headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 23/12/2024 - Ngày 23 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KINH PHÁP HOA - PHẨM THÍ DỤ (TT)

CHÁNH VĂN:

Bấy giờ bốn bộ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Cận sự nam, Cận sự nữ và cả đại chúng: Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà…..thấy Xá Lợi Phất ở trước Phật lãnh lấy lời dự ghi sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lòng rất vui mừng hớn hở vô lượng. Mỗi người đều cởi y trên của mình đang đắp để cúng dường Phật.

GIẢNG:

Đây là nói về trong khi Ngài Xá Lợi Phất ở trước Phật, được lãnh lời thọ ký thành Phật, ai nấy cũng vui mừng hớn hở đều cổi y trên của mình đang đắp để cúng dường Phật. Vì sao mà các vị đó lại vui mừng như vậy? - Một là thấy Ngài Xá Lợi Phất được thọ ký là biết sau khi Phật diệt độ sẽ có người nối tiếp Phật, hai là Ngài Xá Lợi Phất được thọ ký rồi thì hy vọng mình cũng có phần. Còn nếu nói theo tâm trạng phàm phu thấy vậy thì có khi không được vui mừng.

Thí dụ: Như bây giờ ở trong một pháp hội có nhiều vị đệ tử lớn, nhưng thấy vị thầy truyền cho người kia còn mình không được truyền, thì mình lúc đó thế nào? Có sanh tâm đố kỵ không? Bởi vậy trong Pháp Bảo Đàn thấy Lục Tổ được truyền y thì sao? - Thì bị người đuổi theo, giành y bát Đó là nói về những người còn tâm phàm phu, thấy người khác được còn mình không được thì có tâm đố kỵ ganh ghét. Nhưng ở pháp hội này, các vị ở đây là những bậc hiền thánh đã thấy được ý sâu trong đó nên khi thấy Ngài Xá Lợi Phất được thọ ký thì ai cũng vui mừng hớn hở, mỗi người đều tự cởi y trên của mình dâng cúng Phật. Cởi y trên đó là chỉ cho cởi bớt lòng chấp, bớt chấp vào những phương tiện, tâm bắt đầu chuyển hướng, bởi vì y phục, áo mặc chỉ là lớp bên ngoài.

CHÁNH VĂN:

Thích Đề Hoàn Nhơn cùng Phạm Thiên Vương… và vô số Thiên tử cũng đem y đẹp của Trời, hoa trời Mạn đà la, Ma ha mạn đà la… cúng dường nơi Phật. Y trời tung lên liền trụ giữa hư không mà tự xoay chuyển. Các kỹ nhạc trời trăm nghìn muôn thứ ở giữa hư không đồng thời đều trổi. Rưới các thứ hoa trời mà nói lời rằng: "Đức Phật xưa ở thành Ba la Nại, ban đầu chuyển pháp luân, đến nay mới lại chuyển pháp luân rất lớn Vô thượng".

GIẢNG:

Thích Đề Hoàn Nhơn chỉ cho trời Đế Thích. Đây các vị trời đem y phục cõi trời dâng lên cúng dường, rồi mưa những hoa trời, trỗi kỹ nhạc để cùng cúng dường, đồng thời tán thán: "Trước kia Phật chuyển pháp luân lần đầu là nói pháp Tứ Đế, đó là một lần chuyển pháp luân, bây giờ lại thêm một lần chuyển pháp luân nói về pháp lớn vô thượng này". Đây là muốn nói lên, lần chuyển pháp luân đặc biệt hy hữu này, là một bước ngoặt của sự biến chuyển mới, và cũng là sự cảm nhận sâu ngoài sức tưởng tượng của các Ngài, nên các Ngài phấn khởi vô cùng. Lúc đó các vị Thiên tử muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:

CHÁNH VĂN:

                Xưa ở thành Ba Nại
                Chuyển pháp luân bốn đế
                Phân biệt nói các pháp
                Sanh diệt của năm nhóm.

GIẢNG:

Tức ở thành Ba La Nại, Phật chuyển pháp luân lần đầu ở vườn Lộc Dã nói về Tứ Đế, thì phân biệt năm uẩn sanh diệt vô ngã, trừ vọng chấp mê lầm chấp ngã cho mọi người, nếu trừ diệt được lòng chấp ngã này thì giải thoát khỏi sanh tử. Bởi gốc sanh tử từ đâu mà ra? - Là chính vì chấp ngã này, mọi đau khổ cũng từ cái ngã này mà ra, cho nên chấp ngã là gốc của sanh tử, cũng là gốc của mọi đau khổ. Nhưng xét cho kỹ thì cái gì là cái ngã này? - Đó chỉ là vọng chấp thôi.

