headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 19/04/2024 - Ngày 11 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Thiền Viện Sùng Phúc


THIỀN VIỆN SÙNG PHÚC

Trùng tu năm 2005
Trụ trì:
Thích Tâm Thuần

Địa Chỉ: Tổ 10, Phường Cự Khối, Quận Long Biên, Tp. Hà Nội
Điện Thoại: (04)  875 1302
website: http://www.tvsungphuc.net


NGUỒN GỐC:

Thiền viện Sùng Phúc, vốn là Sùng Phúc thiền tự, ngôi chùa cổ ở làng Xuân Đỗ Thượng thuộc Tổng Cự Linh, phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17 thuộc chốn Tổ Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm ngày nay. Hơn 20 năm không có trụ trì, lại trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, chùa làng trở thành phế tích của đạn bom. Nhưng vẫn là nơi "ấp ủ hồn dân tộc" và cũng là nơi lưu giữ "nếp sống muơn đời của Tổ tông". Dân làng vẫn sớm hơm hương khói giữ gìn, mặc dầu gặp không ít gian nan, khó khổ.

VỊ TRỤ TRÌ ĐẦU TIÊN: Thượng tọa Thích Trúc Thông Giác.

Thầy Thích Trúc Thông Giác sinh tại Bắc Ninh, đang công tác tại thành phố Hà Nội. Nhưng do hoài bão tìm cầu chánh pháp, thầy không quản đường xa vào tận miền Nam tìm thầy học đạo. Do có duyên lành với Phật pháp, thầy đã xuất gia với Hòa thượng Thanh Từ. Sau đó được Hòa Thượng cho phép trở về quê nhà hoằng dương đạo pháp, làm trụ trì chùa Trường Lâm thuộc huyện Gia Lâm.

Ngày 11 tháng 6 năm Mậu Dần (năm 1998), thầy về nhập tự giáo hóa tại thiền tự Sùng Phúc.

Thế là sau hơn 20 năm, giờ đây :

                    Đất chùa hoa giác lại bừng nở
                    Vườn tâm giải thóat nảy chồi xanh
                    Âm vang Bát nhã bừng tâm thức
                    Cõi mê rung chuyển hóa trời lành.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH :

Vào thời điểm đó trong miền nam, Hòa thượng Thanh Từ đang thành lập các thiền viện với chủ trương khôi phục thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Một dòng thiền mang tính đặc thù của dân tộc. Đã từng góp phần xứng đáng vào kho tàng đạo đức và trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Với lòng nhiệt thành, tại miền Bắc, thầy Thông Giác đã tích cực thành lập các đạo tràng tu thiền. Đồng thời vận động chính quyền, đoàn thể, ban ngành, giáo hội thuộc các cấp hỗ trợ cho công cuộc khôi phục thiền phái Trúc Lâm, tôn tạo trùng tu lại những dấu tích xa xưa của chốn Tổ Yên Tử Sơn.

Vạn sự khởi đầu nan, những khó khăn bước đầu tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng do lòng thành cũng như sự hộ trì của Tam Bảo, mọi việc dần dần hanh thông.

Tin xây dựng một thiền viện Trúc Lâm ở phía Bắc đang đến gần, thì cũng là lúc thầy Thích Trúc Thông Giác bất ngờ lâm bệnh. Thầy Tâm Thuần và Tâm Chánh ở thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, được cử ra chăm sóc sức khỏe cho thầy.

Do duyên giáo hóa đã hết, nên ngày mùng 5 tháng 12 năm Canh Thìn (2000) thầy mỉm cười từ giã cõi đời trong cái rét đầy thương nhớ.

Mến phục sự tận tụy hy sinh, khiêm cung và từ ái của thầy Tâm Thuần và Tâm Chánh, Phật tử và dân làng đã thỉnh cầu Hòa Thượng cho hai vị được ở lại chùa Sùng Phúc, tiếp tục công việc còn đang dang dở. Hòa Thượng hoan hỉ cho phép.

Sùng Phúc trở thành một trung tâm đảm đương các công tác Phật sự trong giai đoạn xây dựng khẩn trương này, và cũng là một thiền tự ngày càng có nhiều Phật tử về tu thiền. Mạch nguồn Thiền tông được khơi dòng từ đây.

 + Ngày 16 tháng 2 năm Giáp Thân (2/5/2004), trên mảnh đất rộng gần 4000 m2, một thiền đường hai tầng với tổng diện tích khoảng 460 m2 - được sử dụng làm thiền đường, giảng đường và trai đường, tạm đủ cho khoảng 600 Phật tử thuộc thành phố Hà Nội và các vùng lân cận đến tu tập - được khánh thành.

