PHẨM PHỔ MÔN - KỆ TỤNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 23 Tháng mười 2009 13:52
- Viết bởi nguyen
I. Hạnh Nguyện Đại Bi
Trước đã nói phẩm Phổ Môn chia thành 2 loại : Trường hàng thể văn xuôi và kệ tụng thể văn vần. Trường hàng giải thích xong rồi, dưới đây giải thích kệ tụng.
Kệ tụng của phẩm này, Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập đời Diêu Tần lược đi, chưa phiên dịch, đến đời Tùy Văn Đế, có hai Hòa thượng từ Bắc Thiên Trúc đến, một vị là Xà-na-quật-đa, một vị là Đạt-ma-cấp-đa, kệ tụng này chính là do hai người này dịch ra và thêm vào.
KỆ TỤNG, còn được gọi là Trùng tụng, là dùng văn vần thuật lại một lần nữa phần văn xuôi đã nói ở trước. KỆ, tiếng Phạn là Già-đà, Trung Hoa dịch là TỤNG. Hoa và Phạn gọi chung thành Kệ tụng. Là một loại ca hay, liên hợp lời đẹp mà ca tụng ra. Kệ tụng nói đây, ngang với thi ca.
Nhĩ thời Vô Tận Ý Bồ-tát dĩ kệ vấn viết.
Ngay khi Phật Thích-ca nói xong, Bồ-tát Vô Tận Ý lại dùng văn vần ra hỏi.
Thế Tôn diệu tướng cụ
Ngã kim trùng vấn bỉ
Phật tử hà nhân duyên
Danh vi Quán Thế Âm?
Cụ túc diệu tướng tôn
Kệ đáp Vô Tận Ý.
THẾ TÔN DIỆU TƯỚNG CỤ (Thế Tôn đầy đủ diệu tướng), là câu Bồ-tát Vô Tận Ý tán thán Phật. THẾ TÔN, là gọi chung mười loại đức hiệu của Phật. Ý là bậc tôn trọng, không gì sánh được ở thế giới Ta-bà.
DIỆU TƯỚNG CỤ, là nói Thế Tôn trong thì đủ muôn đức, ngoài hiển 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp. Nên có lời khen rằng: “Trên trời dưới trời không ai bằng Phật, mười phương thế giới cũng không sánh được, tôi thấy hết mọi thứ trên thế gian, tất cả không có gì bằng Phật”.
NGÃ, là Vô Tận Ý tự xưng.
TRÙNG, ở văn xuôi trước đã thưa hỏi, nay hỏi lại.
BỈ, chỉ cho Bồ-tát Quán Thế Âm.
PHẬT TỬ, cũng chỉ cho Bồ-tát Quán Thế Âm. Tất cả chúng sanh trong ba cõi, đều là đệ tử của Phật Thích-ca Mâu-ni, do đó Quán Thế Âm cũng là Phật tử. Bồ-tát Vô Tận Ý hỏi Bồ-tát Quán Thế Âm do nhân duyên nào mà được tên này, tuy chỗ hỏi giống như ở văn xuôi, nhưng Thế Tôn trả lời lại có điểm khác. Ở văn xuôi thì chuyên biểu thị diệu lực từ bi của Bồ-tát Quán Thế Âm, mà ở kệ tụng lại hiển thị nguyện và hạnh của Bồ-tát Quán Thế Âm, do đó hơi có điểm bất đồng.
NHÂN DUYÊN, ở văn xuôi chỉ giải thích là lý do gì. Ở kệ tụng nói Bồ-tát Quán Thế Âm cách vô lượng kiếp trước phát nguyện thanh tịnh lớn là nhân, chúng sanh có khổ không vui là duyên. Vậy là đại nguyện hành hóa của chính mình là nhân, lấy chúng sanh làm duyên. Nương theo nhân và duyên này, khắp ở thế gian ứng hiện hóa độ.
“Bồ-tát Quán Thế Âm ngay đây có thể tiếp nối huệ mạng Phật-đà, do nhân duyên gì mà được tên ấy?” – Bồ-tát Vô Tận Ý hỏi như thế. Thế Tôn dùng kệ tụng trả lời:
Nhữ thính Quán Âm hạnh
Thiện ứng chư phương sở
Hoằng thệ thâm như hải
Lịch kiếp bất tư nghì
Thị đa thiên ức Phật
Phát đại thanh tịnh nguyện
NHỮ, chỉ Bồ-tát Vô Tận Ý. Vô Tận Ý tuy đã nghe qua Bồ-tát Quán Thế Âm do nhân duyên gì mà được tên. Nhưng vì muốn hiển thị Bồ-tát Quán Thế Âm tu hành thế nào, nên Phật lại lệnh Ngài hãy nên lắng nghe diệu hạnh của Quán Thế Âm. Giảng đến tu hành chứng giác xưa nay vốn chẳng phải hai, nhưng từ phàm phu tu hành đến chứng giác thì nên chia ra để nói. Một mặt gương trong tâm chúng sanh, vốn là thanh tịnh sáng suốt (đây ý nghĩa tương đồng với Bản giác) nhưng lúc để bụi bặm vô minh phiền não che lấp sanh tăm tối thì cần phải dùng sức tu hành lau chùi bụi bặm tối đen trên gương (đây gọi là Thủy giác) để tiện khôi phục làm hiện ra ánh sáng thanh tịnh xưa nay. Đạt đến sự hợp nhất tu hành và chứng giác, đây gọi là thủy - bản không hai. Do đó bước đầu tiên tu hành tức là bước đầu chứng giác. Đến như Bồ-tát Quán Thế Âm vốn đã đứng trên chứng giác, sự tu hành của Ngài, chẳng qua là sự biểu hiện của chứng giác mà thôi. Chứng giác của Ngài, chẳng qua là sự vận dụng của tu hành mà thôi. Do đó, tuy nói là tu hành, dường như không đồng với tu hành của phàm phu, mà là tu hành trên chứng giác, tức chỗ nói “tu chứng không hai”, tu tức chứng, chứng tức tu.
