headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 29/03/2024 - Ngày 20 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Trung luận - QUÁN TÀ KIẾN


Vì tất cả pháp KHÔNG
Các kiến thế gian thường ...
Ở chỗ nào ? lúc nào ?
Ai khởi các kiến ấy ?

 

 

 

Hỏi: - Đã nghe Pháp Đại Thừa phá tà kiến, nay muốn nghe pháp Thanh văn phá tà kiến?

Đáp: - Ngã ở đời quá khứ,
Là Có Không, là không.
Các kiến thế gian thường.
Đều nương đời quá khứ.

HTML clipboard

- Ngã ở đời vị lai,
Là làm, là không làm.
Các kiến hữu biên .
Đều nương đời vị lai.

Ngã ở đờùi quá khứ là có, là không, là cũng có cũng không, là chẳng phải có chẳng phải không, tức gọi là các kiến chấp thường… nương đời quá khứ.
Ngã ở đời vị lai là làm, là chẳng làm, là cũng làm cũng chẳng làm, là chẳng phải làm, chẳng phải chẳng làm, đó gọi là các kiến chấp biên vô biên..., nương đời vị lai. Các thứ tà kiến như thế..., vì nhân duyên gì nên gọi là tà kiến, việc ấy nay sẽ nói:
- Đời quá khứ có ngã,
Việc đó chẳng thế được.
Ngã trong đời quá khứ.
Chẳng làm ngã ngày nay.
- Nếu bảo ngã tức đó, (một)
Mà thân có tướng khác.
Nếu sẽ lìa nơi thân,
Chỗ nào riêng có ngã?
- Lìa thân không có ngã,
Việc đó là đã thành.
Nếu bảo thân tức ngã,
Hoặc đều không tức ngã.
- Nhưng thân chẳng làm ngã,
Vì thân tướng sanh diệt.
Làm sao sẽ do thọ,
Mà làm thành người thọ.
- Nếu lìa thân có ngã,
Việc đó ắt chẳng đúng.
Không thọ mà có ngã,
Thật ra chẳng thể được.
- Nay ngã chẳng lìa thọ,
Cũng chẳng tức là thọ.
Chẳng không thọ, chẳng không,
Đây là nghĩa quyết định.

Ngã ở đời quá khứ là có, việc đó ắt chẳng đúng. Tại sao? Ngã trong đời trước chẳng làm ngã hiện nay, vì có lỗi thường. Nếu thường ắt có vô lượng lỗi. Tại sao? Như người do nhân duyên tu phước nên làm trời, sau đó làm người; Nếu ngã đời trước tức ngã đời nay thì trời tức là người. Lại, người do nhân duyên tội nghiệp nên làm Chiên đà la, sau làm Bà la môn; Nếu ngã đời trước tức ngã đời nay thì Chiên đà la tức là Bà la môn. Ví như nước Xá Vệ có Bà la môn tên Đề Đạt, đi đến thành Vương Xá cũng tên Đề Đạt, chẳng do đến thành Vương Xá nên thành khác. Nếu trước làm trời, sau làm người ắt trời tức là người, chiên đà la tức Bà la môn. Nhưng việc đó chẳng đúng. Tại sao? Trời chẳng tức là người, Chiên đà la chẳng tức là Bà la môn. Vì có lỗi thường như trên...

Nếu bảo ngã đời trước chẳng làm ngã đời nay, như người khi giặt y gọi là người giặt, khi cắt cỏ gọi người cắt. Người giặt và người cắt tuy chẳng khác mà người giặt chẳng tức là người cắt. Cũng vậy, ngã thọ thân trời gọi là trời, ngã thọ thân người gọi là người, ngã chẳng khác mà thân khác.

Việc đó chẳng đúng. Tại sao? Nếu tức là người, chẳng nên nói trời, làm người. Nay người giặt đối với người cắt là khác hay chẳng khác? Nếu chẳng khác, người giặt lẽ ra tức là người cắt. Như thế trời ở đời trước tức là người, Chiên đà la tức là Bà la môn. Vậy ngã cũng có lỗi thường. Nếu khác, người giặt tức chẳng làm người cắt. Như thế trời chẳng làm người, vậy ngã cũng vô thường, vô thường ắt không có tướng ngã. Thế nên chẳng được nói tức đó.

Hỏi: - Ngã tức đó, nhưng vì nhân thọ nên phân biệt là trời, là người. Thọ gọi là thân năm ấm. Do nhân duyên nghiệp nên phân biệt là trời, là người, là Chiên đà la, là Bà la môn; nhưng ngã thật chẳng phải trời, chẳng phải người, chẳng phải chiên đà la, chẳng phải bà la môn. Thế nên không có lỗi như thế?

