headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

CẢM TƯỞNG CỦA PHÁP SƯ TÂM NGỘ SAU KHI ĐỌC BẢN DỊCH PHẨM PHỔ MÔN

 Ni sư Hạnh Huệ dịch từ Hán sang Việt. 

Hạ năm ngoái tôi và pháp sư Tinh Vân lúc cùng dạy ở Hội Giảng Tập của Phật giáo Đài Loan. Chúng tôi vốn định một bên dạy học một bên theo cư sĩ Quan Khải Đồ học tiếng Nhật. Về sau vì phân hội Phật giáo tỉnh Đài Loan chủ trương nam nữ chia riêng, đem phái nữ dời đến chùa Viên Quang ở Trung Lịch làm việc, gặp lúc thỉnh pháp sư cao tuổi không ra, thế là nhất định mời tôi qua bên ấy chủ trì giáo vụ.

 

Sau đó lại vâng lời dạy của pháp sư Đông Sơ làm biên tập nguyệt san Nhân Sinh, nhân đây cho đến bây giờ tôi chẳng có cơ hội học tiếng Nhật nữa, thật là có điểm đáng tiếc!

Đến mùa Đông năm ngoái, tôi nghe nói pháp sư Tinh Vân đã bắt đầu phiên dịch “Phổ Môn Phẩm Giảng Thoại”, thật là hoan hỷ không cùng! Lúc ấy tôi đích xác có cảm nhận được đọc trước thì khoái lắm! Không bao lâu, pháp sư Tinh Vân liền đáp lời hứa với nguyệt san Bồ Đề Thọ đem Phẩm Phổ Môn đã dịch, giải thích đề tựa phát biểu ở quyển thứ I của nguyệt san này, trên kỳ thứ II rất được đông đảo độc giả hoan nghinh! Tiếp theo độc giả ùn ùn biên thư thỉnh Pháp sư mau đem sách này xuất bản, Pháp sư vì muốn thỏa mãn nguyện vọng của độc giả, nên cuối năm ngoái đem bản cảo bản dịch sách này giao cho pháp sư Thánh Thụy ôm đến Đài Bắc, yêu cầu tôi tìm xưởng ấn loát tốt để in, và lại tin tưởng dặn dò tôi thay ông mà đối chiếu. Vì việc đối chiếu này không khó làm, huống là tôi chính mình chẳng học tiếng Nhật, chẳng thể phiên dịch, có thể đối chiếu lại bản dịch này, kết cái nhân duyên, cũng là một việc khoái, nên liền mở miệng đáp bằng lòng.

Trong Phật Bồ-tát có một vị Phật và Bồ-tát ở Trung Quốc nhà nào cũng dụ cũng hiểu, đàn bà trẻ con cũng đều biết. Vị Phật đó là Phật A-di-đà, vị Bồ-tát đó là Bồ-tát Quán Thế Âm, mà Bồ-tát Quán Thế Âm rất được nhà nhà thờ phụng. Từ đây mà nhìn, Bồ-tát Quán Thế Âm đích xác là vị đạo sư duy nhất có thể cầu được an ủi và dạy dỗ trên tinh thần của người Trung Quốc (thậm chí bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc).

Nhưng gần đây có một số người theo người Nhật Bản dùng lối nghiên cứu lịch sử mà nghiên cứu Phật pháp, phủ nhận rất nhiều kinh điển Đại thừa là Phật giáo Chính thống, và nói Phật và Bồ-tát nói trong kinh Đại thừa phần nhiều là thần nào đó mà dân gian thời cổ của Ấn Độ tin thờ, sau đó đệ tử Phật lý tưởng hóa thêm mà thành, không phải thật có Phật và Bồ-tát như thế. Như Phật A-di-đà là lý tưởng hóa thần Thái Dương, Bồ-tát Quan Thế Âm là lý tưởng hóa nữ thần… Tôi đối với lối nói này tuyệt đối không tán đồng! Tôi cho rằng kinh Phật có chỗ có tính lịch sử, cố nhiên có thể dùng lối nghiên cứu lịch sử mà nghiên cứu, nhưng có chỗ có tính siêu vượt lịch sử, nếu đem cảnh giới siêu vượt lịch sử ra nghiên cứu theo lối nghiên cứu lịch sử thì là cán vuông tra đục tròn, chả trách không thể vào được.