+ Ngày 18 tháng 1 năm Ất Dậu (26.2.2005) sau 02 năm nhập thất, Hòa thượng trở lại thiền viện, chứng minh lễ khai pháp và ban thời pháp đầu tiên trong năm. Số lượng Phật tử trên dưới 1500 người.

Hòa Thuợng đổi tên Sùng Phúc thìền tự thành Thiền viện Sùng Phúc.

Ngoại trừ thiền đường tương đối khang trang, các hạng mục còn lại đều là những công trình được tu sửa tạm thời sau chiến tranh, nên đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn mỗi khi có Phật tử về tu tập đông đảo. Với sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân thôn Xuân Đỗ Thượng và sự giúp đỡ của chính quyền các cấp, đặc biệt là sự khuyến tấn của Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, Ban Trị Sự Phật Giáo thành phố Hà Nội, chư Tăng và Phật tử đã đạo đạt nguyện vọng đại trùng tu thiền viện Sùng Phúc lên Hòa Thượng Thanh Từ. Được Ngài hoan hỷ hứa khả, dự án đại trùng tu được triển khai.

+ Ngày rằm tháng 5 năm Ất Dậu, lễ đặt đá được cử hành.

+ Ngày 04 tháng 11 năm Ất Dậu (04/12/2005), sau hơn 5 tháng khẩn trương thi công bất kể ngày đêm, công trình đã hoàn tất và được Hòa Thượng tôn sư cắt băng khánh thành. Một ngôi chánh điện nguy nga hai tầng, trên là chánh điện, dưới là nhà Tổ, cộng với một dãy nhà khách và nhà Tăng được hoàn thành trong niềm hoan hỷ vô biên của toàn thể Tăng , Ni và Phật tử khắp mọi nơi.

Ngày nay, thiền viện Sùng Phúc không chỉ là nơi tu tập của các Phật tử lớn tuổi mà còn là nơi tu tập và sinh hoạt của các bạn thanh thiếu niên đủ mọi lứa tuổi. Thiền viện đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc khôi phục lại tinh thần Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử ở miền Bắc như Hòa thượng Thanh Từ luôn tâm niệm.

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ

 

Thành phố Huế xuôi về Nam khoảng 30km, sẽ gặp cầu Truồi. Bên phải, men theo dòng sông thấp thoáng dưới lũy tre làng thơ mộng, là đường dẫn vào Đập Truồi. Qua khúc quanh, ta gặp vùng đất khô cằn, xóm làng thưa thớt. Thỉnh thoảng lại xut hiện những vùng đất đỏ toàn mồ mã, cứ như  không còn sự sống. Nhưng không.

Núi mòn, biển cạn ngờ hết lối

Liễu biếc, hoa tươi riêng một thôn

Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ,

Liễu ám hoa minh biệt nhất thôn.

Vượt hết dốc thoải bên lưng đồi, một bức tranh thủy mặc sinh động bất ngờ hiện ra trước mắt : Núi núi chập chùng, ngọn mờ, ngọn tỏ như có như không soi mình trong gương nước. Muôn chim đua hót, hòa cùng suối reo giữa đất trời thênh thang. Con người như bị thu nhỏ, tan biến vào cõi thênh không vô tận.

Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang cái mát lành của cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế. Cuối dãy Bạch Hổ là mỏm núi Lưỡi Cái. Cuối dãy Thanh Long là đỉnh núi Truồi, lấy ngọn Trì Giang làm Án Sơn. Quả đồi nơi thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc hiện lên giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài đến hút mắt, có Long chầu Hổ cứ, có thủy bảo sơn bao.

Ở độ cao 1450m, cách biển đông 5km đường chim bay, nên ta có thể thưởng thức cả hai luồng gió của hai lục địa và biển đông. Nhiệt độ thường từ 19 oC đến 21oC. Bạch Mã được xem là một trong những vùng khí hậu lý tưởng. Vì là cái rốn giữa Trường Sơn, giao lưu giữa hai miền Nam - Bắc, nên nguồn động vật và thực vật ở đây rất phong phú. Cảnh sc lại không kém phn ngoạn mục. Mây trắng phủ đầu non, khi thì trầm mặc, lúc lại bồng bềnh, khi thì thong dong tự tại. Đứng từ độn Trì Giang hay từ cầu Lương Điền, hoặc nhìn từ Ngự Bình Huế, mây trắng lửng lờ có dáng như hình con ngựa hin rõ. Vì thế mà gọi Bạch Mã. Với người Tây phương, Bạch Mã được xem như mặt trời.