Đáp: - Việc đó chẳng đúng. Tại sao? Nếu thân làm trời, làm người, làm chiên đà la, làm bà la môn, chẳng phải ngã làm, ắt lìa thân riêng có ngã. Nay tội phước, sanh tử qua lại đều là thân chẳng phải ngã. Vì nhân duyên tội nên đọa ba đường dữ. Vì nhân duyên phước nên sanh ba đường lành. Nếu khổ vui, mừng giận, lo sợ... đều là thân chẳng phải ngã, đâu cần ngã làm! Như trị tội người tục chẳng can dự đến người xuất gia. Vì nhân duyên năm ấm tương tục, tội phước chẳng mất nên có giải thoát. Nếu đều là thân, chẳng phải ngã, đâu cần ngã làm !.

Hỏi: -Tội phước... nương nơi ngã. Vì ngã có cái hiểu biết. Thân không cái hiểu biết nên người biết lẽ ra là ngã, nhân duyên khởi nghiệp tội phước là pháp tạo tác. Nên biết lẽ ra có người làm (tác giả). Người làm là ngã, thân là chỗ dùng của ngã, cũng là chỗ ngã trụ. Ví như chủ nhà dùng cỏ, cây, đất sét, tô trát ... làm nhà. Tự vì thân nên tùy chỗ dùng mà làm thành nhà có tốt hay xấu. Ngã cũng vậy, tùy làm lành dữ ... mà được thân tốt hay xấu. Sáu đường sanh tử đều từ ngã làm ra. Thế nên thân tội phước đều thuộc về ngã. Ví như nhà thuộc chủ nhà, chẳng thuộc người khác?

Đáp: - Thí dụ ấy chẳng đúng. Tại sao? Vì chủ nhà có hình, có xúc, có sức nên hay giữ được nhà, còn cái ngã ông nói đó, vì không hình, không xúc nên không có sức tạo tác, tự mình không có sức tạo tác cũng chẳng thể khiến người khác tạo tác. Nếu thế gian có một pháp không hình, không xúc mà hay có việc tạo tác, ngã ắt có thể tin nhận, biết là có người làm (tác giả). Nhưng việc ấy chẳng đúng. Nếu ngã là người làm, ắt người chẳng nên tự làm việc khổ. Nếu là người niệm thì việc vui đáng tham, chẳng nên quên mất. Nếu ngã chẳng làm khổ mà khổ gượng sanh, tất cả cái khác cũng đều tự sanh, chẳng phải do ngã làm ra.

Nếu người thấy là ngã, mắt hay thấy sắc, vậy mắt lý đáng là ngã. Nếu mắt thấy mà chẳng phải ngã, ắt trái với lời nói ở trước: người thấy là ngã. Nếu người thấy là ngã, ngã ắt chẳng nên có được các trần nghe tiếng... Tại sao? Vì mắt là người thấy thì chẳng thể có được các trần nghe tiếng... Thế nên ngã là người thấy, việc đó chẳng đúng.

Nếu bảo như người cắt dùng liềm cắt cỏ, ngã cũng như thế, dùng tay ... hay có việc tạo tác. Dụ đó chẳng đúng. Tại sao? Nay lìa liềm riêng có người cắt, mà lìa thân tâm, các căn không riêng có người làm. Nếu bảo người làm tuy chẳng chỗ mắt, tai... có được, mà cũng có người làm, ắt con người thạch nữ hay có việc tạo tác. Như vậy, tất cả các căn đều nên không có ngã.

Nếu bảo mắt phải thấy vật, mắt trái nhận biết, nên biết riêng có người thấy. Việc đó chẳng đúng. Nay tay phải tập làm, tay trái chẳng thể làm, thế nên không riêng có người làm. Nếu riêng có người làm, điều tay phải tập, tay trái cũng nên làm được, mà thật chẳng thể làm. Thế nên trọn không có người làm.

Lại nữa, có ngã là người làm, như nói thấy người khác ăn trái cây (me), trong chảy nước miếng, đó là tướng ngã. Việc đó chẳng đúng. Tại sao? Vì đó là sức của niệm, chẳng phải sức của ngã. Lại, cũng tức phá nhân duyên của ngã. Như người, ở trong chỗ đông hổ thẹn chảy nước miếng, mà nước miếng cứ gượng chảy ra, chẳng được tự tại, nên biết là không có ngã.

