơn Tuyên Giám:

– Từ trước tông phong đem pháp gì để dạy người?

Sư (Ðức Sơn) đáp:

– Tông ta không có lời nói, thật không có một pháp dạy người!

Nham Ðầu nghe được lời này, nói:

– Ông già Ðức Sơn có một cột xương sống cứng như sắt, bẻ chẳng gãy. Mặc dù như thế, đối với những lời dạy trong giáo môn vẫn còn hồ đồ!

(Theo: Truyền Đăng lục.)

660. — Hoàn Trung tiếng như chuông

Thiền sư Hoàn Trung ở núi Ðại Từ, thịt trên đỉnh đầu nổi cao lên, tiếng nói thanh như chuông. Từ bé cho đến lúc trưởng thành, Sư chịu tang mẹ bằng cách cất nhà nơi phần mộ để nhớ ân đức vô cùng của mẹ. Ðến khi mãn tang, Sư vào chùa Ðồng Tử ở Tinh Châu xuất gia, thụ giới ở Tung Nhạc, tu tập luật học. Sau đó, Sư tham vấn nơi ngài Bách Trượng, được tâm ấn rồi từ giã ngài để trở về chùa Thường Lạc ở Nam Nhạc, cắt cỏ cất am ở trên đỉnh núi. Về sau Sư trụ núi Ðại Từ ở phía Bắc Chiết Giang.

(Theo: Truyền Đăng lục.)

661. — Tịnh Nhân quét lá trúc

Thiền sư Tịnh Nhân Ðạo Trăn tự hiệu là Bá Tường đang dọn tuyết ở vách phía Tây của nhà phương trượng. Sư thỉnh Văn quét phụ lá trúc và bảo ông ta rằng:

– Ta muốn cho tâm hồn của những vị khách viếng chùa được mát mẻ, như vậy ông hãy thay ta để thuyết pháp.

(Theo: Tăng Bảo truyện.)

662. — Thanh Lâm trồng cây thông

Thiền sư Thanh Lâm Kiền trồng thông ở Ðộng Sơn, có một tục sĩ tên là Lưu Ông đến chỗ Sư để xin một bài tụng. Sư liền làm tụng rằng:

Cao cao hơn ba thước (0,9m)

Um tùm che cỏ hoang

Không biết người đời nào

Ðược thấy rõ cây thông.

Lưu Ông đem bài tụng này trình cho Thiền sư Giới, Giới bảo:

– Nói cho ông mừng, người này là Tổ thứ ba đó!

Về sau, quả nhiên Sư trụ Ðộng Sơn, làm Tổ đời thứ ba.

(Theo: Thiền Lâm Loại Tụ.)

[ Quay lại ]