Năm 1932, một kỹ sư Công Chánh người Pháp Gacques Girard đã khám phá núi Truồi và tiến dần lên vùng Bạch Mã.

Năm 1945, thành phố Bạch Mã được xây dựng gần hoàn chỉnh với 139 ngôi biệt thự. Nơi ấy có chợ, bưu điện, bệnh viện v.v…

 

Sau, do chiến tranh thành phố bị tàn phá, Bạch Mã tưởng chừng đã ngủ yên trong lòng dân Huế. Nhưng Bạch Mã đã hồi sinh trở lại. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã - ngôi thiền viện đầu tiên được xây dựng ở miền Trung, thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Hòa Thượng Tôn Sư Thượng Thanh Hạ Từ sáng lập - đã chính thức cử hành Lễ Đặt Đá, khởi công xây dựng vào ngày 30/3/2006 (nhằm ngày mùng 2 tháng 3 n ăm Bính Tuất), là ngày giỗ Đệ nhị Tổ thiền phái Trúc Lâm. 

Ngày nay, thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã trang nghiêm đang sng sng gia núi rng Bạch Mã, sống động giữa lòng hồ Truồi. Như dòng thin Trúc Lâm đang sống dậy trong lòng người dân xứ Huế. Hồn thiên Yên tử hay suối thiền Trúc Lâm như đang hòa quyện, tuôn trào cho linh hồn Bạch Mã càng thêm sống động.

Một số hình ảnh TV Trúc Lâm Bạch Mã


Toàn cảnh TV Trúc Lâm Bạch Mã



Lối vào TV Bạch Mã


Cổng tam quan nhìn từ phía trong


Chánh điện


Tượng Bổn Sư


Tổ đường


Tháp Chuông


Thất Sư Ông


Sư Ông về dự an vị Phật  TV Bạch Mã


Sư Ông về dự an vị Phật  TV Bạch Mã

Thiền Viện Hương Hải


THIỀN VIỆN HƯƠNG HẢI


Trùng tu năm 2000
Trụ trì : Ni sư Thuần Giác
Địa chỉ : Xã Phước Thái, tỉnh Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại : (061) 384 1167


I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Thiền viện Hương Hải là hậu thân của thiền thất Trúc Lâm, tọa lạc trên lô đất Hòa thượng ân sư cho Ni sư Thuần Giác canh tác hồi năm 1975. Thiền thất buổi đầu là một am nhỏ đơn sơ, bằng tole củ, rộng 9m2, chung quanh tranh và cỏ dại mọc um tùm, cảnh trí rất hoang dã.

Năm 1982 Ni sư Thuần Tín từ Nha Trang vào học thiền với Hoà Thượng ân sư. Sau đó ni chúng tăng dần.

Năm 1987 ngôi thất nhỏ được sửa lại với mái tole, vách đất, nền gạch tàu.

Năm 2000 ngôi thất xuống cấp, tường nứt, mái dột, không còn đủ chỗ cho ni chúng tu học. Ni sư xin phép trùng tu, được Hòa thượng đổi hiệu là Thiền viện Hương Hải. Hương Hải là tên một thiền viện ni, do thiền sư ni Diệu Nhân, đệ tử của thiền sư Chơn Không đời Lý, làm trụ trì. Hương Hải, còn là tên của một thiền sư lỗi lạc của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử vào cuối đời Hậu Lê.

Thiền viện Hương Hải được đại trùng tu toàn bộ bằng vật liệu kiên cố, mái ngói, tường gạch, cột bê tông cốt thép, nền gạch men, toạ lạc trên khuôn viên đất rộng hơn 5000m2. Thiền viện nổi bậc trong vườn cây xanh với những hàng cột cao, bờ nóc và mái ngói cong vút. Bên trong chánh điện bày trí rất đơn giản. Phật điện chỉ thờ duy nhất đức Phật Thích-ca Mâu-ni tay cầm hoa sen biểu trưng niêm hoa vi tiếu trên hội Linh Sơn. Hậu điện thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Phía trên có một bức hoành phi khắc bốn chữ “ĐỨC HÓA LƯU PHƯƠNG”. Hàm ý truyền thừa mạng mạch Phật pháp. Giữa chánh điện và Ni đường là giang nhà trống dùng làm lớp học, trên tường có khắc bốn chữ “XOAY LẠI NHÌN MÌNH” để nhắc Ni chúng tu là tu ngay nội tâm mình, không hướng ngoại tìm cầu.