Lại nữa, nếu có tội lỗi điên đảo đời trước là cha, đời nay làm con, cha con ấy chỉ một ngã nhưng thân có khác. Như từ một nhà đến một nhà, cha nên là cha, chẳng vì vào nhà khác nên liền có khác. Nếu có ngã, hai thứ đó nên là một. Như thế ắt có lỗi lớn.

Nếu bảo không ngã trong năm ấm tương tục cũng có lỗi ấy. Việc đó chẳng đúng. Tại sao? Tuy năm ấm tương tục, hoặc khi có dụng, hoặc khi không có dụng. Như nước trái nho người trì giới được uống, rượu nho thì chẳng được uống, nếu biến làm rượu đắng lại uống được. Năm ấm tương tục cũng như thế, có dụng, có chẳng dụng. Nếu thủy chung một ngã, có lỗi như thế, năm ấm tương tục không có lỗi như thế. Song do năm ấm hòa hợp nên tạm gọi là ngã, không có thật. Như kèo, đón tay hòa hợp có nhà, lìa kèo đón tay không riêng có nhà. Cũng vậy, do năm ấm hòa hợp nên có ngã, nếu lìa năm ấm thật không riêng có ngã. Thế nên ngã chỉ có giả danh, không có thật. Ở trước ông nói lìa thọ, riêng có người thọ, do thọ phân biệt người thọ là trời, là người việc đó chẳng đúng. Phải biết, chỉ có thọ không riêng có người thọ. Nếu bảo lìa thọ riêng có ngã, việc đó chẳng đúng. Nếu lìa thọ có ngã, làm sao có thể nói được tướng ngã đó. Nếu không tướng có thể nói, ắt lìa thọ không có ngã.

Nếu bảo lìa thân không có ngã, nhưng thân là ngã. Việc đó cũng chẳng đúng. Tại sao? Thân có tướng sanh diệt, ngã ắt chẳng vậy. Lại nữa, làm sao do thọ tức gọi người thọ.

Nếu bảo lìa thọ có người thọ. Việc đó cũng chẳng đúng. Nếu chẳng thọ năm ấm mà có người thọ, lý đáng lìa năm ấm riêng có người thọ, các căn mắt ... có thể được, mà thật chẳng thể được. Thế nên ngã chẳng lìa thọ, chẳng tức thọ, cũng chẳng phải không thọ, cũng lại chẳng phải không. Đây là nghĩa thật. Vì vậy phải biết, đời quá khứ có ngã, việc đó chẳng đúng. Tại sao?

- Ngã quá khứ chẳng làm,
Việc đó ắt chẳng đúng.
Ngã trong đời quá khứ,
Khác nay cũng chẳng đúng.
- Nếu bảo là có khác,
Lìa kia nên có nay.
Ngã trụ đời quá khứ,
Mà ngã nay tự sanh.
- Như thế ắt đoạn diệt,
Mất đi nghiệp quả báo.
Kia làm mà đây thọ,
Có những lỗi như thế.
- Trước không mà nay có,
Trong đây cũng có lỗi.
Ngã ắt pháp tạo tác,
Cũng chính là không nhân.

Ngã trong đời quá khứ chẳng làm ngã đời nay. Việc đó chẳng đúng. Tại sao? Ngã trong đời quá khứ chẳng khác ngã đời nay. Nếu ngã đời nay khác với ngã đời quá khứ, lý đáng lìa ngã kia có ngã nay. Lại, ngã đời quá khứ cũng nên trụ ở đó, thân nay tự lại sanh. Nếu vậy tức rơi bên đoạn, mất nghiệp quả báo. Lại, người kia làm tội, người này thọ báo. Có vô lượng lỗi như thế ... Lại, ngã ấy lý đáng trước không nay có. Điều đó cũng có lỗi, ngã ắt là pháp tạo tác, cũng là không nhân mà sanh. Thế nên ngã đời quá khứ chẳng làm ngã đời nay, việc đó chẳng đúng.

Lại nữa,
- Như trong đời quá khứ,
Thấy có ngã, không ngã.
Hoặc chung, hoặc chẳng chung,
Việc đó đều chẳng đúng.
Như thế suy tìm là kiến trong đời quá khứ: Có, Không, cũng có cũng không, chẳng phải có, chẳng phải không, mọi thứ tà kiến ấy do ở trước đã nói nhân duyên lỗi lỗi nên thảy đều chẳng đúng.

- Ngã ở đời vị lai,
Là làm, là chẳng làm.
Người thấy như thế đó,
Thảy đồng đời quá khứ.

Ngã ở trong đời vị lai là làm, là chẳng làm, bốn câu như thế, như lỗi lầm trong đời quá khứ, lẽ ra sẽ nói ở trong đây.
Lại nữa,
- Nếu trời tức là người,
Ắt rơi vào bên thường.
Trời ắt là không sanh,
Vì pháp thường, chẳng sanh.

