headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 27/12/2024 - Ngày 27 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Vượt Núi

vuotnuiLâm Thanh Huyền - Hạnh Đoan lược dịch

Thuở bé ở Kỳ Sơn, tôi thường đi bộ theo cha tới Đại Thọ, lúc đó Phật Quang Sơn sắp được thành lập. Ngày nào cha tôi cũng đến dừng lại trước núi, nhìn ngắm ra chiều ngưỡng mộ và bảo tôi:

- Nghe nói có vị Hòa thượng từ Đường Sơn đến, muốn xây chùa trên núi này

Tôi nhìn theo hướng cha, chỉ thấy trên núi cây cối um tùm, một màu xanh rợp, hầu như chẳng có cách chi để đi xuyên qua rừng cây đan chằng chịt, thật khó mà tưởng tượng nổi là có thể xây được chùa trên một vùng đất cây cối mịt mù như thế.

Bây giờ, mỗi khi nhớ đến phụ thân, tôi lại đến thăm Phật Quang Sơn. Đứng ở nơi mà ngày xưa cha tôi thường hay dừng lại ngắm nhìn (nay là nhà để xe). Đi lên núi, vừa nhìn vào là đã thấy Đại Phật tiếp dẫn hùng vĩ. Có thể thầm thầm ngộ ra vì sao các thiền tự ngày xưa được mệnh danh là “Tùng lâm” và sẽ hiểu vì sao phụ thân tôi lại chiêm ngưỡng với vẻ thán phục đến thế!

Tôi thuật lại chuyện cha con tôi đứng ngắm Phật Quang Sơn thuở ấy cho Đại sư nghe, người đột nhiên hỏi tôi:

- Con sinh ra khi nào?

Câu hỏi này giốngï như công án thiền:

- Tôi là ai? Tôi sinh ra khi nào?

Tôi thưa :

- Con chào đời năm Dân Quốc 42.

Đại sư mỉm cười bảo :

- Ta đến đây sớm hơn con, ta đến Nam Đài Loan năm Dân Quốc 41!

Rồi Đại sư kể chuyện thuở đầu đến miền Nam, khi khởi sự khai sơn nơi làng Đại Thọ. Người đã đi bộ đến chùa Hồ Nguyên Mỹ Lệ, vì có hai học trò ở đó : “Từ Đại Thọ, tôi đi ngang qua làng quê Kỳ Sơn; men theo con đường dọc triền núi Nguyệt Quang tới Mỹ Lệ. Lúc đó tôi thấy Nam Đài Loan đẹp hết sức! Đặc biệt là trong núi rất mát, nhờ gió từ bên trong thổi ra, cho người ta cảm giác như là Cực Lạc nhân gian. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp vài cái am nhỏ trong núi, trời xanh biêng biếc, mây trắng bàng bạc; cảnh vật an tĩnh và đẹp lạ! Tôi nghĩ thầm: “Giá mà có được cái am như thế này để tu thì sướng biết bao! Am dù nhỏ, nhưng nếu tâm tư ta rộng lớn thì thế giới cũng sẽ rộng lớn như thế !”

Đại sư đắm chìm trong hồi ức, không những cảnh núi non xinh đẹp làm người cảm kích mến mộ, mà suốt quãng đường đi, dù gặp bất cứ ai, họ đều mỉm cười chắp tay xá chào, lễ phép thăm hỏi. Dân Đài Loan bản chất lương thiện, đôn hậu. Chẳng cần nói năng chi cũng đủ làm cho vị tu sĩ phương xa thầm thầm xúc động rồi.

“Nhất là từ Kỳ Sơn tới Mỹ Lệ, dọc đường tôi thường bắt gặp các phụ nữ đang canh tá. Lạ một điều là họ mặc toàn y phục giống nhau: áo lam, quần đen. Trông rất mộc mạc chơn chất. Những phụ nữ cần lao này cũng tạo cho tôi ấn tượng sâu sắc. Từ xa xa vừa nhìn thấy tôi là họ đã ngưng công tác và cúi đầu chào với vẻ hiền thiện chân thành. Lúc đó tôi cảm thấy dân Đài Loan quả có nhiều phúc báo, người trong gia đình và trong làng đối với nhau rất tốt. Họ hiếu khách, siêng năng, hiền lành, dễ mến”

Qua lại thường xuyên ở Nam Đài Loan, Tinh Vân càng quyết tâm sáng lập Đại Tùng Lâm, hi vọng giúp mọi người hiểu sâu Phật giáo, thấm nhuần đạo ca, để Sư có thể san sẻ niềm bình an tuyệt vời của thế giới tâm linh cho tất cả cùng chung hưởng.