Thiền viện Hương Hải còn có phòng đọc sách với nhiều sách quý và băng đĩa, ghi chép Đại tạng gồm Kinh, luật, luận, sử... Đây là nguồn tư liệu quý cho ni chúng nghiên cứu học hành.

Vào những năm đầu sau khi đất nước thống nhất, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn vất vả, trăm thứ lo toan, nhưng với lòng tin Phật, tin Pháp, tin chính bản thân mình, dưới sự hướng dẫn của Hoà thượng ân sư, Ni sư cùng đại chúng đã khắc phục mọi khó khăn biến vùng đất hoang dại, khô cằn, chai cứng thành vườn cây ăn trái xanh tươi, mát mẻ … khiến lòng người cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản mỗi khi bước vào thiền viện. Sẵn sàng đón nhận đạo lý nhiệm mầu của Phật Tổ, tạo cho mình nếp sống bình an, cao đẹp.

II. SINH HOẠT VÀ PHẬT SỰ

Đại chúng sống theo thanh quy của thiền môn rất quy củ. Sáng chấp tác, chiều học, tối tọa thiền. Hằng ngày, ngoài việc chăm sóc cây trái trong vườn, các sư cô còn phụ Hòa thượng ân sư ghi chép kinh, luận, sử v.v... từ băng giảng, rồi chế bảng in thành sách, để Phật pháp được phổ biến rộng rãi. Trước là giúp cuộc sống của mọi người được lợi ích an vui. Sau, để lại Pháp bảo cho đời sau nương đó tu học.

Ngoài ra, mỗi chiều thiền viện còn mở lớp Phật Pháp gia giáo từ thấp đến cao cho đại chúng. Mỗi tháng có một tuần chuyên tu và luân phiên nhập thất để tâm trí của thiền sinh được bình ổn trong những sinh hoạt ngày thường, là nền tảng để trí tuệ và lòng từ của thiền sinh ngày càng phát triển.

Với tâm nguyện giúp người người có được cuộc sống tốt đẹp, các sư cô còn tham gia các hoạt động từ thiện. Với trẻ em có hoàn cảnh nghèo khó, ngoài việc hướng dẫn đạo đức để các em có được cuộc sống lành mạnh, các cô còn giúp đỡ về cả vật chất như tặng học bổng, bút mực, sách vở, áo quần v.v… để việc học được tiếp tục.

Qua quá trình hình thành và phát triển. Thiền viện Hương Hải tiến từng bước từng bước căn bản trên lộ trình tự giác, giác tha.

Gần đây, thiền viện Hương Hải có thêm một Phật sự đáng lưu ý :

 Cuối năm 2004 Phật tử vùng núi Yên Tử dâng cúng cho Hòa thượng chùa Cầm Thực để xây dựng thiền viện ni. Hòa thượng chỉ định ni sư Thuần Giác ra Bắc lãnh Phật sự này với sự hỗ trợ của quí thầy Yên Tử.

Đầu năm 2005 Ni sư ra Bắc nhận trách nhiệm, nhưng do không đủ duyên nên việc xây dựng không hoàn thành. Ngay thời điểm đó, tỉnh Vĩnh Phúc lại mời Hòa thượng ra để hiến đất xây dựng thiền viện. Hòa thượng chỉ định quí thầy trong Ban lãnh đạo thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đi Vĩnh Phúc. Quí thầy đề nghị Ni sư Thuần Giác đi cùng. Xây dựng thiền viện Tăng xong thì bắt đầu xây dựng thiền viện ni. Lễ đặt đá xây dựng được ấn định vào tháng 10 năm 2005, nhưng mãi đến tháng 8 năm 2007 mới được thực hiện. Hiện nay Ni sư Thuần Giác cùng một số sư cô Hương Hải đang tiếp tục công cuộc xây dựng thiền viện ni tại Tây Thiên Tam Đảo

Thiền viện Hương Hải tuy không có bề dày lịch sử như những ngôi cổ tự khác, nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, thiền viện Hương Hải cùng với các Thiền viện khác thuộc hệ thống Thiền tông của Hòa thượng Thanh Từ đã ghi một nét son trong lịch sử Phật giáo nước nhà.
 

