headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 21/04/2024 - Ngày 13 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Thiền Viện Đạo Huệ


THIỀN VIỆN ĐẠO HUỆ


Đại trùng tu năm 2000
Trụ trì : Thượng tọa Thích Thiện Trung (Thích Thông Hiếu)
Địa chỉ : Ấp Hiền Hòa, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại : 061. 3841534


I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THIỀN VIỆN :

Thiền viện Đạo Huệ, ban đầu chỉ là một ngôi thất nhỏ bằng tre lá, do Thượng tọa Thích Thiện Trung dựng trên nền đất mà Hòa thượng ân sư đã cho vào năm 1975, để vừa tu vừa nuôi mẹ già. Hòa thượng ân sư đặt tên cho thiền thất là thất Hiếu Dưỡng.

Năm 1992, ngôi thất được trùng tu lần thứ nhất, lấy tên là thiền thất Chánh Pháp.
Năm 2000, thiền thất Chánh Pháp được đại trùng tu trên nền cũ mở rộng và được Hòa thượng ân sư đặt cho tên mới: Thiền viện Đạo Huệ.

- Hiện nay Thiền viện tọa lạc trên khu đất rộng 6300m2, với nhiều cây cổ thụ và ăn trái.

- Chánh điện rộng khoảng 195m2 (15mx13).

- Nối tiếp sau là nhà Tổ rộng khoảng 91m2 (13mx7m).

- Phía sau nữa là Tăng đường và nhà bếp đang xây dựng dỡ dang.

- Bên phải chánh điện là giảng đường và thiền thất của Thượng tọa Trụ trì.

- Kế sau là khu thiền thất, để tăng chúng nhập thất theo định kỳ.

II. THƯỢNG TỌA TRỤ TRÌ:

Thượng Tọa Thích Thiện Trung, sinh năm 1944, quê ở Bình Dương, từng tham học qua các trường Phật học tại Tp Hồ chí Minh. Hiện nay, Thượng tọa được mời giảng rất nhiều nơi (26 ngày trong một tháng). Tuy tuổi đã lớn nhưng Thượng tọa không ngại đường xa mệt nhọc, vẫn tận tình thuyết giảng hướng dẫn Tăng Ni Phật tử tu hành.

III. THỜI KHÓA

Thiền viện Đạo Huệ thực hành theo thời khóa chung của các thiền viện. Riêng thứ năm và chủ nhật hàng tuần thì có thêm các buổi tọa thiền phi thời cho Tăng chúng cũng như Phật tử tham gia. 

Một số hình ảnh Thiền viện Đạo Huệ


Chánh điện


Chánh điện và giảng đường


Thất Thầy Trụ Trì


Tăng đường và nhà bếp


Khu thiền thất


Gác chuông và Thâm ân từ mẫu

IV.MỘT SỐ BÀI GIẢNG:

Số Thứ Tự

Đề Tài

  01

 Ý NGHĨA PHẬT GIÁNG TRẦN

 

Thiền Viện Hiện Quang


THIỀN VIỆN HIỆN QUANG


Trùng tu vào tháng 11 năm Bính tuất (2006)
Trụ trì : Đại đức THÍCH ĐẠO ỨNG
Địa chỉ : 637 - Tổ 5 - ấp Miễu - xã Phước Tân
Huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại : 0908258746


I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP:

+ Năm 1982, gia đình ông Nguyễn Văn Tăng hiến đất cho bác sĩ Nguyễn Hữu Hạnh. Bác sĩ xây dựng ngôi Tam bảo và hiến cúng toàn bộ cho Hòa thượng Trúc Lâm Đà Lạt. Đại đức Thông Quán được cử về làm trụ trì.

Khi đại đức Thông Quán về làm Tri khách tại thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, thì toàn bộ cơ sở được giao cho thiền viện Thường Chiếu.

+ Năm 2002, Hòa thượng Thường Chiếu cử Đại đức Thích Đạo Ứng về làm trụ trì.

+ Ngày 27 tháng 11 năm Bính Tuất (2006), làm lễ đại trùng tu thiền viện Hiện Quang.