Đây quán rõ như sau:

Năm uẩn đó gồm có sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

- Sắc: là chỉ cho sắc ấm này, nó là bốn đại hoà hợp, nếu rời bốn đại thì cái gì là ngã trong đó, cái gì gọi là ta? Sở dĩ có sắc này là từ đâu mà có: - Là do Sắc đối với Tâm. Sắc - Tâm hoà hợp, là danh sắc. Có sắc là có tâm, ngược lại có tâm nên có sắc này. Nếu quý vị vị đang ngồi đây, có ai đó mà không có tâm thì sao? Thì ra nghĩa địa phải không? Như vậy Sắc - Tâm đối nhau mà tạm có thôi, rời ra thì không có, vậy thì cái ngã ở chỗ nào?

- Thọ: gồm những cảm thọ như khổ - vui, buồn, giận, sung sướng…Những cảm thọ đó nó có ngã không? Thọ thì luôn luôn phải thọ cái gì đó, có cái gì để thọ, hoặc thọ khổ, hoặc thọ vui, nếu rời đối tượng để thọ thì cái thọ đó ở chỗ nào? Như vậy là thọ cũng không thật, cũng là đối đãi thôi, thì cái ngã nằm ở đâu?

- Tưởng: Cũng phải có gì để tưởng, tưởng cái này tưởng cái kia, luôn luôn có đối tượng để tưởng, còn nếu không có đối tượng để tưởng thì tưởng cái gì? và tưởng là nó đi theo ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Bây giờ quý vị tưởng một cái gì mà không nằm trong ba thời xem? Làm sao tưởng! Như vậy tưởng cũng không thật thì cái ngã ở đâu?

- Hành: là những niệm niệm sanh diệt trong tâm mình đó, niệm cũng vậy, cũng phải niệm cái gì? Cũng có cái gì để niệm, còn nếu không có gì thì niệm cũng không có chỗ đứng.

- Thức: là phân biệt, suy nghĩ, mà suy nghĩ thì luôn luôn có đối tượng suy nghĩ, Phân biệt là phân biệt  cái gì? Bây giờ thử phân biệt cái không có đối tượng xem! Không có đối tượng thì cũng không suy nghĩ phân biệt được, vậy thức cũng không thật.

Nếu khéo thấy chỗ này, rồi ứng dụng tu, thì tu dễ yên lắm. Thay vì phân biệt cái này, phân biệt cái kia, giờ hãy phân biệt lại chính nó xem! phân biệt ra sao? Cũng như suy nghĩ, thay vì suy nghĩ cái này suy nghĩ cái kia, bây giờ suy nghĩ lại chính nó thử xem! Ngay đó tâm được yên liền. Còn mình luôn luôn có chỗ suy nghĩ cho nên suy nghĩ hoài không dừng được.

CHÁNH VĂN:

                Nay lại chuyển pháp luân
                Rất lớn diệu vô thượng
                Pháp đó rất sâu mầu
                Ít có người tin được
                Chúng ta từ xưa lại
                Thường nghe Thế Tôn nói
                Chưa từng nghe thượng pháp
                Thâm diệu như thế này.

GIẢNG:

Các vị Thiên tử thuật lại, trước Phật nói về Tứ Đế, về sự sanh diệt của năm nhóm đó nó vô ngã, đến đây Phật chuyển pháp luân lần nữa, nói về pháp vi diệu thì pháp này ít có người tin nổi. Trước thì nói năm ấm nó sinh diệt vô ngã, nhưng rồi không nói thêm nữa, như vậy năm ấm sanh diệt vô ngã, thì không có gì hết sao? Khi nói vô ngã đó, nếu thật sự hoàn toàn không có ngã gì hết, thì nói vô ngã chi nữa? Sở dĩ nó không phải là cái ngã thật mà mình chấp là thật, cho nên nói vô ngã để phá cho mình không lầm chấp cái ngã hư dối đó nữa, thì mới thấy được cái chân ngã. Nhưng trước kia chưa nói tới cái chân ngã này, mà chỉ nói năm ấm vô ngã thôi, các vị mới nghe nói năm ấm vô ngã thì ngay đó chứng Niết Bàn, và cho như vậy là đủ rồi, chưa thấy được trong đó còn có gì nữa. Như vậy năm ấm vô ngã không thật rồi thì còn lại là cái gì? Đến đây mới nói Tri Kiến Phật, là cái bất sanh bất diệt nó hằng hữu, sống với cái này thì vượt ngoài thời gian, không còn nói ngã hay vô ngã gì nữa.

