headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 17/04/2024 - Ngày 9 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Bài 81 — Vương Nhạc bảo tứ huyền

王 嶽 四 玄

Vương Nhạc tứ huyền

溈 仰 三 昧

Qui Ngưỡng tam-muội

桐 峰 虎 聲

Ðồng Phong hổ thinh

投 子 牛 在

Ðầu Tử ngưu tại

323. — Vương Nhạc bảo tứ huyền

Không có chú giải (DG)

324. — Qui Ngưỡng nói tam-muội

Ngưỡng Sơn đến tham vấn Hòa thượng Cổ Ðề ở Lãng Châu. Ðề bảo:

– Ði! Ông không có Phật tính.

Sơn chắp tay tiến tới trước ba bước, đáp:

– Dạ!

Ðề cười, bảo:

– Chỗ nào con được thứ tam-muội này rồi đến đây?

– Con từ chỗ Ðam Nguyên được danh, từ chỗ Qui Sơn được thể.

Ðề nói:

– Có phải con là đệ tử của Qui Sơn chăng?

– Thế đế thì chẳng phải không, Phật pháp thì chẳng dám!

Sơn hỏi ngược lại Cổ Ðề:

– Hòa thượng từ chỗ nào được tam-muội này?

– Ta từ chỗ Chương Kỉnh được tam-muội này.

Sơn ca tụng:

– Chẳng thể suy nghĩ đến, cũng khó dính mắc được.

Một hôm Ngưỡng Sơn đang ngồi, có vị tăng đến làm lễ. Sơn chẳng để ý đến. Vị tăng ấy liền hỏi:

– Sư có biết chữ chăng?

Sơn đáp:

– Biết chút ít!

Tăng đi vòng phía bên phải một vòng, hỏi:

– Là chữ gì?

Sơn viết trên đất chữ thập () để đáp lại. Tăng lại đi bên trái một vòng hỏi:

– Là chữ gì?

Sơn sửa chữ thập thành chữ vạn ()

Tăng bèn vẽ tướng , dùng hai tay đậy lại giống như kiểu thần Tu-la lấy tay che mặt trời mặt trăng, rồi hỏi:

– Là chữ gì?

Sơn bèn vẽ tướng để đáp.

Tăng liền làm thế của Lâu Chí Ðức (thần Kim Cang cầm chày). Sơn bảo:

– Ðúng thế, đúng thế! Ðây là chỗ hộ niệm của chư Phật, ta như vậy, ông cũng như vậy, khéo tự giữ gìn.

Vị tăng ấy lễ tạ.

Lúc ấy, có một vị đạo giả thấy việc như thế. Trải qua năm ngày sau đến hỏi Sơn. Sơn bảo:

– Ông có thấy điều gì?

– Tôi thấy vị tăng ấy ra khỏi cửa rồi nương trên hư không bay đi.

Sơn nói:

– Ðây là La-hán xứ Ấn Ðộ (Tây Thiên) đến để thăm dò đạo của ta.

– Tôi tuy thấy tam-muội này mà chẳng rõ được lí trong ấy.

– Ta sẽ giải nghĩa cho ông biết. Ðây là tám thứ tam-muội lấy biển giáo hóa làm biển nghĩa, thể thì đồng, tên thì khác, nhưng nghĩa này phải có nhân có quả, lúc tức lúc dị, chung, riêng, chẳng lìa ẩn thân tam-muội vậy.

(Theo: Nhân Thiên Nhãn Mục.)

325. — Ðồng Phong giả tiếng cọp

Tăng đến chỗ ở của Ðồng Phong (nối pháp Lâm Tế) liền hỏi:

– Bất chợt gặp cọp ở đây thì làm sao?

Am chủ liền làm tiếng cọp rống. Tăng làm thế sợ. Am chủ cười ha hả.

Tăng nói:

– Cái lão giặc này!

Am chủ:

– Làm gì lão tăng?

Tăng liền thôi.

(Theo: Truyền Đăng.)

326. — Ðầu Tử: Trâu đây rồi!

Thiền sư Ðại Ðồng ở núi Ðầu Tử thuộc Thư Châu. Một hôm, có một bà già lên núi, hỏi:

– Trong nhà của con bị mất trâu, thỉnh Thầy bói cho một quẻ.

Sư bèn gọi:

– Này bà!

Bà già lên tiếng:

– Dạ!

Ðầu Tử nói:

– Trâu đây rồi!

Bà già liền vui vẻ mà lui ra.

[ Quay lại ]