Bồ-tát Quán Thế Âm khéo ứng các nơi chốn, cũng là tu hành dưới giáo hóa chúng sanh. Tâm Bồ-tát trên chứng giác của Quán Âm, chính là biểu hiện tâm từ bi lớn.
PHƯƠNG SỞ là chỉ các thế giới mười phương. Dùng cõi Phật mà nói thì đó là cõi pháp tánh, cõi thọ dụng, cõi biến hóa. Dùng thân Phật mà nói thì đó là Pháp thân, Báo thân, Ứng thân.
Cõi pháp giới là Tịnh độ của pháp thân Phật, bủa khắp trong thời gian vô hạn, không gian vô hạn, cả vũ trụ này là cõi pháp giới, chỗ nói “Thúy trúc hoàng hoa vô phi Bát-nhã, nhất sắc nhất hương giai thị trung đạo” (Trúc biếc hoa vàng không gì chẳng phải Bát nhã, một sắc một hương đều là trung đạo), ở không gian là khắp tất cả chỗ, ở thời gian là sinh mệnh vĩnh hằng.
Cõi Thọ dụng là Tịnh độ mà Báo thân Phật thọ dụng.
Cõi Biến hóa là quốc độ của Ứng thân Phật ứng với căn cơ chúng sanh, hiện các thứ thân mà tế độ. Nhân vì muốn tế độ chúng sanh cõi này, Bồ-tát bèn hiện 33 thân, đây như trước đã nói, nhân đây gọi là khéo ứng các nơi chốn.
HOẰNG THỆ THÂM NHƯ HẢI, là nói Bồ-tát Quán Thế Âm thệ nguyện sâu như biển lớn. Phàm là Bồ-tát đều có đủ bốn thệ nguyện lớn.
1. Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ : Đây là căn bản của bốn thệ nguyện lớn, chúng sanh là cái vô biên, thệ nguyện phát ra chính là muốn tế độ chúng sanh vô lượng vô biên phổ biến này.
2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn : Là nói phiền não vô tận tôi thệ nguyện đoạn chúng.
3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học: Là nói pháp môn tuy vô lượng, tôi thệ nguyện học tập hết.
4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành: Phật đạo tuy là cao tột vô thượng, nhưng tôi phát thệ nguyện lớn muốn hoàn thành Phật đạo.
Nguyện thứ nhất trong bốn hoằng thệ nguyện là lợi tha, nguyện thứ hai và ba là tự lợi, nguyện thứ tư là hai lợi kết thành.
Chúng | Phiền | Pháp |
Lợi tha | Tự lợi | |
Phật đạo vô lượng thệ nguyện thành |
Bồ-tát Quán Thế Âm không những có bốn hoằng thệ nguyện này mà lại có “Quán Âm thập đại nguyện văn” tế độ chúng sanh. Văn này và bốn hoằng thệ nguyện đối chiếu như sau:
BỐN HOẰNG THỆ NGUYỆN
1. Pháp môn vô lượng thề nguyện học | 2. Chúng sanh vô biên thề nguyện độ | 3. Phiền não vô tận thề nguyện đọan | 4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành | ||||||
Trí năng chiếu | Pháp được học | Pháp năng hóa | Cảnh được hóa | Tham sân si | Sanh tử lưu lãng | Biển si căn bản | Ba thân viên thành | Thàng Bồ đề đạo | Cứu cánh Niết bàn |
nguyện tôi sớm được mắt trí tuệ | nguyện tôi chóng biết tất cả pháp | nguyện tôi sớm được phương tiện làn | nguyện tôi chóng độ tất cả chúng sanh | nguyện tôi sớm được giới định đạo | nguyện tôi sớm được vượt biển khổ | nguyện tôi sớm cỡi thuyền Bát- Nhã | nguyện tôi sớm đồng thân pháp tánh | nguyện tôi chóng hội nhà vô vi | nguyện tôi sớm lên núi Niết- bàn |
QUÁN ÂM THẬP ĐẠI NGUYỆN VÂN |
Hằng nguyện sâu như biển của Quán Aâm, cho dù anh nghĩ đến bao giờ cũng không thể nghĩ hết. Nhân vì thệ nguyện lớn rất sâu khó lường, do đó nói nhiều kiếp chẳng nghĩ nghì. KIẾP là thời gian rất dài, tức nghĩa như trên nói dù thời gian dài thế nào cũng khó mà nghĩ đến.
THỊ ĐA THIÊN ỨC PHẬT, là nói theo hầu Phật không hạn lượng mà thọ giáo.
PHÁT ĐẠI THANH TỊNH NGUYỆN, là chỉ cho việc phát 10 đại nguyện thanh tịnh như 4 hoằng thệ nguyện.
Không những cách nhìn khách quan về sự tu hành của Bồ-tát Quán Thế Âm như thế, tại chủ quan trong tâm chúng ta còn có tâm đại từ bi, mà ngày ngày chỗ thấy nghe lại hoàn toàn là giáo huấn của Phật. Chiếu theo đó mà nhớ nghĩ, phản tỉnh, thệ học, nguyện phát ra sẽ không lười biếng, thì chúng ta cũng có thể cho là thể hội được tâm của Bồ-tát Quán Thế Âm.