Bởi vì Phật phải nói cái sanh diệt trước để cho mình nhận rõ cái sanh diệt đó, mình không lầm cái ngã sanh diệt, rồi chỉ ra cái thật thì mình mới không lẫn lộn. Ví dụ mình đang mê như vậy, mà chỉ ra cái thật liền, thì có khi mình nhận lầm, lầm qua cái giả. Như người chưa biết vàng thật, vàng giả gì hết, khi ra chợ thấy vàng giả cũng giống như vàng thật, người đó đâu nhận ra vàng thật để mua. Cho nên trước hết phải chỉ rõ thế nào là vàng giả, khi rõ cái giả rồi, nói cái thật mới không lầm. Ở đây cũng vậy, trước chỉ cho thấy cái ngã sanh diệt, cái ngã giả để nhận rõ rồi, sau chỉ cái thật mình nhận được không lầm.

CHÁNH VĂN:

                Thế Tôn nói pháp đó
                Chúng ta đều tùy hỉ
                Đại trí Xá Lợi Phất
                Nay được lãnh Phật ký
                Chúng ta cũng như vậy
                Quyết sẽ đặng thành Phật

GIẢNG:

Các vị Thiên tử cũng tin tưởng mình sẽ thành Phật, tin quyết chắc chắn như vậy.

                Trong tất cả thế gian
                Rất tôn không còn trên

Nghĩa là trong tất cả thế gian không còn gì trên cái này nữa, ngoài cái này còn có gì khác thì cũng đều như mộng như huyễn thôi, tức không có cái chân thật thứ hai.

CHÁNH VĂN:

                    Phật đạo chẳng thể bàn
                    Phương tiện tùy nghi nói
                    Ta bao nhiêu nghiệp phước
                    Đời nay hoặc quá khứ
                    Và công đức thấy Phật
                    Trọn hồi hướng Phật đạo
GIẢNG:


Đó các vị Trời, các Ngài thấy như vậy tin chắc mình sẽ thành Phật, cho nên bao nhiêu phước đức có từ trước đến giờ đều hồi hướng đến Phật đạo, tức là các Ngài có đầy đủ niềm tin để bây giờ quay trở về cố hương của mình. Các vị Trời ở đây đã thấy chỗ này rồi, thì dù cho có sanh lên được cõi trời, có được phước báo tốt đẹp gì đi nữa cũng nằm trong sanh tử, hết phước cũng rớt trở lại. Do đó sau này Phật mới dụ nhà lửa tam giới.

CHÁNH VĂN:

Bấy giờ, Xá Lợi Phất bạch rằng: "Thế Tôn! Con nay không còn nghi hối, tự mình ở trước Phật đặng thọ ký thành vô thượng chánh đẳng chánh giác. Các vị tâm tự tại một nghìn hai trăm đây, lúc xưa ở bậc hữu học, Phật thường dạy rằng: "Pháp của ta hay lìa sanh, già, bệnh, chết, rốt ráo Niết Bàn. Các vị hữu học, vô học đây cũng đều đã tự rời chấp ngã cùng chấp có, chấp không… nói là đặng Niết Bàn, mà nay ở trước đức Thế Tôn nghe chỗ chưa từng nghe, đều sa vào nghi lầm. Hay thay Thế Tôn! Xin Phật vì bốn chúng nói nhân duyên đó khiến lìa lòng nghi hối.”

Khi ấy, Phật bảo Ngài Xá Lợi Phất! Ta trước đâu không nói rằng: "Các Phật Thế Tôn dùng các món nhân duyên, lời lẽ thí dụ phương tiện mà nói pháp đều là đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác ư? Các điều nói đó đều vì dạy Bồ Tát vậy. Nhưng Xá Lợi Phất! Nay ta sẽ dùng một thí dụ để chỉ rõ lại nghĩa đó, những người có trí do thí dụ mà đặng hiểu".

GIẢNG:

Ở đây Ngài Xá Lợi Phất, bạch Phật xin Phật nói rõ thêm, để cho hàng hữu học và vô học cũng được tin nhận, riêng Ngài đã tin nhận rồi và cũng được thọ ký. Phật bảo Xá Lợi Phất là:

- Ta trước đâu không nói rằng: "Các Phật Thế Tôn dùng các món nhân duyên lời lẽ thí dụ phương tiện mà nói pháp đều là đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác."