+ Ngày mùng 8 tháng 8 năm Đinh Hợi làm lễ an vị Phật.

II. BAN CHỨC SỰ HIỆN NAY :

Trụ trì

Thích Đạo Ứng

Quản chúng

Thích Quang Trí

Tri sựThích Hiện Quang

Tri khách

Thích Thái Tịnh

Tri khố Thích Phước hạnh
Tri viên Thích Hiện Đạo
Hương đăng Thích Hiện Quán

 
III. SỐ TĂNG CHÚNG HIỆN NAY: 30 vị

IV. THỜI KHÓA SINH HOẠT CỦA TĂNG CHÚNG: Theo thời khóa được ấn định chung cho các thiền viện.

V. THỜI KHÓA SINH HOẠT CỦA ĐẠO TRÀNG: Đạo tràng Phật tử sinh hoạt mỗi tháng 2 lần vào ngày chủ nhật. Sáng nghe pháp. Chiều ngồi thiền và nghe pháp.

Một số hình ảnh Thiền viện Hiện Quang


Chánh điện


Một khóa lễ chư tăng tại TV Hiện Quang


Tăng đường


Tăng đường


Đường xuống Vườn và suối.


Thất lá


Thất lá


Thất Thầy Trụ trì và tăng đường



 

Thiền viện Viên Chiếu

 Thiền Viện Viên Chiếu


Ðược thành lập tháng 4 năm 1975
Trụ trì:
Ni sư THÍCH NỮ NHƯ ÐỨC

Phó Trụ trì: Thích nữ Hạnh Phước
Thư ký: Thích nữ Như Ẩn
Thủ Bổn: Thích nữ Hạnh Huệ

Địa chỉ:  xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai

Ðiện thoại:
061.650.14219

                  061. 650. 7319
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
">This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 Thiền viện được thành lập ngay thời kỳ Việt Nam bước qua trang sử mới (1975). Đó là hậu thân của tu viện Bát Nhã thuộc tu viện Chân Không - Vũng Tàu.

Đầu tiên số Ni chúng đến khai hoang vùng đất Thái Thiện diện tích non tám mẫu tây này - nay thuộc xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - chỉ vỏn vẹn mười lăm người trong một căn nhà vách đất mái lá, giữa những hầm hố, lùm bụi tre mây và vô số cây rừng chằng chịt.

Nay trải qua hơn ba mươi ba năm (2008) số Ni chúng đã tăng lên một trăm ba mươi người giữa một vùng cây cảnh đẹp đẽ, nhà cửa khang trang. Theo sự phát triển chung, Viên Chiếu thay đổi hình vóc tùy theo nhu cầu nhân số. Tuy nhiên Viên Chiếu cũng là một thiền viện còn giữ được đời sống nông thiền như ngày khởi đầu. Và toàn chúng luôn tuân thủ theo Thanh quy của Hòa thượng đặt ra nên đã tạo thành một sinh hoạt nề nếp.

 * SINH HOẠT HẰNG NGÀY:

Theo thời khóa chung của các thiền viện.

Các Ban:

Ban Lãnh Đạo:

Trụ trì

Như Đức

 

Phó trụ trì

Hạnh Phước

 

Thủ bổn

Hạnh Huệ

Ban Chức Sự:

Tri sự

Như Hương

 

Tri khách

Hạnh Bửu - Hạnh Kiên - Viên Thể

 

Tổng khố

Viên Thư (2003)

Ban Giáo Thọ:

Như Đức - Hạnh Phước - Hạnh Huệ - Hạnh Đạt - Minh Ánh - Thuần Ẩn - Thuần Trí - Thuần Hậu

Ban Ruộng:

Trưởng ban

Viên Toàn - Viên Tấn - Viên Phúc

Ban Rẫy:

Trưởng ban

An Hữu

Ban Hoa:

Trưởng ban

Viên Khoan

Ban Vườn:

Trưởng ban

Viên Tĩnh

Ban Dừa:

Trưởng ban

Viên Khang

Ban Tiêu:

Trưởng ban

Viên Ân

Ban May:

Trưởng ban

Diệu Quang

Ban sinh hoạt thiếu nhi:

 

Hạnh Đạt - Viên Khoan

Ban vi tính:

 

Thuần Chánh - Hạnh Đạt

Khám Bệnh:

 

Thuần Dược - Viên Khải

Thư viện:

 

Viên Phổ

Hương Đăng:

 

Viên Nhuận

 

Thời Khóa Tu Học

      Sáng:

    3g

    : Ba hồi ba tiếng chuông thức.
      Hô chuông tọa thiền.