Thiền Viện Trúc Lâm

 

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM PHỤNG HOÀNG

Thành lập năm 1993
Viện trưởng : Hòa thượng Thích Thanh Từ
Chủ trì Tăng : TK Thích Thông Phương
Chủ trì Ni : TKN Thích nữ Như Tâm
Địa chỉ: khu phố 7, phường 3, Tp. Ðà Lạt, Lâm Ðồng
Ðiện thoại: (063) 827 565 - (063) 830 558 

Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc trên núi Phụng Hoàng, cách thành phố Đà Lạt 5 km (Đường rẽ vào hồ Tuyền Lâm).

Lời của Hòa thượng Ân Sư 

LÝ TƯỞNG TỐI HẬU
 

Tại sao tôi đã tuyên bố “Thiền viện Trúc Lâm là lý tưởng tối hậu trong đời tu của tôi?”. Bởi trước kia tôi đã từng ở tại các Phật học đường, và sau này cũng đi dạy ở các Phật học đường, giao tiếp với chư tăng, chư ni mọi nơi, tôi thấy rõ, trong giới tu sĩ Phật giáo chúng ta thường có cái bệnh thiếu hòa hợp. Bởi thiếu hòa hợp, nên ở nơi nào cũng thường xảy ra những chuyện vui buồn đáng tiếc. Vì vậy, tôi thấy đó là một nỗi buồn. Lại nữa, tôi nhìn thấy tăng ni ở các Phật học viện cũng như các nơi, phần lớn bị vấn đề kinh tế chi phối. Vì phải lo cho có ăn, có mặc và có những phương tiện học tập, nên tăng ni không còn đủ thời gian để tu học. Tôi lại thấy tăng ni chúng ta, vì những việc bên ngoài lôi cuốn rồi phải chạy theo, bị chi phối rất lớn bởi những đám tiệc của Phật tử, bởi những lễ lượt trong chùa và khách khứa từ thân nhân huynh đệ qua lại tới lui với nhau, làm mất hết bao nhiêu thời gian quí báu trong lúc tu hành cũng như học tập. Vì vậy mà tôi rất đáng tiếc! Sau này, tôi thành lập được thiền viện Chơn Không, thiền viện Thường Chiếu, nhất là khi xuống Thường Chiếu tôi thấy có một trở ngại cho sự tu thiền, vì ở đó nóng bức quá. Mỗi chiều ngồi thiền, mồ hôi ướt áo, buổi tối cũng vậy. Cho nên tôi thấy, tuy muốn cho tăng ni có thời gian tu, nhưng lại bị trở ngại về khí hậu, thời tiết nên tôi rất buồn. Vì những lý do đó, nên sau khi được phép chánh quyền cho thành lập thiền viện Trúc Lâm, tôi nghĩ tôi phải thực hiện cho được những điều trước kia tôi thấy chưa hài lòng. Khi thiền viện Trúc Lâm đã thành tựu, có tăng ni tụ họp tu hành thì tôi lập bản Thanh Qui ( hay Nội Qui), trong đó điều kiện tiên quyết, là tôi bắt tăng ni ở đây phải thực hiện cho được phép sống Lục hòa. Bởi chúng ta là người tu, là người hướng dẫn chỉ dạy cho Phật tử tu hành… Nếu nội bộ mình không hòa thuận, không có vui vẻ với nhau thì chúng ta dạy ai, hướng dẫn ai để họ tu hành? Cho nên tôi lấy lục hoà làm then chốt trong cuộc sống của người tu sĩ. Đó là điều thiết yếu. Vì vậy, tôi yêu cầu tăng ni hai bên phải cố gắng thực hiện cho được pháp lục hoà mà tôi cho là tối quan trọng.

Kế đó tôi thấy rằng, tăng ni vì bận sự sống mà mất thời gian tu. Cho nên khi thành lập thiền viện Trúc Lâm tôi đòi hỏi tăng ni phải dồn hết thời giờ trong sự tu hành. Muốn được như vậy, thì mọi nhu cầu về ăn, mặc, thuốc men … thiền viện chúng tôi chịu trách nhiệm hết : Lo cho tăng ni đủ ăn, đủ mặc, bệnh hoạn có thuốc thang… để tăng ni không còn bận tâm về tài chánh. Nhờ không bận tâm về tài chánh, nên yên ổn tu hành, mới mong có những tiến bộ. Đó là điều thứ hai.