Phật Quang Sơn đã được hình thành từ những ước mơ hằng ấp ủ này. Hình ảnh về cái cốc nhỏ thanh tu thơ mộng trong núi vẫn còn ám ảnh sư. Song sư đã quyết định chọn cuộc sống nơi Tùng lâm uy nghi có khuôn phép qui cu. Ở đây người tu hành có thể hoàn toàn vô tư vô ngã chia sớt niềm vui pháp vị với mọi người.

Phật Quang Sơn không phải ngày một ngày hai mà thành, trước khi xây dựng nên, Đại sư đã trải qua biết bao gian nan vất vả.

Lúc mới đến Đài Loan, Sư đã ghé qua rất nhiều tự viện, cũng từng cư ngụ các nơi ấy một thời gian ngắn, nhưng nói thật tình thì chỗ ưng ý nhất của Sư là Nghi Lan.

“Năm Dân Quốc 41 tôi được biết có vài pháp sư đi Nghi Lan, lần đầu nghe đến tên “Nghi Lan” tôi liền hỏi một vị pháp sư:

- Thầy đi Nghi Lan hả?

Ông ta đáp :

- Thầy hỏi để làm gì? Nghi Lan ở bên kia núi ấy mà! Phải đi qua mười mấy cái hang động, tới tận một vùng khỉ ho cò gáy!

- Bên ấy chẳng phải là có chùa am sao ?

Thầy ấy đáp :

- Ôi dào! Xa tít tịt mù khơi, chẳng có gì hay ho cả!”

Nhiều người không đồng quan điểm với Tinh Vân, vừa nghe diễn tả Nghi Lan như thế đã “rút lui có trật tự”, riêng Sư đối với Nghi Lan lại rất hứng thú.

“Với tôi, nơi hoang vu hẻo lánh tít bên kia núi mà còn có chùa am, có người học Phật, thì đương nhiên là một chỗ tốt rồi!”

Lúc đó Sư có một số học trò ở Tân Trúc hiện phải nghỉ đông; Sư hi vọng có thể tìm ra một chỗ giúp họ tiếp tục học. Nguyên trước đây Sư đã dẫn họ tới chùa Thiện Đạo ở Đài Bắc; khi ấy Trụ trì chùa Thiệân Đạo là pháp sư Aán Thuận thuộc hệ thống Thái Hư Đại sư, thấy Tinh Vân không thuộc hệ phái này nên chối từ. Song, Sư không đành bỏ mặc học trò, giờ nghe nói tới Nghi Lan, trong lòng Sư chợt lóe lên hi vọng: “Biết đâu chừng sẽ có lối thoát ở đây?!”

Một hôm Phật giáo trong nước mở đại hội, tình cờ có một cư sĩ từ Nghi Lan đến, ông ta lớn tuổi hơn tôi; vừa gặp tôi bèn lễ bái, trông có vẻ là một Phật tử thuần thành. Lễ xong, ông đứng dậy thưa:

- Chẳng hay thầy có thể đến Nghi Lan giảng kinh chăng?

Ông kể ông muốn thỉnh một vị pháp sư đến giảng kinh trường kỳ ở Nghi Lan. Ông đã bôn ba lắm phen, cũng thỉnh được vài vị, song họ chỉ ghé qua Nghi Lan có một lần rồi thôi, chẳng chịu tới nữa!

Sẵn dịp Phật giáo mở đại hội, ông liền đi theo tới Đài Bắc tìm giảng sư, nghe đồn tôi thuyết pháp rất hay, nên ông đặc biệt thỉnh tôi đến Nghi Lan”.

Đại sư hồi tưởng đến tình cảnh năm mươi năm trước, không nhịn được cười, vui vẻ nói:

- Vị tiên sinh ấy là cư sĩ Lý Quyết Hòa, thân phụ của đồ đệ Từ Trang.

Nghe kể nhiều pháp sư chỉ đến đấy một lần rồi thôi, không chịu đi nữa, càng kích thích tính hào hiệp trong Sư trỗi dậy; ở Phật học viện Tiều Sơn người đã nếm qua trăm ngàn mài luyện; từng đối mặt với biết bao khảo nghiệm, thì còn gian nan nào có thể làm chùn chân?

“Nghi Lan”, cái tên nghe thu hút làm sao! Có gì đáng sợ chứ? Trong lòng tôi đã quyết: - “nhất định, nhất định, nhất định, phải đi Nghi Lan”!

Tôi nhớ mãi ngày đầu đến Nghi Lan.

Từ sáng tinh mơ tôi đã ra bến, lên xe đi Nghi Lan. Đến tám giờ xe mới khởi hành, đường đi hóc búa lắt léo hết chỗ nói; khói bụi bốc mù trời, đá chơm chởm làm xe dằn xóc như nhảy, thoát khỏi cát đá thì lại gặp bùn sình, chạy cua quẹo vòng vèo ngót ba tiếng rưỡi, 11g30 thì đến được Nghi Lan.

Đến Nghi Lan, tôi nôn nao tìm tới chùa Lôi Âm, thong thả bước vào đại điện, trước sau chẳng thấy bóng người. Thình lình có một bà xuất hiện hỏi tôi:

- Thầy đến đây để giảng kinh?

- Vâng! - Tôi đáp.

Bà ta hỏi xong liền bỏ đi, chẳng để ý gì đến tôi. Tôi đi tới đi lui trong chùa, muốn tìm nhà vệ sinh để đi tiểu, nhưng không sao tìm ra được, thốn bụng chịu hết thấu. Sực nhớ ở trạm xe lửa có nhà vệ sinh, tôi liền rời chùa đi tới trạm xe lửa. Người xuất gia chuyển thân cất bước mỗi mỗi đều phải giữ oai nghi; trong lòng dù có gấp mấy vẫn phải bước điềm đạm từ tốn. Đi vệ sinh xong, tôi cuốc bộ về lại chùa Lôi Âm; toàn thân từ đầu đến chân mồ hôi tuôn như tắm.

Ngày đầu đến Nghi Lan, mở màn là như thế đấy.”

- Bạch sư phụ, rốt cuộc thì nhà xí nằm ở đâu? Chẳng lẽ chùa Lôi Âm không có nhà xí ư? - Tôi hỏi.

Đại sư đáp:

- Thật ra nhà xí của chùa nằm khuất ở tít phía trong hóc, vì chùa Lôi Âm không có nhà bếp, chỉ có duy nhất một cái hỏa lò. Bình thường cửa nhà xí luôn đóng, còn hỏa lò thì được đặt nằm ngay ngoài cửa. Muốn đi nhà xí thì trước phải bê hỏa lò dời sang một bên; vệ sinh xong, thì đem hỏa lò trả lại vị trí cũ. Hèn gì mà người ngoài tìm không ra! Người ta nói Hòa thượng ở bên ngoài tới tụng kinh giảng pháp được, thế nhưng Hòa thượng từ xa tới ngay cái nhà xí cũng tìm không ra!

Mặc dù màn mở đầu chẳng có vẻ gì thuận lợi, song ngay ngày đầu giảng kinh, Tinh Vân đã nhận ra tín đồ ở Nghi Lan rất khao khát nghe pháp. Có thể dùng từ “Khát pháp như nước” để hình dung. Vì trong chùa và ngoài sân thính chúng dự đông tới chen chân không lọt.

“Lần đầu giảng ở Nghi Lan, tôi giảng về “Bồ-tát Quan Âm phẩm Phổ Môn”; giảng suốt hai mươi ngày liền, mọi người đều rất thích. Mỗi ngày, khi giảng kinh xong, tôi thường kể một đoạn chuyện về “quốc sư Ngọc Lâm”. Giới thanh niên ưa lắm. Trước khi kết thúc buổi giảng, tôi nói: - Muốn biết chuyện diễn tiến ra sao, xin quí vị đón nghe tiếp vào ngày mai.” Cứ thế, người đến nghe giảng mỗi lúc càng đông, tỏ ra rất hứng thú, sau đó giảng tới chấn động cả một vùng Nghi Lan”.

Còn tiếp ...
 

[ Quay lại ]