    5g

    : Một hồi chuông xả thiền.

    5g45

    : Ba tiếng bảng tiểu thực.

    6g30

    : Ba tiếng kiểng công tác.

    10g

    : Một hồi kiểng xả công tác.

    10g45

    : Ba tiếng bảng thọ trai.

    12g

    : Ba tiếng kiểng chỉ tịnh.

      Chiều:

    1g

    : Một hồi ba tiếng chuông thức.

    2g

    : Ba tiếng chuông học hoặc tọa thiền.

    4g

    : Nghỉ học hoặc xả thiền.

    5g

    : Một hồi kiểng nghỉ công tác trong
      ngày - Tiểu thực.

    6g15

    : Ba tiếng chuông sám hối.

    7g30

    : Ba tiếng chuông. Hô chuông tọa thiền.

    9g

    : Một hồi chuông xả thiền.

    9g30

    : Ba tiếng chuông nghỉ.

* SINH HOẠT PHẬT TỬ:

Mỗi chủ nhật cuối tháng đều có một buổi giảng pháp cho Phật tử các nơi:

Giáo thọ Viên Chiếu còn phụ trách giảng dạy tại các thiền viện khác và các đạo tràng: đạo tràng Thái Tuệ (quận 8, TP.HCM), đạo tràng Bảo An (Cần Thơ), đạo tràng Phúc Trường (Bến Thế, Bình Dương), đạo tràng Chơn Chiếu (Bà Rịa - Vũng Tàu), đạo tràng Tinh Tấn (Cà Mau), đạo tràng Vi Phước (Thốt Nốt).

Ngoài ra, Viên Chiếu còn chịu trách nhiệm về hai thiền viện ở Mỹ là Diệu Nhân ở Sacramento và Vô Ưu ở San Jose thuộc bang Cali (Hoa Kỳ) do các Sư cô Thuần Chánh, Thuần Bạch, Đồng Kính và Viên Khoan phụ trách. Thiền sinh Viên Chiếu cũng đã ra lãnh trách nhiệm Trụ trì ở nhiều nơi:

- Thiền tự Bảo Châu (Hội An): Ni sư Giải Thiện

- Thiền viện Huệ Chiếu (Đại Tùng Lâm - Bà Rịa Vũng Tàu): Ni Sư Thuần Trí, Ni Sư Hạnh Nhã

- Nhà khách vãng lai nữ ở thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt): Sư cô Hạnh Như

- Chùa Bảo An (Cần Thơ): Sư cô Như Trung

- Thiền viện Tịch Chiếu (Long Hải): Sư cô Hạnh Trừng

- Thiền viện Chơn Chiếu (Phước Hải): Sư cô Hạnh Liễu

- Chùa Vi Phước (Thốt Nốt): Sư cô Chơn Như

                 Một số hình ảnh Thiền viện Viên Chiếu 


Cổng vào


Chánh điện


Phòng khách


Nhà Tổ


Phật quả đường


Quả đường


Thiền đường


Tây đường


Non bộ tây đường


Nhà bếp


Khu thiền thất


Sư Ông về thăm Viên Chiếu


Sư Ông sách tấn tu tập


Đánh lễ quý Thầy


Tụng kinh


Tung kinh


Tọa Thiền


Tọa Thiền

Thiền Viện Chơn Không


THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG



Băng đồi leo dốc đến Chơn Không
Ngắm cảnh đất trời thấy mênh mông
Lồng lộng thanh u riêng một cõi
Chót vót non cao đá chất chồng.
Giác Hoàng khai mở Thiền Yên Tử
Thanh Từ kiến thiết cảnh Chơn Không
Nguồn thiền khơi mạch hồn dân tộc
Tâm Phật trang nghiêm chốn bụi hồng.