Nếu trời tức là người, điều đó ắt là thường. Nếu trời chẳng sanh trong người, làm sao gọi là người? Vì pháp thường thì chẳng sanh. Thế nên thường, cũng chẳng đúng.
Lại nữa,
Nếu trời khác với người,
Tức đó là vô thường.
Nếu trời khác với người,
Ắt là không tương tục.

Nếu trời khác với người ắt là vô thường. Vô thường ắt có lỗi đoạn diệt ..., như lỗi nói ở trước. Nếu trời khác với người ắt không có tương tục. Nếu có tương tục chẳng được nói là khác.

Lại nữa,
Nếu nửa trời, nửa người,
Ắt rơi vào hai bên.
Thường cùng với vô thường,
Việc đó ắt chẳng đúng.

Nếu chúng sanh nửa thân là trời, nửa thân là người, như vậy ắt là vừa thường vừa vô thường: nửa trời là thường, nửa người là vô thường. Nhưng việc đó chẳng đúng. Tại sao? Vì bị lỗi một thân có hai tướng.
Lại nữa,
Nếu thường và vô thường,
Cả hai đều thành tựu.
Như thế ắt nên thành,
Chẳng thường chẳng vô thường.

Nếu thường và vô thường, cả hai đều thành tựu, sau đó thành chẳng phải thường chẳng phải vô thường, vì trái nhau với cũng thường cũng vô thường. Nay thật là thường vô thường chẳng thành, thế nên chẳng phải thường, chẳng phải vô thường cũng chẳng thành.

Lại nữa, nay sanh tử vô thủy, việc đó cũng chẳng đúng. Tại sao?

- Nếu pháp thật có đến,
Và là thật có đi.
Sanh tử ắt vô thủy,
Mà thật không việc này.

Nếu pháp thật có từ đâu đến, đi về đâu, sanh tử ắt nên vô thủy. Pháp ấy dùng trí tuệ suy tìm chẳng được từ đâu đến, đi về đâu. Thế nên sanh từ vô thủy, việc đó chẳng đúng.

Lại nữa,
- Nếu nay không có thường,
Làm sao có vô thường?
Cũng thường cũng vô thường,
Chẳng thường chẳng vô thường.

Nếu vậy, dùng trí tuệ suy tìm không pháp có thể được là thường, cái gì sẽ có vô thường. Vì nhân thường mà có vô thường. Nếu cả hai đều không, làm sao có cũng thường, cũng vô thường. Nếu không có cũng thường cũng vô thường, làm sao có chẳng phải thường chẳng phải vô thường. Vì nhân cũng thường cũng vô thường, nên có chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Thế nên bốn câu thường... nương đời quá khứ chẳng thể được.

Bốn câu biên vô biên, nương đời vị lai, việc đó chẳng thể được, nay sẽ nói. Tại sao?

- Nếu thế gian hữu biên,
Làm sao có đời sau ?
Nếu thế gian vô biên,
Làm sao có đời sau ?

Nếu thế gian hữu biên, chẳng nên có đời sau. Mà nay thật có đời sau. Thế nên thế gian hữu biên chẳng đúng.
Nếu thế gian vô biên cũng chẳng nên có đời sau. Mà thật có đời sau, thế nên thế gian vô biên chẳng đúng.
Lại nữa, hai bên ấy chẳng thể được. Tại sao?
- Năm ấm thường tương tục,
Giống như ngọn đèn cháy.
Do đó nên thế gian,
Chẳng thể biên, vô biên.

Từ năm ấm lại sanh năm ấm, năm ấm ấy thứ lớp tương tục, như các duyên hòa hợp có ngọn đèn cháy. Nếu các duyên chẳng hết, đèn ắt chẳng tắt. Nếu hết ắt tắt. Thế nên chẳng được nói, thế gian hữu biên, vô biên.

Lại nữa,
- Nếu năm ấm trước hoại,
Chẳng nhân năm ấm ấy.
Lại sanh năm ấm sau,
Thế gian ắt hữu biên.
- Nếu ấm trước chẳng hoại,
Cũng chẳng nhân ấm ấy.
Mà sanh năm ấm sau,
Thế gian ắt vô biên.

Nếu năm ấm trước hoại, chẳng nhân năm ấm ấy, lại sanh năm ấm sau, như thế ắt thế gian hữu biên. Nếu năm ấm trước diệt rồi, trọn chẳng sanh năm ấm khác, đó gọi là biên. Biên gọi là thân rốt sau.