Thứ ba, tôi biết sự giao thiệp qua lại tới lui sẽ chiếm mất thời gian tu hành của tăng ni. Cho nên tôi quyết tâm ngang đây, những vị nào phát nguyện vào thiền viện tu hành, thì phải gìn giữ điều kiện không được đi nơi này nơi kia, chỉ một hai trường hợp đặc biệt mới được đi, đó là hạn chế sự đi lại. Hơn nữa, ở đây Phật tử cúng kính, cầu nguyện chỉ tới ghi tên, rồi chư tăng chư ni trong buổi Sám hối nguyện cầu cho, chứ không đi đám chỗ này chỗ kia mất thời gian tu của tăng ni. Đó là điều thứ ba.

Điều thứ tư, tôi thấy nơi đây khí hậu mát mẻ, yên tĩnh, cho nên tôi nghĩ chư tăng chư ni tọa thiền ban ngày vào buổi chiều cũng tốt, chứ không đến nỗi phải đổ mồ hôi. Rồi buổi tối, buổi khuya mát mẻ thì tu hành có thể dễ tiến. Vì tôi thấy trong sử đã kể lại rằng, đ ức Phật Thích Ca chúng ta ngồi tu dưới cội bồ đề vào tháng mùa đông, do đó mà sau 49 ngày đêm tọa thiền, ngài được giác ngộ. Tôi thấy khí hậu mát mẻ nhất là buổi khuya, khí trời thanh sảng, chúng ta ngồi thiền đem lại nhiều kết quả rất tốt đẹp, cho nên tôi mới chủ trương phải ngồi thiền nhiều, mà nhất là buổi khuya.

Đó là những điều mà trước kia tôi thấy nó làm trở ngại cho tăng ni tu hành khó tiến bộ. Cho nên, khi thành lập thiền viện Trúc Lâm, những trở ngại đó tôi quyết tâm vượt qua, để tạo điều kiện cho tăng ni tu đến nơi đến chốn. Khi thành lập Thiền viện Trúc Lâm, tôi tin rằng sẽ tạo đủ điều kiện cho tăng ni tu hành được tiến bộ, đó là điều chúng tôi mãn nguyện. Vì vậy mà thiền viện Trúc Lâm, tôi cho là lý tưởng tối hậu ở chỗ đó. Lý tưởng tối hậu không phải đời tôi tới đây là chấm dứt, không truyền bá, không làm Phật sự, mà tối hậu là vì những hoài bão ôm ấp từ trước đến đây tôi thực hiện được. Tôi làm được những gì mà trước kia tôi thấy còn thiếu sót nơi tôi, tôi bổ túc lại cho đầy đủ. Đó là cái mãn nguyện của tôi.

Nhưng nói như vậy, không phải chỉ tôi là người có trách nhiệm, còn tất cả tăng ni ở đây không có bổn phận. Bởi vì tôi làm trách nhiệm của người đi trước, của người dẫn đường, tăng ni ở đây là người được hướng dẫn, được chỉ dạy, thì tôi làm tròn trách nhiệm của tôi rồi. Tôi mong rằng tất cả tăng ni cũng thấy bổn phận của mình, phải làm sao cho cân xứng với sự lo lắng của tôi, trông đợi của tôi, thì tăng ni mới làm tròn bổn phận của mình. Như vậy thì mới gọi là sự tương ưng giữa thầy trò, mà ngày xưa tôi dùng chữ là sư tư đều thông cảm với nhau. Sư là thầy. Tư là đệ tử. Thầy và đ ệ t ử thông cảm, chung sức với nhau để truyền bá chánh pháp, duy trì mạng mạch của đạo được lâu bền. Đó là những điều rất thiết yếu. Cho nên, tôi nghĩ rằng tất cả tăng ni ở tại thiền viện Trúc Lâm, quí vị phải biết chúng ta ở trong thời mà nhà Phật gọi là mạt pháp - khó gặp thầy, gặp bạn, tức là những hàng thiện tri thức để hướng dẫn mình tu, là một cái khó. Rồi khó đủ thắng duyên, trên đường tu hành luôn luôn bị trở ngại, bị nhiều chướng… Giờ đây, ở nơi thiền viện này, quí vị có đầy đủ : trên thì có thầy, bên cạnh thì có bạn, rồi mọi nhu cầu để đủ điều kiện tu, rất là đầy đủ tiện nghi không thiếu. Như vậy, còn cái gì nữa mà chúng ta không nỗ lực, chúng ta không cố gắng tu hành cho đạt được kết quả đúng như sở nguyện của mình. Bởi vì tôi thường than rằng người tu không ai là xấu cả, ai cũng là người tốt. Nhưng khi vào đạo gặp duyên không thuận, duyên không tốt, lần lần trở thành người xấu, người dở. Đó là tại vì cái duyên không có giúp đỡ để cho họ tiến tu dễ dàng. Thì ở đây, tôi chịu khó tạo đủ duyên cho tăng ni tu, không còn lý do gì mà quí vị than rằng “Vì nhiều trở ngại, vì nhiều chướng duyên nên tu không được”.

