headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 25/11/2024 - Ngày 25 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

VAI TRÒ CỦA THẦY

thayCùng một lúc Thầy Viện chủ phải chịu trách nhiệm cả ba Thiền viện, đây là một việc khá nặng nề. Nhiều Phật tử đã áy náy cho việc làm của Thầy mình. Nhưng với Thầy, việc phải cực nhọc như thế nào đó Thầy không đặt ra.

Thầy đã không quản vừa giảng dạy chúng, lại vừa chỉ vẽ riêng. Thật biết bao việc phải đặt ra, làm một vị Thầy có gần cả trăm môn đệ như vậy, đâu phải là việc đơn giản. Chỉ một việc, làm thế nào cho đời sống Thiền sinh không bị trục trặc, biết hòa vui với nhau thôi đã khó rồi, huống là phải nâng lên vai trò trí tuệ, công hạnh ở mỗi người.

Ðã bao việc như vậy mà lúc nào cũng thấy Thầy giữ được vẻ tươi cười bình thản, chỉ có khác đi chút về sức khỏe. Mỗi lần Thầy giảng dạy như vậy đã thấy Thầy hơi sút người, nhưng rồi sau đó cũng lại được bình phục, vị Thầy không vì việc người mà quên việc mình. Vừa dạy môn đệ mà không quên việc tu của mình, thế nên tinh thần và sức khỏe không đến nỗi sút giảm, ngược lại tinh thần Thầy lại có vẻ sáng ngời thêm hơn.

Ngoài việc giảng dạy, một tháng Thầy Viện chủ phải bỏ ra 5 buổi để Chủ lễ Thỉnh nguyện, hai cho Chơn Không, hai cho Bát Nhã, một cho Linh Quang. Mỗi lần như vậy, Viện chủ phải cụ thể giải quyết bao nhiêu vấn đề, chúng đông nhiều chuyện lắm, nào việc tu, việc sống, việc ăn mặc v.v. . . Thầy phải tỉnh táo lắm để giải quyết những vấn đề khá phức tạp, khá tinh vi. Mà các Thiền sinh một số bé bỏng có biết gì đâu, vẫn hay tạo bất ổn, gây khó thêm cho người Thầy.

Rồi việc nhận cho Thiền sinh trình kiến giải hay tham vấn nữa. Thiền sinh đông, đây là việc mất nhiều thì giờ, nhưng là việc bổn phận. Thiền sinh hết người này đến người khác, cứ lần lượt thay phiên đến thất Viện chủ, bày tỏ sở kiến sở hành của mình, việc này đâu có chừng hạn, cứ thế mà tiếp tục trình và thưa.

Trong số này có những vị gây mất thì giờ vô ích, một chuyện vớ vẩn nào đó cũng thưa cũng trình. Kể cả chuyện mộng mị không đâu gì đó cũng trình cũng thưa (đa phần là Ni).

Dầu vậy, vị Thầy vẫn lắng nghe, Thầy đã giữ phận Thầy, trò thì có trò giỏi trò dở, người hỏi có người biết hỏi, người không, thì cũng phải đón nghe và chỉ dạy. Việc này chỉ tiếc người hỏi không lượng để làm hao phí sức một vị Thầy của mình. Trong khi vị Thầy đang cần sức lực thì giờ dùng vào việc khác.

Nhìn qua một vài trường hợp như vậy mới thấy được ít nét về Thầy Viện chủ trong giai đoạn khá bề bộn này.

[ Quay lại ]