Nếu năm ấm trước chẳng hoại, chẳng nhân năm ấm ấy, sanh năm ấm sau, thế gian ắt vô biên. Điều đó ắt là thường mà thật chẳng phải vậy. Thế nên thế gian vô biên, việc đó chẳng đúng.

Thế gian có hai thứ: quốc độ thế gian và chúng sanh thế gian. Đây là chúng sanh thế gian.
Lại nữa, như trong Tứ Bách Quán nói:

- (Vì) Chân pháp và người nói.
Người nghe là khó được (nên)
Như thế ắt sanh tử,
Chẳng phải biên, vô biên.

Vì nhân duyên chẳng được chân pháp nên sanh tử qua lại không có bờ mé (biên). Hoặc khi được nghe chân pháp, được đạo nên chẳng thể nói không bờ mé (vô biên).

Nay sẽ phá tiếp cũng hữu biên cũng vô biên.

Nếu thế gian nửa biên,
Thế gian nửa vô biên.
Ắt là cũng hữu biên
Cũng vô biên, (nhưng) chẳng đúng.

Nếu thế gian nửa hữu biên, nửa vô biên ắt nên cũng vô biên. Nếu vậy, ắt một pháp có hai tướng. Việc đó chẳng đúng. Tại sao?

Người thọ năm ấm kia,
Làm sao một phần phá?
Một phần thì chẳng phá,
Việc đó ắt chẳng đúng.
- Thọ cũng lại như thế,
Làm sao một phần phá,
Một phần thì chẳng phá?
Việc đó ắt chẳng đúng.

Người thọ năm ấm, làm sao một phần phá, một phần chẳng phá ? Việc đó chẳng được cũng thường cũng vô thường.
Thọ cũng như thế, làm sao một phần phá, một phần chẳng phá?. Vì hai tướng thường và vô thường trái nhau. Thế nên, thế gian cũng hữu biên, cũng vô biên, điều đó ắt chẳng đúng.

Nay sẽ phá kiến chấp chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên.

Nếu cũng hữu, vô biên,
Cả hai được thành tựu.
Chẳng hữu chẳng vô biên,
Ắt cũng nên thành tựu.

Vì trái nhau với hữu biên nên có vô biên. Như trái nhau với dài có ngắn. Vì trái nhau với có và không ắt có cũng có cũng không. Vì trái nhau với cũng có cũng không nên có chẳng phải có chẳng phải không. Nếu cũng hữu biên cũng vô biên thật thành tựu, lý đáng có chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên. Tại sao? Vì nhân đối đải nhau ở trên đã phá câu thứ ba cũng hữu biên cũng vô biên, nay làm sao sẻ có chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên. Do không có đối đải nhau. Như thế suy tìm bốn kiến chấp hữu biên vô biên nương đời vị lai đều chẳng thể được.

Lại nữa,
Vì tất cả pháp KHÔNG
Các kiến thế gian thường ...
Ở chỗ nào ? lúc nào ?
Ai khởi các kiến ấy ?

Ở trên đã dùng pháp Thanh Văn phá các kiến chấp, nay ở trong pháp Đại Thừa nói các pháp từ xưa đến nay rốt ráo tánh KHÔNG. Trong tánh KHÔNG như thế, không người, không pháp, chẳng nên sanh tà kiến chánh kiến. Chỗ gọi là đất đai. Lúc gọi là ngày, tháng, số năm . Ai gọi là người. Đây gọi là thể các kiến chấp.

Nếu thật có kiến chấp thường, vô thường ..., lý đáng nên có người sanh ra kiến chấp này. Vì phá ngã nên không người. Sanh kiến chấp ấy lý đáng có chỗ nơi, sắc pháp hiện thấy còn có thể phá, huống nữa thời, phương. Nếu có các kiến chấp, lý đáng là có thật. Nếu thật, ắt chẳng thể phá. Từ trước đến đây đã dùng mọi thứ nhân duyên phá, thế nên phải biết kiến chấp không có thật thể, làm sao có sanh. Như bài kệ nói “ở chỗ nào, lúc nào, ai khỏi kiến chấp ấy”.

Cù Đàm Đại Thánh Chúa,
Thương xót nói pháp ấy.
Thảy đoạn tất cả kiến,
Nay con xin kinh lễ !

Tất cả kiến, nói lược có năm thứ kiến, nói rộng ắt có 62 kiến. Vì đoạn các kiến chấp ấy nên nói pháp. Bậc Đại Thánh Chúa Cù Đàm là đấng trí tuệ vô lượng, vô biên, không thể nghĩ bàn, thế nên con xin kính lễ!

[ Quay lại ]