Ông Nay Biết Ta Chăng ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 24 Tháng chín 2008 09:59
- Viết bởi nguyen
Thạch Ðầu Hy Thiên đến tham vấn Thiền Sư Hành Tư. Sư hỏi:
-- Ông từ phương nào đến?
Hy Thiên thưa:
-- Con từ Tào Khê đến.
-- Ðem vật gì đến?
-- Khi chưa đến Tào Khê cũng chẳng mất.
-- Nếu thế ấy sao chẳng dừng đi, đến Tào Khê làm gì?
Chẳng Làm Việc Gì
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 21 Tháng chín 2008 08:19
- Viết bởi nguyen
Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiễm, một hôm đứng hầu Hòa Thượng Thạch Ðầu. Hòa Thượng hỏi:
-- Trong ấy ông làm việc gì?
Sư thưa:
-- Một việc cũng chẳng làm.
-- Thế ấy thì ngồi không chăng ?
-- Nếu ngồi không tức là làm.
Sáu Căn Tức Giải Thoát
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 19 Tháng chín 2008 09:16
- Viết bởi nguyen
Thiền Sư Quảng Trừng, ở Ðại Ðồng Tào Châu. Có vị Tăng đến hỏi:
-- Làm thế nào diệt được sáu căn?
Sư nói:
-- Hươi kiếm chém hư không, đâu thể gây thương tích cho các vật.
Ðạo Tại Trước Mắt
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 17 Tháng chín 2008 06:42
- Viết bởi nguyen
Có vị Tăng đến hỏi Thiền Sư Duy Khoan:
-- Ðạo tại chỗ nào ?
Sư đáp:
-- Chỉ tại trước mắt.
-- Sao tôi chẳng thấy ?
-- Do ông có ngã nên không thấy.
Ý Nghĩa Tối Thượng
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 15 Tháng chín 2008 09:21
- Viết bởi nguyen
Những ai đã đọc quyển "Góp nhặt Cát Ðá" đến câu chuyện Giáo Lý Tối Thượng chắc không khỏi có điều thắc mắc? Vì sao? Câu chuyện như vầy:
Có anh mù, một hôm đến thăm người bạn, vì mãi mê chuyện trò đến trời tối không hay. Khi ra về, người bạn mới đốt một cây đèn lồng trao cho anh, anh khoát tay nói: "Với tôi thì ngày cũng như đêm có cần gì đến thứ này". Người bạn giải thích: "Tuy nhiên với anh thì được, song đối với người sẽ nhờ có cây đèn này mà thấy và tránh anh!".
Phật Thành Ðạo
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 12 Tháng chín 2008 09:36
- Viết bởi nguyen
Nhân ngày Lễ Phật Thành Ðạo, tôi nhắc lại vài vị Thiền Sư qua câu chuyện Phật thành đạo, để cho quí vị thấy và hiểu sâu hơn về ý nghĩa thành đạo.
Ðời nhà Tống vua Hiếu Tông đến hỏi Thiền Sư Phật Chiếu nhân ngày thành đạo. Ông hỏi rằng:
-- Nói Phật thành đạo là thành cái gì?
Thiền Sư đáp:
-- Dám bảo bệ hạ đã quên.
Chỉ Một Chữ "Biết"
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 07 Tháng chín 2008 09:31
- Viết bởi nguyen
Có lẽ mỗi người chúng ta ai ai cũng không còn lạ gì khi nhắc đến chữ "Biết". Có thể nói chúng ta đã gặp nó hằng trăm ngàn lần trong cuộc sống hằng ngày. Nơi gia đình, trong sách vở, ở học đường, ngoài xã hội, giữa công việc làm, đâu đâu chúng ta cũng có gặp, đến nỗi mỗi khi nhắc đến tưởng chừng như chúng ta đang sống trong đó không cần suy nghĩ chút gì. Thế nhưng hỏi lại, có ai đã thật sự chạm đến chữ "Biết" này một lần nào chưa? Quả là chúng ta đang vẫy vùng trong đó như sóng đang vẫy vùng trong nước!
Phật Xả Tuổi Thọ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 05 Tháng chín 2008 08:34
- Viết bởi nguyen
Trong Tăng Chi Bộ kinh chép:
Một hôm Phật đến thành Tỳ Xá Ly bảo A Nan và đại chúng đến Kapala nghĩ trưa. Phật nói với Ngài A Nan:
-- Người đủ thần túc có thể kéo dài mạng sống một kiếp hoặc một kiếp còn lại.
Phật lập lại câu ấy ba lần, nhưng Ngài A Nan vẫn làm thinh.
Ðức Phật Ðáng Kính
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 03 Tháng chín 2008 09:11
- Viết bởi nguyen
Một hôm, tại thành Xá Vệ, vườn ông Cấp Cô Ðộc. Buổi chiều sau khi thọ thực xong. Tôn giả Nacada đang thuyết pháp cho các Tỳ Kheo nghe. Vì hứng thú, phấn khởi Ngài thuyết quá dài. Lúc ấy, Thế Tôn từ chỗ tịnh cư đi đến, thấy cửa đóng và nghe bên trong Tôn giả Nacada đang thuyết pháp. Ngài bèn đứng lại bên ngoài nghe. Ðợi khi Tôn giả Nacada thuyết xong, Thế Tôn mới tằng hắng và lấy tay gõ cửa, Tôn giả Nacada bước ra mở cửa. Phật nói:
Kinh Ðiều Ngự
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 01 Tháng chín 2008 08:20
- Viết bởi nguyen
Trung Bộ Kinh (Kinh 125) chép:
Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:
Này Aggivesssana, sau khi vị Thánh đệ tử đã giữ giới Patimokkha (Ba la đề mộc xoa) đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong học pháp. Như Lai lại huấn luyện thêm cho vị đệ tử ấy. Hãy đến này Tỳ Kheo, hãy bảo hộ các căn, khi mắt thấy sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng.