headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

PHẨM PHỔ MƠN – PHẦN LƯU THÔNG

 1. Trì Địa tán thán đức

Kệ tụng là con mắt của bản kinh, nay đã giảng xong. Kế là phần văn xuôi, có thể xem là phần lưu thông của phẩm Phổ Môn này.

Nhĩ thời Trì Địa Bồ-tát, tức tùng tòa khởi, tiền bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Nhược hữu chúng sanh, văn thị Quán Thế Âm Bồ-tát phẩm, tự tại chi nghiệp, phổ môn thị hiện thần thông lực giả, đương tri thị nhân, công đức bất thiểu.

NHĨ THỜI (bấy giơ)ø, là lúc đức Phật trả lời xong câu hỏi của Bồ-tát Vô Tận Ý. Lúc này Bồ-tát Trì Địa ở trong đại chúng đang nghe thuyết pháp đứng lên khỏi chỗ ngồi, đến trước Phật thưa: «Bạch Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nghe phẩm Bồ-tát Quán Thế Âm này, nghiệp tự tại, thị hiện khắp các môn, sức thần thông, nên biết người ấy, công đức chẳng ít ».

Vị Bồ-tát Trì Địa này, thông thường đều giải thích là tên khác của Bồ-tát Địa tạng. Nếu như nói là Bồ-tát Địa Tạng thì ai cũng biết Ngài là một vị Bồ-tát phát nguyện rất dũng mãnh “Địa ngục chưa trống, thì chẳng thành Phật”. Kinh Địa Tạng Thập Luân nói: “Trì giới vững chắc như núi Diệu Cao. Tinh tấn khó hoại như báu kim cương. An nhẫn chẳng động giống như đại địa”. Đây giống như từ mặt đất, vạn vật sanh thành, mà lại có thể chứa vạn vật. Tại “Trực đàm sao” của kinh Diên Mệnh Địa Tạng cũng nói: Địa Tạng cũng chính là tên khác chỉ bổn tâm của tất cả chúng sanh. Trong kinh Diên Mệnh Địa Tạng Phật trả lời câu hỏi của Đế Thích rằng: Tâm viên mệnh, nên gọi là vòng như ý. Tâm vô quái ngại nên gọi là Quán Tự Tại. Tâm không bờ mé nên gọi là đại Bồ-tát. Tâm không sắc tướng, nên gọi là Ma-ha-tát. Quán Tự Tại đồng thể với Quán Thế Âm, có lúc Địa tạng khen ngợi Quán Âm, có lúc Quán Âm khen ngợi Địa Tạng, có thể thấy là ứng hiện đồng một pháp thân. Như ở đây lấy Quán Âm làm trung tâm. Do đó, chỉ là Bồ-tát Trì Địa bước ra hỏi tiếp: “Thế Tôn! Nếu có chúng sanh tán thán ba nghiệp thân miệng ý của Bồ-tát Quán Thế Âm này, có lợi ích ngầm hay cứu bảy nạn ba độc, mà được giải thoát tự tại. Nếu có chúng sanh thấy Quán Thế Âm biến hóa hiện 33 thân, nghe lợi ích hiển của Quán Thế Âm thị hiện 19 thần thông thuyết pháp, công đức người này thật không phải ít.

Bồ-tát hiện trong phẩm Phổ Môn này, do Vô Tận Ý khởi hỏi mà bàn rộng công đức của Quán Âm, lại do Trì Địa tán thán lưu thông. Đây chính là biểu thị ba đức trí tuệ, từ bi, dũng mãnh. Vô Tận Ý biểu thị cho trí tuệ, Quán Thế Âm biểu thị cho từ bi. Lấy đây để tuyên dương lưu thông.

2- Khai phẩm được lợi ích

Phật thuyết thị Phổ Môn Phẩm thời, chúng trung bát vạn tứ thiên chúng sanh, giai phát vô đẳng đẳng a nậu đa la tam miệu tam Bồ-đề.

Bồ-tát Trì Địa nói: Nghe phẩm Bồ-tát Quán Thế Âm này công đức không ít, quả nhiên, lúc Phật nói phẩm Phổ Môn này, tám muôn bốn ngàn đại chúng nghe xong, đều phát tâm vô đẳng đẳng. Phật là đấng vô thượng, không có ai khác ngang bằng để sánh tâm vô đẳng đẳng này, tức là chỉ tương đồng với Phật.

A-nậu-đa-la tam miệu tam Bồ-đề, dịch là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hoặc Vô thượng biến tri, tức là Chánh giác không có gì so cao hơn nữa. Chánh giác là không đồng với bất giác của phàm phu, không đồng với tà giác của ngoại đạo. Chánh đẳng là không đồng với thiên chân của Nhị thừa, Nhị thừa không thể viên dung vô ngại chân tục bình đẳng. Vô thượng là không đồng với phần chứng của Bồ-tát. Bồ-tát tuy có thể quán chân-tục bình đẳng, không nghiêng Không và Có, nhưng vì phần chứng chưa tròn, như trăng mười bốn, còn gọi là bậc có người cao hơn (hữu thượng), chỉ có Phật mới đáng xưng là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nên tâm này gọi tắt là tâm Bồ-đề, còn gọi là tâm giác, tâm từ, tức là tâm của Phật. Hiện tại tám muôn bốn ngàn đại chúng nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn này, sanh tâm Bồ-đề không có gì cao hơn này, đây tức là hiển hiện đại trí tuệ, đại từ bi, đại dũng mãnh.

Lúc Phật thuyết phẩm Phổ Môn, chẳng cần nói cũng biết là chỉ cho lúc đức Phật thuyết phẩm Phổ Môn trên hội Linh Sơn cách đây hơn hai ngàn năm.

Tám muôn bốn ngàn chúng sanh, là tám muôn bốn ngàn phiền não vọng tưởng trong tâm chúng ta, trong tâm chúng ta không biết có cùng chân tâm đồng dạng với Quan Âm tồn tại, để mặc phiền não vọng tưởng ngang ngạnh bướng bỉnh, bây giờ nghe pháp môn vi diệu này, nếu như đem tâm tham dục, chuyển thành từ bi, tâm sân giận chuyển thành dũng mãnh, tâm ngu si chuyển thành trí tuệ, tiếp theo tám muôn bốn ngàn vọng tưởng này cũng có thể chuyển thành tâm Phật vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Ở trên về phẩm Phổ Môn đã giảng xong. Mong rằng không nên để cho định nghĩa giam hãm, phải lấy tâm đọc mắt răn nhắc làm điều thiết yếu.

                    Nguyện đem công đức này
                    Hướng về khắp tất cả
                    Đệ tử và chúng sanh
                    Đều trọn thành Phật đạo.

Nam-mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát, thương xót hộ niệm.

[ Quay lại ]