headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 15/12/2024 - Ngày 15 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Tất cả đều là đương nhiên

daisutinhvanĐại sư Tinh Vân – SC Hạnh Đoạn dịch

Nhiều năm trước, một nhà tạp chí hướng tôi, mượn ba trăm vạn. Tôi vô phương đáp ứng. Chúng đệ tử nổi giận, người đòi dùng ngòi bút đáp lễ, kẻ thì kiến nghị thưa lên pháp đình.

Lúc này tôi đang hoằng pháp ở Đài Bắc, nhân đây lại gần Phổ Môn Tự, tập hợp toàn chúng bảo họ: Người khác đối với chúng ta lễ ngộ tôn trọng, không phải là đương nhiên nên chúng ta phải báo đáp như suối nguồn. Còn khi bị đả kích gieo hại thì chúng ta phải nghĩ đây là điều đương nhiên. Bởi vì cha mẹ sinh dưỡng ta, sư trưởng giáo dục ta, xã ội thành tựu cho ta.

 Ngày thường chúng ta có bao nhiêu nhân lành duyên tốt. Nói tương đối thì một vài nghịch cảnh khó chịu đột phát như vậy, chính là để khảo nghiệm khí phách độ lượng chúng ta, xem nội lực mình phong phú hay chăng? Bởi vì những phá hoại gieo hại luôn vô vị nhàm chán, không đánh đổ được một người chân chánh. Chúng ta phải giỏi chịu đựng một khi bát phong nổi lên, thổi khắp bốn bề. Phải thấy tất cả nghịch cảnh khó kham đó, đều là đương nhiên.

Buổi nhắc nhở nàu xem như đã giúp mọi người bình tâm nguội giận, sẵn cơ hội này, tôi “lên lớp” quá trình tư tưởng tông môn với họ. Nhưng nào ai hiểu được. Để tiến từ phi đương nhiên đến đương nhiên, tôi đã trải qua biết bao quá trình tu tập và thể nghiệm mới có được niềm tin và sự giác tỉnh kiên cố như thế.

Tiếp nhận tất cả, nghĩ đương nhiên thôi

Năm đó tôi 12 tuổi, xuất gia tại Thê Hà Sơn rồi. Tôi là thanh chúng nhỏ tuổi nhất trong chùa, mặt mày ấu trĩ non choẹt. Lúc mới bắt đầu vào học không hiểu được gì. Rời khỏi lớp cũng không biết suy tư. Đã không thể ra ngoài, cũng không thể cùng người chuyển vãn.

Thư nhà viết xong rồi, không tiền mua tem, ráng học đến học kỳ kết thúc cũng không dễ dàng. Đến lúc nghĩ hè, thấy đồng học sửa soạn hành lý về nhà, tôi cũng theo họ đến Đại Hùng Bảo Điện, hướng Phật học viện từ giả. Ngay lúc bước ra khỏi cổng thì gia sư Chí Khai thượng nhân nắm cổ lôi lại quở:

- Đứng lại, về nhà nào?

Tôi đành phải cấm túc bế quan, nhẫn chịu ở lại.

Có lúc trong lòng thấy buồn, nhớ đến thân thuộc quê hương, tôi tự nhủ lòng: “Đâu ai bảo ta xuất gia, là do ta tự nguyện mà. Cho nên phải xem đây là đương nhiên. Phải chịu thế thôi. Đã là đương nhiên, vì sao lại cảm thấy buồn?

Sauk hi tốt nghiệp viện Luật Học Thê Hà, tôi đến các ngôi danh sơn cổ sát khác như Tiểu Sơn, Kim Sơn, Thiên Ninh v.v… để tham học.

Lúc đó đường lối giáo dục không những chuyên chế phong kín mà còn vô tình vô lý. Sân chùa lúc nào cũng phải quét sạch tưng. Lão sư nhìn thấy mà không hài lòng là phải quét lại. Sư còn kiểm tra, hễ thấy mấy chiếc lá xanh rơi xuống thì “Không được, phải quét lại hết”. Mình ăn cơm no rồi mà sư giám thị đi tới ra lệnh bắt ăn một chén nữa thì phải nuốt. Nếu không, sẽ bị giáng một bạt tai ngay, hoàn toàn không có tính người đáng nói.

Các đồng học thấy vậy, bảo Sư giám thị cố ý kiếm tôi gây phiền. Tôi thì cho đấy là giáo dục. Thầy chịu dạy thì mình mới có cơ hội trưởng thành, mới có tương lai, cho nên đối với tất cả la hét đánh mắng, thậm chí là oan uổng, tôi đề nghĩ là đương nhiên và tiếp nhận hết. Gặp cảnh thuận nghịch gì, cứ bình thản tiếp thọ. Tháng ngày giữa đất trời, đâu chỉ có như thế.

Năm 15 tuổi, lúc thọ giới, càng nếm đủ mùi khổ. Khi đăng đàn, các giáo sư thường thẩm vấn các giới tử.

Vị sư thứ nhất hỏi tôi:

- Ai xúi ngươi đi thọ giới hử?

- Thưa là sư phụ muốn con đi.

- À há, không lẽ ông không kêu ngươi đi thọ giới thì người không đi hả?

Nói xong, một trận mưa roi phủ xuống đầu.

Đến giới sư thứ hai, ông cũng hỏi y như vậy, do có kinh nghiệm ở vị thầy đầu, nên tôi đáp:

- Thưa là con muốn đi thọ giới.

Ai có ngờ đâu. “Chát ! Chát! Chát”. Lại bị một trận rêm đầu nữa, còn nghe quở:

- Khả ố chưa. Sư phụ chưa bảo đi, ngươi đã dám tự tiện tới đây.

Vị giới sư thứ ba cũng hỏi y như vậy. Do đã có kinh nghiệm quá phong phú, nên tôi đã cung kính đáp:

- Là con tự phát tâm, Sư phụ cũng có kêu đi.

Tôi thầm cho là câu hỏi này hết sức viên mãn, nhưng kết quả lại là:

- Ngươi thật gian ngoa xảo trá làm sao!

Tất nhiên tôi lãnh thêm một trận đòn nữa.

Trên đĩnh đầu bây giờ , cục u mộc loạn, sưng vù, Tôi đi dến trước vị thầy cuối cùng, lúc này kinh nghiệm đã tràn trề, Tôi không đợi ông mở lời nữa, đưa thẳng đầu ra nói:

- Lão sư từ bi ! Ngài muốn đánh thì đánh đi.

Trong thời gian thọ giới phải quì nghe khai thị. Bị gậy đánh roi trách là chuyện thường tình. Thậm chí ngay cả đi vệ sinh cũng bị hạn chế. Có người nhẫn không nổi, nửa đường chuồn mất. Cũng có một số người trong lòng vừa ôm oán, giận trách thầm, nhưng cũng ráng thọ giới cho xong. Phần tôi thì tôi cho rằng là đương nhiên. Do chư sư đại từ dại bi, nên tôi chỉ mang theo tâm tình cảm ân. Thầm nghĩ “Nên tiếp nhận 52 ngày khó quên này”.


 

[ Quay lại ]