headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 25/04/2024 - Ngày 17 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Một số hình ảnh Lễ Vu Lan và Lễ Tự Tứ - 2008

 Một số hình ảnh Lễ Vu Lan và Lễ Tự Tứ - 2008


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương trình lễ Vu Lan và lễ Tự Tứ 2008

 

CHƯƠNG TRÌNH LỄ VU LAN VÀ LỄ TỰ TỨ

Tại THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU

PL 2552 - 2008

Ngày 14 AL
 

 18 giờ 00 :   Khóa lễ Bát Nhã.
 19 giờ 30 Chư Tăng tọa thiền đón Vu lan.
                     Phật tử các nơi về Lễ phật.

Ngày 15 AL

 06 giờ 00 :  Tiểu thực.

 07 giờ 00 : Chư Tăng, Ni trong tông môn các nơi tề tựu về Tổ đình Thường Chiếu.

 08 giờ 30 : Hòa thượng Trụ trì thiền viện thuyết giảng chủ đề Vu Lan.

 11 giờ 00 : Cúng dường trai tăng (Phật tử DIỆU PHƯƠNG -  AN HẠNH cùng các Phật tử trong và ngoài nước cúng dường tịnh tài và tịnh vật cho trên một ngàn hai trăm Tăng, Ni nhân dịp lễ Vu Lan năm nay tại Thiền Viện Thường Chiếu)
 13 giờ 00 : Lễ Tự tứ.

 17 giờ 00 : Hoàn mãn.

Mười Pháp Yếu Tham Thiền

 




 ó vị tăng hỏi Thiền Sư Tịnh Thất:

- Bạch Thầy trong Thiền môn phải đủ những điều kiện gì mới có thể tiến vào đạo ?

Thiền Sư Tịnh Thất đáp:

      - Trong hang Sư tử không thú khác.
        Chỗ tượng chúa đi bặt dấu chồn.

Tăng lại hỏi:

- Tham thiền với chẳng tham thiền có gì khác ?

Sư đáp:

- Đầu đường sanh tử anh xem lấy,
  Người sống ngay trong người chết thôi.

Tăng hỏi tiếp:

- Học thiền cuối cùng có lợi ích gì ?

Sư đáp:

- Chớ hiềm nhạt nhẽo không mùi vị,
  Ăn xong tiêu hết muôn kiếp tai.

Nghe xong vị tăng rất sanh tín tâm. Sau, vị ấy dẫn đến mấy vị nữa thỉnh Sư chỉ dạy về pháp yếu tham thiền.

Sư chỉ bày mười điều :

  1. Phải rõ sanh tử là việc lớn, VÔ THƯỜNG nhanh chóng, chẳng thể phút giây quên CHÁNH NIỆM.

  2. Phải trong đi đứng nằm ngồi xét kỹ thân tâm, không thể khoảnh khắc trái phạm luật nghi.

  3. Phải hay buông bỏ kiến chấp KHÔNG, chẳng khoe khoang TỰ NGÃ, dõng mãnh tinh tiến, chớ để rơi vào TÀ KIẾN.

  4. Phải thu nhiếp sáu căn trong chánh niệm, nói nín, động tịnh hằng xa lìa vọng tưởng, ném sạch phiền não.

  5. Phải có tâm nhiệt thành cầu đạo, sáng tỏ chẳng mờ, sẵn sàng đến giáo hóa trong hang ma quân, ngoại đạo.

  6. Phải dám quên cả ăn ngủ, sừng sững cao vút, ngồi thẳng xương sống, mạnh mẽ tiến tới trước.

  7. Phải xét ý Tổ Tây sang, niệm Phật là ai? Cái gì là mặt mày xưa nay của ta.

  8. Phải xét thấu tâm thiền trước câu nói, công phu miên mật, chẳng cầu mau thành, gánh nặng trên đường dài.

  9. Phải thà chẳng phát minh, dù trải qua muôn kiếp, chẳng sanh hai niệm, nối thạnh dòng Như Lai.

  10. Phải nên chẳng lui sụt tâm đạo, rỗng suốt Bồ đề, làm lớn mạnh Phật Pháp, tiếp mãi huệ mạng Phật.

Mười điều trên đây, chẳng biết quý vị có lãnh hội chăng?

THIỀN SƯ TỊNH THẤT Ở VĨNH NGUYÊN

Lời đầu sách

LỜI ĐẦU SÁCH


Già bệnh chết cứ như tên đao phủ dữ dằn luôn trong tay búa bén và lúc nào cũng sẵn sàng hạ thủ. Mọi người chúng ta có thể nói là chạy đôn chạy đáo, nhưng cuối cùng rồi không ai thoát khỏi tử thần. Trong nỗi sợ sệt bất an đó, con người đành bó tay sảng sốt kêu lên “định mệnh”. Một cuộc lữ đầy bất lực.

Ta lang thang từ độ nào chưa biết? Đường trước mịt mờ. Chừng nào thẳng tiến một lối đi? Huyết mạch, sự tồn sinh đảm bảo định mệnh? Ta mù mịt bó tay. Cứ đổ cho tại cái gì, một đấng nào đó, trông chờ ân sủng vô vọng. Ngàn đời cũng tiếng kêu la.

Đức Phật ra đời, cùng chúng sanh thẳng thắn, chấn chỉnh mọi việc, cắt đứt mối mang sanh tử, gầy dựng lại một con đường sống, giáp mặt tròn đầy và bất sinh bất diệt. Phật dạy “trí tuệ đức tướng đó xưa nay đầy đủ, tại sao không nhận, để rồi bị đắm chìm trong sanh tử?...” Mọi việc đã vậy. Tuy nhiên, trở về và buông bỏ sự lầm mê này, xem ra cũng không phải giản đơn. Các bậc Thánh trước luôn luôn mong đợi kẻ hậu học. Gương hạnh người xưa sáng rực nêu cao. Nhưng chúng ta thì chứng nào tật nấy, lầm lũi lối cũ lang thang. Chư Thánh đắng miệng, Phật Tổ quở trách, sao mà muôn kiếp trầm luân, không một lần nhìn lại ?

Vậy thì hôm nay, chúng ta thử một lần nhìn lại, nhận lại và dựng lại một con đường sống. Chúng ta chịu trách nhiệm cho chính mình. Thấy rõ sự an bày giả tạm này là do chính chúng ta đặt ra. Ta là chủ nhân ông của mọi sự kiện, là tác nhân của chính mình. Còn gì đáng quí hơn khi chúng ta biết hồi đầu. Tuyệt vời gương xưa.

Nhận lại. Đừng quên. Sống và sống cho thật đầy đủ trọn vẹn. Chớ chạy loạn, quên mình, nhận bóng. Để mắt xem lại gương xưa.

Thiền viện Thường Chiếu, 27/07/Mậu Tý

THÍCH NHẬT QUANG
 

Thiền Viền An Lạc


THIỀN VIỆN AN LẠC

Số: 230 ấp 1C xã phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh đồng nai.
Điện thoại : 061.3841139.
 

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP:

Thiền viện An Lạc vốn là thiền viện Thuần Nguyên, tọa lạc trên mảnh đất rộng 4000m2 trong khu Thường Chiếu, do Hòa thượng Viện trưởng cấp cho hai ni sư Thuần Chơn và Thuần Tịnh.

Trên 30 năm, biết bao nhiêu thay đổi! Từ thất đá Hòa Vân trên Núi Lớn Vũng Tàu, theo Chơn Không xuống núi về Thường Chiếu Long Thành, Thuần Nguyên chỉ là một thiền thất nhỏ được thành lập trong khung cảnh hoang dã đơn sơ, mái tôn, sườn tre, vách đất. Chung quanh thất trồng điều và mít, còn lại đều là cỏ tranh và mắc cỡ, cao quá đầu người. Song với công sức của hai ni sư cùng với sư cô Nguyên Tuệ và vài Phật tử, khu vườn lần lần mở rộng thành những luống rau, giồng khoai, đậu phọng, tràm bông …

Ni chúng tăng dần từ 3 đến 7 … Đến nay đã trên 30 vị.

Để đáp ứng nhu cầu tu học cho Ni chúng, thiền thất được trùng tu : Chánh điện, Tổ đường, Phòng học, Nhà khách, Ni đường, Trai đường, khu nhập thất v.v… được mở rộng. Phương trượng cho quí Ni sư cũng được sửa sang xây dựng lại. Từ đó, thiền thất Thuần Nguyên được Hòa thượng Tôn sư đổi tên thành thiền viện An Lạc.

THỜI KHÓA SINH HOẠT TU HỌC  
+ Việc tu học của thiền viện An Lạc được thực hiện theo chủ trương “Thiền giáo song hành” của Hòa thượng Tôn sư

 Ngoài việc nghe băng giảng của Sư ông, ni chúng được học thêm kinh, luật, luận do quí ni sư cùng với giáo thọ của viện đảm trách.

Vào mỗi cuối tháng, có 3 ngày chuyên tu. Mỗi ngày có hai thời sám hối và bốn thời ngồi thiền. Vào mùa an cư, thời gian tăng lên một tuần. Có thêm sự tham gia của chư Ni ở các am thất và các Phật tử thuần thành đến tu tập.    

+ Thời khóa của Ni chúng được áp dụng theo thời khóa chung của các thiền viện :
            Khuya : Tọa thiền
            Sáng : Lao tác
            Chiều : Học kinh hoặc tọa thiền
            Tối : Tụng sám hối và tọa thiền

PHẬT SỰ
+ Quí Ni sư giúp ghi lại một phần những bài giảng của Sư ông (gồm kinh luật luận và những tác phẩm Thiền tông đời Trần).
+ Sư cô Nguyên Thanh và Nguyên Tỉnh, mỗi tuần một buổi, nhắc nhở lại lời dạy của Sư ông cho các bậc lão ni ở thiền viện Hoa Viên.

TỔNG KẾT

Thiền viện An Lạc được hình thành và vững bước đến nay trước là nhờ uy đức và công lao hoằng hóa độ sinh của Hòa thượng tôn sư, sau là nhờ sự giúp đỡ của Hòa thượng Thường Chiếu và sự chăm sóc dạy dỗ của hai Ni sư. Cũng chính từ những ân đức đó, Ni chúng thiền viện An Lạc đã chung sống hài hòa, tinh tấn tu học đúng như tên gọi mà Hòa thượng đã ban cho.

Một số hình ảnh TV An Lạc


Chánh điện


Sư Ông về thăm An Lạc


Chụp hình lưu niệm


Học kinh


Ngồi thiền