headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 29/03/2024 - Ngày 20 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

VÀO CỬA KHÔNG

cuakhongHôm nay là thời giảng thứ hai của chúng tôi tại chùa Xá Lợi. Trong bài giảng thứ nhất chúng tôi đã nói về "Vào Cổng Nhà Thiền". Đến bài giảng thứ hai này, chúng tôi hướng dẫn quí vị "Vào Cửa Không".

Tại sao dùng hai chữ "Cửa Không"? Đó là chúng tôi dịch nghĩa danh từ "Không môn" trong nhà thiền. Trong đạo Phật, khi nói đến cửa không, chúng ta biết là cửa thiền. Tại sao cửa thiền được gọi là cửa không?

Xem tiếp...

VÀO CỔNG NHÀ THIỀN

TrucLamBuổi nói chuyện hôm nay cốt yếu chúng tôi giới thiệu tổng quát với quí vị phương pháp tu thiền, chúng tôi đặt tên là "Vào Cổng Nhà Thiền". Lý đáng tên đề tài phải là "Đường Lối Vào Nhà Thiền", nhưng nói đến đường lối là còn xa xôi, ở đây chúng tôi muốn nói đến cổng rồi, không phải là chuyện ở đầu đường nữa. Dùng tiếng "cổng" quí vị sẽ có cảm tưởng như chúng ta đứng trước cổng chùa, thấy tổng quát ngôi chùa và cảnh vật quanh chùa, nhưng chi tiết trong chùa và Phật thì chúng ta chưa thấy. Chúng ta còn phải qua hai giai đoạn, bước qua cửa và vào trong chùa. Hôm nay chúng tôi mới nói đến chuyện tới cổng chùa.

Xem tiếp...

SÁCH TẤN TU

hoathuongtonsuMỗi năm tất cả người tu chúng ta, ít nhất phải có một lần ôn lại chuyện cũ và chuẩn bị cho việc mới. Nói một cách dễ hiểu, là qua một năm, những cái dở chúng ta phải chừa, chuẩn bị cho năm tới được tốt được sáng sủa hơn, đó là bổn phận của người tu. Ngài Trần Tôn Túc là đệ tử của tổ Hoàng Bá, có nói :

"Việc lớn (Giải thoát luân hồi sanh tử. ) chưa sáng như đưa ma mẹ. Việc lớn đã sáng như đưa ma mẹ."

Xem tiếp...

TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO

sen2 Từ trước tôi thường nói "tâm bình thường là đạo", song chỉ nói tổng quát hoặc nói xa gần để quý vị thầm nhận, chớ không nói thẳng. Hôm nay tôi chỉ thẳng để quý vị thấy và nhận ra để ứng dụng tu hành.

Triệu Châu đến hỏi Ngài Nam Tuyền:

- Thế nào là đạo?

Nam Tuyền đáp:

- Tâm bình thường là đạo.

Xem tiếp...

THIỀN VÀ THẮNG TRÍ

phat13Kinh Thiền và Thắng Trí trong Tương Ưng bộ thuộc hệ Pàli và kinh 1142 trong Tạp A Hàm thuộc hệ Sanskrit, nội dung Phật xác nhận tâm hạnh của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp trước chúng Tỳ kheo, là người có công đức và trí tuệ thù thắng. Hôm nay, chúng ta nghiên cứu qua hai kinh này xem Phật xác nhận tâm hạnh Tôn giả Ma Ha Ca Diếp như thế nào ?

Xem tiếp...

CÓ PHÁP MÔN NÀO

CHÁNH VĂN:

1. Một thời Thế Tôn ở

2. Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ kheo.

3. Có Pháp Môn nào, do pháp môn ấy, Tỳ kheo, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp (àkàrapari-takkà), ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận (dithini shànakhanti), có thể xác chứng Chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, phạm hành đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"?

4. Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...

Xem tiếp...

Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Quán Thế Âm

Hôm nay đủ duyên chúng ta hội ngộ tại đây, trước hết tôi có lời thăm viếng tất cả Tăng Ni và Phật tử. Đối với các Phật tử lớn tuổi, đi chùa học đạo nhiều năm, bây giờ có dịp gặp lại thăm viếng nhau, tôi chúc mừng quí vị vẫn còn có mặt trên thế gian, còn đến chùa học đạo, thật là quí báu. Nhân đây tôi cũng có vài điều nhắc nhở cho tất cả quí vị nhớ Phật pháp, an ổn tu hành đến ngày nhắm mắt, có hướng đi rõ ràng tốt đẹp.

Xem tiếp...

SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA BÁT-NHÃ VÀ THIỀN TÔNG

Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật.

Các Thiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.

Xem tiếp...

NHẮC NHỞ CHƯ TĂNG NI MÙA AN CƯ KIẾT HẠ

Trước khi vào mùa an cư tôi có một số điều nhắc nhở chư Tăng Ni. Mỗi năm chúng ta đều có ba tháng an cư, đó là thời gian dành để tinh chuyên tu hành. Tuy rằng quanh năm không ngày nào chúng ta không tu, nhưng muốn cho sức tu được mạnh thì ba tháng an cư là cơ hội rất tốt để Tăng Ni nỗ lực tinh tấn hơn. Vì vậy đây là thời gian tu quyết liệt hơn hết cho nên chư Tăng Ni không được đi đâu xa ngoài phạm vi của mình, phải đem hết khả năng tu hành cho trí tuệ sớm sáng tỏ.

Xem tiếp...

SỰ SAI BIỆT GIỮA PHẬT HỌC VÀ KHOA HỌC

Đề tài chúng tôi sẽ trình bày hôm nay là Sự sai biệt giữa Phật học và khoa học. Có thể quí vị cho rằng ai không biết Phật học và khoa học sai biệt. Nhưng sai biệt ở điểm nào, sâu cạn ra sao lại là một vấn đề cần phải thảo luận cho rõ ràng. Để từ đó chúng ta thấy được nếu biết ứng dụng khoa học, Phật học vào cuộc sống sẽ có những lợi ích thế nào.

Xem tiếp...

CÁC PHÁP DUYÊN SINH, KHÔNG THẬT

Trong kinh A Hàm đức Phật có dạy, người nào thấy được lý nhân duyên thì người đó thấy được pháp. Thấy được pháp tức là thấy đạo hay thấy Phật. Qua đó chúng ta thấy tầm quan trọng của lý nhân duyên như thế nào rồi. Cũng như vậy, con người do nhân duyên sinh nên không chủ thể, không cố định. Muôn vật trên thế gian này do nhân duyên sinh cũng không chủ thể, không cố định. Tuy không cố định, không chủ thể nhưng muôn sự muôn vật vẫn có, đủ duyên thì nó hiện tiền. Hiểu lý này rồi chúng ta mới hiểu chữ Không trong kinh Bát Nhã.

Xem tiếp...