Bước đầu học Phật của chúng ta chính là đối với Phật và Pháp có niềm tin vững chắc không thay dổi. Chúng ta tuy không thể giống đạo Gia Tô chủ trương tin là được cứu thế kia, nhưng chúng ta cần xác nhận tin là cửa vào đạo. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tin là nguồn vào đạo, là mẹ các công đức, nuôi dưỡng tất cả các căn lành”. Đại Trí Độ Luận nói: “Biển lớn Phật pháp, chỉ tin mới vào được”. Đây là văn làm rõ sự trọng yếu của lòng tin.

Ngoài ra, 52 địa vị Bồ-tát cũng lấy địa vị Thập Tín làm đầu. Do đây mà xem, có thể biết trọng yếu của lòng tin như thế nào. Giả sử đối với Phật và Pháp trước tiên không thể có cái tín ngưỡng vững chắc, thì mặc anh đối với kinh luận có nghiên cứu thế nào, cũng không thể gọi là Phật giáo đồ, càng không thể nhập tri kiến Phật, mà chỉ là một người thuộc hàng tri giải của thế gian mà thôi. Nghiên cứu Phật pháp như thế, xin hỏi đối với mình, với người cuối cùng có lợi ích gì? Khảo cứu qua, khảo cứu lại, chẳng những vật gì cũng không khảo cứu ra, lại đem lòng tin thần thánh đối với Tam bảo của mình đều làm lung lay hết, đây há chẳng phải chuyện cười? Do đó tôi gần đây thường nói thế này: Hiện tại một số người đối với lý luận Phật pháp càng nghiên cứu niềm tin Phật pháp càng bạc nhược. (Đương nhiên đây là chỉ những người chưa được chính kiến Phật pháp). Đây thật là hiện tượng bất hạnh của Phật pháp.

Chúng ta là người chánh tín Phật pháp phải cần giữ vững lòng tin của mình đối với Phật pháp, xác nhận tất cả kinh điển Đại thừa (đương nhiên chỉ có những kinh phiên dịch mà có thể khảo cứu theo lịch sử) đều là Phật pháp chính thống. Phật và Bồ-tát nói trong kinh đặc biệt là Phật A-di-đà và Bồ-tát Quán Thế Âm, các Ngài đã cho chúng ta lợi ích không thể tính kể, quyết định là phải có! Ngàn muôn lần không thể vì lý luận không chính xác của một số người mà lay động lòng tin của mình, đến nỗi giam tâm mình trong hầm sâu của tà kiến không thể cứu.

Chúng ta đối với Phật pháp đã có nhận thức và niềm tin như trên, sau đó lại đọc loại kinh Phật như phẩm Phổ Môn này, mới có thể được lợi ích chân thật.

Phẩm Phổ Môn là văn tự ghi chép nhân duyên sâu xa của Bồ-tát Quán Thế Âm và chúng sanh thế giới Ta-bà và lợi ích chúng sanh đạt được do niệm danh Ngài rất tường tận. Một số người cho đây là ghi chép thần thoại, đó là những người chưa từng lý giải Phật pháp. Chúng ta biết sự tích linh cảm của Bồ-tát Quán Thế Âm được thuật trong phẩm Phổ Môn, ở trên thế giới hiện thực của chúng ta là việc khắp nơi đều có thể xem thấy, chỉ vì chúng ta không chú ý do đó không có cảm giác lớn mà thôi. Các vị đọc xong Phổ Môn Phẩm Giảng Thoại này rồi, thì có thể biết được lời này chẳng lầm.

Bồ-tát Quán Thế Âm là vị đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, chúng ta sanh nhằm ngày nay nhân gian nhiều nạn, tùy thời tùy nơi đều có thể gặp tai nạn bất trắc. Chúng ta nếu muốn giảm thiểu sự gặp tai nạn đau khổ, tôi cho rằng chỉ có cầu từ lực của Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ. Nhưng muốn cầu Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ, thì trước tiên phải tìm, xem xưng niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thế nào, và đạo lý của Bồ-tát Quán Thế Âm do đâu cảm ứng được. Phổ Môn Phẩm Giảng Thoại này chính là thuyết minh rõ ràng cái đạo lý này. Do đó cuốn “Phổ Môn Giảng Thoại” này, nên cho mỗi người một cuốn làm bùa báu để minh lý đạt đạo, tiêu trừ tai nạn.

Vì đại sư Tinh Vân muốn tôi sau khi đối chiếu nói vài câu, do đó tôi lạp nhạp đem một chút cảm tưởng viết ra đây sau khi đối chiếu, như có gì chưa đúng, mong các bậc cao minh sẵn lòng chỉ giáo!

[ Quay lại ]