headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 23/12/2024 - Ngày 23 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Trung Luận - PHÁ NHIỄM VÀ NGƯỜI NHIỄM.

            Nếu lìa nơi pháp nhiễm,
            Trước tự có người nhiễm.
            Nhân người nhiễm dục đó,
            Lý đáng sanh pháp nhiễm.

 

Hỏi: - Trong Kinh nói tham dục, sân nhuế, ngu si, đó là cội gốc của thế gian. Tham dục có nhiều thứ tên: Trước gọi là Ái, kế là trước, kế là nhiễm, là dâm dục, là tham dục... Đây chính là kiết sử, nương nơi chúng sanh. Chúng sanh gọi là người nhiễm, tham dục gọi là pháp nhiễm. Vì có pháp nhiễm, người nhiễm ắt phải có tham dục. Hai thứ còn lại cũng như thế, có sân ắt có người sân, có si ắt có người si; do nhân duyên ba độc dấy khởi ba nghiệp, nhân duyên ba nghiệp khởi ba cõi, thế nên có tất cả pháp.

Đáp: - Dù kinh nói có tên ba độc nhưng suy tìm lý thật chẳng thể được. Tại sao?
            Nếu lìa nơi pháp nhiễm,
            Trước tự có người nhiễm.
            Nhân người nhiễm dục đó,
            Lý đáng sanh pháp nhiễm.
         - Nếu không có pháp nhiễm,

            Làm sao sẽ có nhiễm?
            Hoặc có, hoặc không nhiễm,
            Người nhiễm cũng như thế.

Nếu quyết định trước đã có người nhiễm ắt chẳng cần pháp nhiễm nữa, vì người nhiễm trước đã nhiễm rồi. Nếu quyết định trước không có người nhiễm, cũng lại chẳng nên khởi nhiễm; cốt phải có người nhiễm trước, sau đó mới khởi nhiễm. Nếu trước không người nhiễm, ắt không người thọ nhiễm.

Pháp nhiễm cũng như thế. Nếu trước lìa người, quyết định có pháp nhiễm, đây là không nhân, làm sao được khởi? Giống như không củi mà lửa. Nếu trước quyết định không pháp nhiễm, ắt không người nhiễm. Thế nên trong bài kệ nói “ Hoặc có, hoặc không nhiễm, người nhiễm cũng như thế”.

Hỏi: - Nếu pháp nhiễm, người nhiễm trước sau đối đãi nhau mà sanh, việc đó chẳng thể chấp nhận, nếu đồng thời sanh thì có lỗi gì?

Đáp: -     Người nhiễm và pháp nhiễm,
               Đồng thời thành, chẳng đúng.
               Nhiễm, người nhiễm đồng thời,
               Ắt không đối đải nhau.

Nếu pháp nhiễm và người nhiễm đồng thời thành, ắt chẳng đối đãi nhau: chẳng nhân người nhiễm có pháp nhiễm, chẳng nhân pháp nhiễm có người nhiễm. Như vậy hai pháp này nên là thường, vì không nhân mà thành. Nếu thường ắt có nhiều lỗi, không có pháp được giải thoát.

Lại nữa, nay sẽ dùng pháp một và khác để phá pháp nhiễm, người nhiễm.

                Người nhiễm, pháp nhiễm một,
                Một pháp làm sao hợp?
                Người nhiễm, pháp nhiễm khác,
                Khác pháp làm sao hợp?

Người nhiễm và pháp nhiễm, hoặc do một pháp mà hợp? Hoặc do khác pháp mà hợp? Nếu là một ắt không hợp. Tại sao? Một pháp làm sao tự hợp. Như đầu ngón tay không thể tự chạm lấy mình. Nếu do khác pháp mà hợp, điều đó cũng không thể chấp nhận. Tại sao? Vì do khác mà thành. Nếu mỗi cái đã thành xong rồi, chẳng cần hợp nữa, dù cho hợp cũng vẫn khác. Lại nữa, một và khác đều chẳng thể chấp nhận. Tại sao?

                Nếu một mà có hợp,
                Lìa bạn nên có hợp.
                Nếu khác mà có hợp,
                Lìa bạn cũng nên hợp.

Nếu pháp nhiễm, người nhiễm là một, mà gượng gọi là hợp, lý đáng lìa những nhân duyên khác lại có pháp nhiễm, người nhiễm.

Lại nữa, nếu là một, cũng chẳng nên có hai tên pháp nhiễm, người nhiễm. Pháp nhiễm là pháp, người nhiễm là người, nếu người và pháp là một ắt lầm loạn lớn.

Nếu pháp nhiễm, người nhiễm mỗi thứ khác, mà nói là hợp, ắt chẳng cần những nhân duyên khác mà có hợp. Nếu khác mà có hợp, dù xa cũng nên hợp.

Hỏi: - Một chẳng hợp thì có thể phải, nhưng mắt thấy pháp khác chung hợp.

Đáp:   Nếu khác mà có hợp,
               Nhiễm, người nhiễm việc gì?
               Hai tướng đó trước khác,
               Rồi sau nói tướng hợp.

Nếu pháp nhiễm, người nhiễm trước có tướng cố định khác, rồi sau hợp, điều đó ắt chẳng hợp. Tại sao? Vì hai tướng đó trước đã khác, rồi sau gượng nói hợp.

Lại nữa,
                Nếu nhiễm và người nhiễm,
                Trước đều thành tướng khác.
                Đã thành tướng khác rồi,
                 Làm sao mà nói hợp?

Nếu pháp nhiễm, người nhiễm mỗi cái trước đã thành tướng khác, nay sao ông gượng nói tướng hợp?

Lại nữa,
                Vì tướng khác không thành,
                Thế nên ông muốn hợp.
                Tướng hợp trọn không thành,
                Mà lại nói tướng khác.

Ông do pháp nhiễm, người nhiễm tướng khác chẳng thành nên lại nói tướng hợp, trong tướng hợp lại có lỗi, nhiễm, người nhiễm chẳng thành. Ông vì muốn thành tựu tướng hợp lại nói tướng khác. Ông tự cho là quyết định, mà chỗ nói chẳng nhất định. Tại sao?

                Vì tướng khác chẳng thành,
                Tướng hợp ắt chẳng thành.
                Ở trong tướng khác nào,
                Mà muốn nói tướng hợp.

Do trong đây pháp nhiễm và người nhiễm tướng khác chẳng thành nên tướng hợp cũng chẳng thành. Ông ở trong tướng khác nào mà muốn nói tướng hợp.

Lại nữa,
                 Như thế nhiễm, người nhiễm,
                 Hợp, chẳng hợp không thành.
                 Các pháp cũng như vậy,
                 Hợp, chẳng hợp không thành.

Như nhiễm, sân và si cũng như thế. Như ba độc, tất cả phiền não, tất cả pháp cũng như vậy, chẳng phải trước, chẳng phải sau, chẳng phải hợp, chẳng phải tan v.v..., do nhân duyên mà thành.

[ Quay lại ]