------------

THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG kính ghi
 

   

Thành lập tháng 4 năm 1966
Trụ trì:
Thượng Tọa Thích Thông Nhẫn
Phó Trụ trì: Thượng Tọa Thích Thông Như
Thư ký: Đại đức Thích Tuệ Hải
Quản chúng Ni: Ni Sư Thích Nữ Thuần Nhất
Địa chỉ: Bà Rịa- Vũng Tàu.
Ðiện thoại: 064.854.223 - 064.240500

I- LƯỢC SỬ THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG

1. Người sáng lập : Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

+ Tháng 4/1966, Hòa thượng đã khai phá vùng đất Hòn Chụp – Núi Tượng Kỳ (Núi Lớn) cất Pháp Lạc Thất, chuyên tu thiền.

+ Ngày 20/7/1968 Hòa thượng ngộ lý Sắc Không.

+ Mùng 3 tháng 12 năm Mậu Thân (1968) Hòa thượng tuyên bố đem chỗ sở ngộ chỉ dạy đại chúng. Mở đầu công cuộc khôi phục Thiền tông Việt Nam.

2. Quá trình xây dựng thiền viện Chơn không

      + Tháng 4/1966 : Dựng Pháp Lạc Thất bằng tre lá.

      + Năm 1969 - 1970: Xây dựng Tu viện Chơn Không.

      + Mùng 8 tháng 4 năm Tân Hợi (1971) : Công bố lập Tu viện Chơn Không. Mở khoá tu thiền 3 năm lần I (1971 - 1974)

      + Mùng 8 tháng 4 năm Giáp Dần (1974) : Mở tiếp khóa II

      + Mùng 8 tháng 4 năm Đinh Hợi (1995) : Tái thiết Tu Viện Chơn Không. Đổi tên tu viện thành Thiền viện Chơn Không, gồm hai khu chuyên tu riêng biệt cho Tăng và Ni

 II. MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG

Trong dịp khai mạc khóa I vào ngày  8 tháng 4 năm Tân Hợi (1971), Hòa Thượng ân sư đã nói về mục đích thành lập thiền viện như sau :

    1. Trừ dẹp mê tín và lý thuyết suông : Tu viện Chơn Không là chỗ học ít tu nhiều.

    2. Khai thông đường lối tu hành : Tu viện là nơi chuyên tu, khiến tăng sĩ thấy rõ đường lối tu hành của mình là cao siêu thanh thoát.

    3. Gầy dựng lại đường lối tu thiền đúng là Thiền tông Phật Giáo Việt Nam.

III. Ý NGHĨA hai từ CHƠN KHÔNG

 1- CHƠN KHÔNG là pháp hiệu của một thiền sư đời Lý. Thiền sư Chơn Không (1045 – 1110) họ Vương thế danh Hải Thiềm, quê làng Phù Đổng, sống vào đời Vua Lý Nhân Tông

2- CHƠN KHÔNG còn là danh từ chỉ cho thể tánh bất sanh bất diệt có sẵn ở mọi người. Đặt tên Tu viện là Chơn Không nhằm nói lên quan điểm tu hành của Tăng ni Việt Nam, nhận được lý chơn không, sống được với cái thể chơn không để đạt mục đích giải thoát sanh tử, là con đường ngày xưa Tổ Tổ nối truyền, ngày nay chúng ta nối gót.

IV. CHƠN KHÔNG là cội nguồn phục hồi thiền phái TRÚC LÂM YÊN TỬ VIỆT NAM

Hòa thượng Thích Thanh Từ đã ngộ đạo thiền tại Pháp Lạc Thất (1968), lập tu viện Chơn Không (1970) hoằng hóa pháp môn Thiền tông (1971). Từ đó Ngài mở mang đạo nghiệp. Tháng 4/1986 Ngài xây dựng Thiền viện Thường Chiếu, rồi mở tiếp các Thiền viện Viên Chiếu, Linh Chiếu, Huệ Chiếu, Phổ Chiếu,  Tịch Chiếu v.v....