Như vậy thì, sự tu hành của quí vị trong thời này, trong hoàn cảnh này nó rất thuận lợi, rất đầy đủ duyên tốt. Vậy quí vị phải ráng nỗ lực, tận tâm cố gắng tu hành. Làm sao cho đời của mình đã nguyện xuất gia, đã cầu giải thoát sanh tử, thì quí vị phải làm. Dù không trọn vẹn, ít ra cũng đi được một phần ba, hoặc hai phần đường trên đời tu của mình, chứ đừng để nó dở dang, đừng để nó lui sụt. Được như vậy mới xứng đáng là người xuất gia, nguyện tu hành cho được thành đạt đạo quả. Còn không như vậy, thì uổng đi một đời. Đó là lời nhắc nhở và nói rõ sở nguyện của tôi.

 

I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP

Năm 1986, Hòa thượng dời Chân Không về Thường Chiếu. Khí hậu nơi đây khắc nghit khiến việc tu thiền gặp nhiều khó khăn. Hè năm sau, Hòa thượng lên chùa Quan Âm ở Đà Lạt tịnh dưỡng. Một đêm, ngài mộng thấy mình ôm cổ chim Phụng Hoàng bay cao. Tỉnh giấc, nghiệm lại điềm mộng, ngài suy nghĩ “Thường Chiếu, tuy là nơi giảng dạy Tăng Ni Phật tử đến tu học đông đảo, nhưng vẫn còn nhiều giới hạn cho việc tu thiền. Đà Lạt khí hậu mát mẻ, núi rừng thanh vắng, nếu có một thiền viện cho Tăng Ni tu tập, sẽ chóng có kết quả”. Vì thế, Hòa thượng phát họa sơ đồ cho thiền viện tương lai và đi khảo sát núi đồi để chọn đất xin cất thiền viện. Phật tử thể theo tâm nguyện của ngài, tiến hành thủ tục xin đất. Tổng diện tích đất mà thiền viện được cấp là 24 ha.

- Ngày 08/4/ 1993, được sự cho phép của các cấp chính quyền hữu quan, thiền viện làm lễ đặt đá và khởi công xây dựng. Sau 8 tháng thi công, thiền viện xây dựng xong phần cơ bản, chia làm 4 khu vực : Khu ngoại viện, khu tịnh thất của Hòa thượng viện trưởng, khu nội viện Tăng và khu nội viện Ni.

- Ngày 08/02/1994, cử hành lễ khánh thành thiền viện, Hòa thượng Viện trưởng tuyên bố bản thanh quy của thiền viện Trúc Lâm. Khóa thiền đầu tiên bắt đầu.

- Năm 1999, thiền viện sửa chữa và xây dựng thêm một số công trình như nhà khách tăng, lầu trống, thư viện và nhà trưng bày.

1. Khu ngoại viện

 Lên thiền viện từ phía hồ Tuyền Lâm, theo con dốc bậc thang dài khoảng 500m, phải vượt qua 3 cổng tam quan mới đến Chánh điện. 3 cổng này biểu trưng cho 3 quan trong nhà thin : Sơ quan, Trùng quan và Lao quan. Đó  là 3 cửa mà một hành giả tu thiền phải vượt qua mới đến được cảnh giới rốt ráo. Qua được 3 cửa này thì mới vào chánh điện và thấy được Phật.

Phía trước chánh điện là hồ Tĩnh Tâm.

Bên dưới lưng đồi nằm giữa nhà giữ xe và hồ Tĩnh Tâm là nhà khách nữ, nơi dừng chân cho khách nữ, cũng là nơi giành cho Phật tử nữ tu tập ngắn hạn tại thiền viện.

Bên trái chánh điện, cạnh tháp chuông là Tham vấn đường. Vào hai ngày 14 và 29 âm lịch, Tăng Ni và Phật tử tề tựu về đây để nghe Hòa thượng giảng Thiền.

Bên phải chánh điện là nhà khách. Nhà khách là nơi tiếp khách và là nơi sinh hoạt cho khách Tăng hay Phật tử nam đến thiền viện tu tập.

Phía sau chánh điện là  vườn Tổ.