+ Năm 1993, Hòa thượng lại mở Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng ở Đà Lạt

+ Năm 2002 xây dựng tái thiết Chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên  Tử ở Quảng Ninh, là nơi sơ tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam.

+ Năm 2005 xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc và tái thiết Sùng Phúc Thiền Tự ở Hà Nội.

Ngoài ra, tại các nuớc như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức và Châu Úc, đã có một số thiền viện, hoặc y chỉ nơi Hòa thượng tu học thiền, hoặc lấy đường lối Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam làm tôn chỉ tu hành.

V. BAN LÃNH ĐẠO THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG HIỆN NAY

Tết Quý Mùi 2003, Hòa thượng đã giao trách nhiệm quản lý Thiền viện Chơn Không cho một Ban Lãnh Đạo. Ban này thay mặt Hòa thượng chăm sóc việc tu học của Tăng Ni và Phật tử thích tu thiền tại Vũng Tàu. Thành phần Ban Lãnh Đạo gồm có :

Trụ trì

Thượng Tọa Thích Thông Nhẫn

Phó trụ trì

Thượng Tọa Thích Thông Như

Thư ký

Đại đức Thích Tuệ Hải

Quản chúng ni

 Ni sư Thích nữ Thuần Nhất

 VI. SINH HOẠT TRONG THÁNG:

 1. Thời khóa Sinh Hoạt của Tăng Ni :      

Thời Khóa Tu Học

 Sáng:

3g

: Ba hồi ba tiếng chuông thức.
  Hô chuông tọa thiền.

5g

: Một hồi chuông xả thiền.

5g45

: Ba tiếng bảng tiểu thực.

6g30

: Ba tiếng kiểng công tác.

10g

: Một hồi kiểng xả công tác.

10g45

: Ba tiếng bảng thọ trai.

12g

: Ba tiếng kiểng chỉ tịnh.

      Chiều:

1g

: Một hồi ba tiếng chuông thức.

2g

: Ba tiếng chuông học hoặc tọa thiền.

4g

: Nghỉ học hoặc xả thiền.

5g

: Một hồi kiểng nghỉ công tác trong
  ngày - Tiểu thực.

6g15

: Ba tiếng chuông sám hối.

7g30

: Ba tiếng chuông. Hô chuông tọa thiền.

9g

: Một hồi chuông xả thiền.

9g30

: Ba tiếng chuông nghỉ.

 2. Sinh hoạt của Phật tử :

Hằng đêm từ 6g30 đến 7g15 đều có sinh hoạt nói chuyện đạo lý hoặc tọa thiền và cứ mỗi nửa tháng vào ngày  chủ nhật đều có tổ chức khóa tu Bát quan trai cho nam nữ Phật tử các nơi về tham dự…

VII. KẾT LUẬN :

Lịch sử  có nhiều thay đổi, nhưng Thiền viện Chơn Không luôn tôn thờ lý tưởng phụng sự đạo pháp và dân tộc. Thiền viện Chơn không trước đó và hiện nay đang chung tay góp sức cùng các thiền viện khác cố gắng hoàn thành nhiệm vụ khôi phục thiền tông và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử để ngày càng được phát triển trong cũng như ngoài nước.

  Một số hình ảnh Thiền viện Chơn Không


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số hình ảnh Thiền viện Chơn Không  Ni


Chánh điện CK Ni


Nhà Tổ CK Ni


Chư Ni tụng kinh


Chư Ni thỉnh nguyện


Chư Ni học Phật pháp


Chư Ni tọa thiền


Chư Ni  lao tác

Thiền Viện Linh Chiếu


ĐÔI NÉT VỀ THIỀN VIỆN LINH CHIẾU

.