Thư viện là một ngôi nhà hai tầng. Tầng trên là thiền đường. Tầng dưới là thư viện.

Đối diện thư viện là nhà trưng bày.

 

2. Khu ni viện

Phân làm hai : Nội viện tăng và nội vin ni.  

Đây là khu chuyên tu của tăng ni, nằm cách biệt nhau và cách biệt với khu ngoại viện. Tăng ni không được ra ngoài khi không có sự cho phép của Hòa thượng. Du khách bên ngoài cũng không được phép vào tham quan khu vực này, trừ trường hợp đặc bit mang tính nghiên cứu.

Khu nội viện tăng cũng như ni gồm có những công trình căn bản : Thiền đường, Tăng đường, Trai đường, Nhà trù, khu thiền thất. Ngoài ra còn có các công trình phụ như nhà may, nhà kho, nhà để xe, trại mộc, hồ nước, nhà vệ sinh, rẫy rau xanh, vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng. Riêng nội viện ni còn có thêm nhà khách ni, giành cho ni khách hay Phật tử nữ đến tập tu.

3. Khu tịnh thất của Hòa thượng viện trưởng

Khu này gồm có tịnh thất của Hòa thượng Viện trưởng và một tịnh thất của Hòa thượng Trưởng Ban Trị Sự Tỉnh Lâm Đồng. Cả  hai đều được làm bằng gỗ.

II. CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI

Chủ trương của thiền viện Trúc Lâm là khôi phục lại Thiền tông Việt Nam, cụ thể là của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần, do ngài Trúc Lâm Đại Đầu Đà sáng lập và làm Sơ Tổ. Thiền sinh trong thiền viện đều phi theo tông chỉ “Phản quan tự kỷ bổn phận sự” và sống trong tinh thần lục hòa.

III. TỔ CHỨC, SINH HOẠT

- Ban Lãnh Đạo và Chức Sự có  trách nhiệm trông coi, sắp xếp, điều hành toàn bộ sinh hoạt của thiền viện. Lãnh đạo tối cao là Hòa thượng viện trưởng. Dưới có Chủ trì tăng và ni do thầy Thích Thông Phương và sư cô Như Tâm đãm nhiệm.

- Thiền sinh vào thiền viện phải hội đủ những điều kiện quy định trong Thanh quy của Thiền viện : Trình độ lớp 12 trở lên, có sự đồng ý của cha mẹ, hoặc đã học xong các trường Phật học, có giấy giới thiệu của Bổn Sư. Nếu là tăng ni trong các thiền viện thì phải là người đã tu tập ở các thiền viện ấy 3 năm trở lên v.v…

- Thiền sinh nếu thấy không thích hợp với đời sống của thiền viện thì có  thể  xin phép ra đi tự do. Không được ở trong thiền viện mà có tâm hướng ngoại.

- Thiền sinh sống trong thiền viện phải tập ba đức tính dứt khoát, kiên quyết, đạm bạc. Phải thực hiện cho được tinh thần lục hòa mà Hòa thượng đã nêu.

 Thời khóa tu hành tại Thiền viện


 
Sáng:

 

3 giờ 15 phút

: Thức chúng.

3 giờ 30

: Đại chúng tọa thiền.

5 giờ 30

: Xả thiền. 

5 giờ 45

: Làm vệ sinh

6 giờ 15

: Tiểu thực.

7 giờ 30

: Công tác.

10 giờ 30

: Xả công tác.

11 giờ 40

:Thọ trai.  


 Chiều:

    13 giờ

    :Chỉ tịnh.

    14 giờ

    :Thức chúng.

    14 giờ 30

    :Tọa thiền 2 tiếng.

    17 giờ

    :Uống bột hoặc sữa .

    18 giờ

    :Tụng kinh sám hối.

    19 giờ 30

    :Tọa thiền 2 tiếng.

    22 giờ

    :Chỉ tịnh.


Một số hình ảnh Thiền Viện Trúc Lâm


Cổng tam quan


Chánh điện


Góc bên trong chánh điện


Tượng Bổn Sư trong chánh điện


Nhà Tổ


Bàn thở Tổ


Khu nhà khách và thư viện


Tháp chuông


Tháp Trống


Trước sân Thiền viện


Khu nội viện


Đường lên Thiền Viện

HT Trúc Lâm về thăm Thường Chiếu 03/2008

Một số hình ảnh HT Trúc Lâm  dạo bên trong TV Thường Chiếu
(sáng ngày 23/03/2008)