Thành lập tháng 4 năm 1980

Trụ trì: Ni Trưởng 
THÍCH NỮ NHƯ HẠNH
Địa chỉ: xã Phước Thái, Huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai.
Ni chúng có khoảng 120 vị

Ðiện thoại:
 0251.355.1719
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
">This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 Tháng 4 năm 1980, Hòa thượng ân sư thượng Thanh hạ Từ thành lập thiền viện Linh Chiếu. Ngôi chùa đầu tiên chỉ là ngôi nhà lá ba căn, vách đất. Gian giữa thờ Phật, tụng kinh và toạ thiền, hai bên dành cho ban Lãnh Đạo và thiền sinh ni ở. Hòa thượng giao trách nhiệm lãnh đạo cho ba Ni sư: Như Hạnh, Như Tịnh, Như Thành. Tổng số ni chúng ban đầu là 9 vị

Dần dần thiền viện phát triển cho đến ngày nay khang trang quy cũ, với tổng số ni chúng lên đến 130 vị và một cơ sở từ thiện Tuệ Tĩnh Đường khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho dân nghèo. Đất hoang đã trở thành vườn xanh, mái lá được thay dần mái tol rồi mái ngói. Tất cả đều do trí tuệ và lòng từ của Hòa thượng ân sư, công đức cũng như sự hy sinh tận tuỵ của quý Ni sư trong Ban Lãnh đạo cộng với toàn tâm toàn lực của chư ni chúng, tựu thành một Linh Chiếu như ngày hôm nay.

Tuy nhiên, những thành tựu vật chất không phải là tất cả đối với chư ni, mà trên hết là sự chuyển biến, tiến triển về nội tâm. Dưới sự hướng dẫn chỉ dạy của Hòa thượng Ân sư, thiền sinh ni ứng dụng pháp tu thiền, thấy rõ sự chuyển hoá bên trong và có những niềm an vui nhất định. Nguồn tâm dần sáng, công phu ngày một tăng trưởng, niềm tin nơi chính mình kiên cố. Đó chính là phần thưởng, là động lực mạnh mẽ nhất giúp chư ni vượt qua nhưng nghiệp tập lâu đời, từng bước vươn lên trên con đường giác ngộ giải thoát. Hòa thượng Ân sư luôn nhắc nhở người con Phật phải tự lợi, lợi tha mới có thể thành tựu viên mãn Phật đạo. Vì vậy ngoài việc tự tu tự lợi, chư ni không quên quý Phật tử cũng như mọi người chung quanh, qua các công tác từ thiện của Tuệ Tĩnh Đường, công tác hoằng pháp… giúp thân tâm của họ ngày một an vui, quy hướng về Tam bảo, bớt khổ được vui.

 Sau cùng, xin nhắc lại lời dạy của Hòa thượng Ân sư thay cho lời kết: Chư ni tu hành có kết quả tốt thì Phật giáo Việt Nam có những tu sĩ xứng đáng để hướng dẫn cho Phật tử Việt Nam. Nếu Tăng Ni tu hành không tốt thì Phật giáo Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo. Chúng ta có mặt nơi đây, dù muốn dù không, cũng có phần trách nhiệm đối với Phật giáo Việt Nam. Mình sống trên đất nước Việt Nam, là tu sĩ Việt Nam thì phải có trách nhiệm với Phật giáo Việt Nam. Cho nên Tăng Ni phải thấy rõ trọng trách của mình, không chỉ nằm riêng trong phạm vi thiền viện, mà còn là trọng trách đối với Phật giáo Việt Nam. Thế nên chư ni phải cố gắng sao cho xứng đáng một người tu sĩ. Là Tăng hay Ni cũng đều có trách nhiệm gánh vác Phật sự chung cho mai sau.

Đó chính là những gì mà thiền viện Linh Chiếu đã thực hiện, đang thực hiện và mãi mãi thực hiện, theo lời dạy của Hòa thượng Ân sư.

Một số hình ảnh Thiền Viện Linh Chiếu


Chánh điện

Sư Ông về thăm Linh Chiếu

Sư Ông về thăm Linh Chiếu

Chụp hình lưu niệm với Sư Ông

Góc chánh điện

Tháp chuông Linh Chiếu