Ngài nhắc lại và nhấn mạnh điểm này. Vậy Ngài dùng bao nhiêu phương tiện lời nói từ trước đến giờ đều vìø đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thôi. Trước kia, mới vào thì Phật phóng quang, lúc đó mọi người trong chúng nghi, Ngài Văn Thù giải nghi cho mọi người rõ về việc phóng quang. Sau đó Phật xuất định, khi xuất định rồi Phật nói ra nghĩa lý, pháp này là pháp rất sâu xa, hàng nhị thừa không thể hiểu được, trí tuệ như Ngài Xá Lợi Phất nhiều vô lượng cộng lại mà suy lường cũng không thể hiểu được, chúng lại nghi nữa. Phật phương tiện dẫn chứng ba đời chư Phật có nói pháp ra cũng đều rốt ráo quy về nhất thừa thôi, chỉ có một việc này là thật, còn có hai là chẳng phải chân.

Như vậy, khiến cho mỗi người rõ biết được những điều nói trước đó, đều là phương tiện, mà phải tự mình sống dậy để vượt khỏi dấu vết của người, vì có nói ra tức là phương tiện. Ngài nhấn mạnh lại, bao nhiêu phương tiện đó đều không phải chỗ thật, nên nói: "Bao nhiêu những món nhân duyên, lời lẽ thí dụ phương tiện nói pháp đều là đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thôi". Nếu theo kinh Lăng Già Phật sẽ nói sao? - Phật nói: "Bốn mươi mấy năm thuyết pháp, chưa từng nói một chữ". Nói xong là quét sạch. Theo kinh Kim Cang thì Phật nói: - "Ta nói tất cả pháp, tức chẳng phải tất cả pháp, đó gọi là tất cả pháp". Ngài nói rồi, liền quét sạch không cho mình chấp vào đó, vì cái đó cũng là phương tiện thôi. Như vậy cho thấy rõ, những điều Ngài nói trước kia đều chưa phải chỗ thật.

Ngài Xá Lợi Phất tin nhận trước nên được thọ ký, trong chúng thấy Ngài được thọ ký thì vui mừng, vì thấy rằng hạt giống Phật được tiếp nối không có đoạn dứt, kế đó là cái nghi chấp đã nhẹ, nên mới cởi áo cúng dường như ở trước.

Trong chúng còn có người sẽ nghĩ : “Ngài Xá Lợi Phất là vị trí tuệ bậc nhất, đứng đầu trong hàng Thanh Văn, nên Ngài được Phật thọ ký là phải rồi, nhưng còn mình không biết sao đây?” Ngài Xá Lợi Phất biết ý đó, nên giờ đây Ngài thỉnh Phật nói rõ lại để giải sạch hết những nghi ngờ còn đọng lại, mới khiến cho mọi người tự nhận được lời thọ ký của Phật. Như vậy không phải riêng một mình Ngài được thọ ký thôi, mà Ngài muốn ai cũng được thọ ký hết, điều này muốn nói lên cái gì? - Đó là Ngài Xá Lợi Phất thấy được ai ai cũng đều có phần đó hết, nên Ngài muốn Phật giải rõ để mọi người hết nghi, để được tiếp nhận lời thọ ký cũng như Ngài vậy. Tức là Ngài đã thấy thấu được chỗ đó rồi. Nhưng lẽ thật này là lẽ thật khó nói, khó diễn tả được, dù nói cách mấy cũng không thể đến được chỗ thật này, cho nên Phật chỉ còn cách mượn thí dụ. Ngài tạm mượn thí dụ để khiến cho mọi người nhân thí dụ này mà hiểu được cái kia, gọi là nhân đây mà thấy được kia. Ngài nói: "Những người có trí do thí dụ mà đặng hiểu". Đùó là phương tiện khéo léo của Ngài. Sau đó Phật nói thí dụ nhà lửa ba xe.

CHÁNH VĂN:

Xá Lợi Phất! Như trong quốc ấp, tụ lạc có vị Đại Trưởng giả tuổi đã già suy, của giàu vô

lượng có nhiều nhà ruộng và các tôi tớ. Nhà ông rộng lớn mà chỉ có một cửa để ra vào, người ở trong đó rất đông: hoặc một trăm, hai trăm cho đến năm trăm người, lầu gác đã mục, vách phên sụp đổ, chân cột hư nát, trính xiêng xiêu ngã, bốn phía đồng một lúc, lửa bỗng nổi lên đốt cháy nhà cửa.

Các người con của Trưởng giả hoặc mười người hoặc hai mươi người, hoặc đến ba mươi người, ở trong nhà đó.

GIẢNG:

Đoạn này nói về thí dụ như trong cõi nước, tụ lạc, thành ấp, xóm làng, có một vị đại trưởng giả, tuổi già, của giàu nhiều, có nhiều nhà ruộng, đông tôi tớ, nhà ông rộng lớn nhưng chỉ có một cửa ra vào thôi, người trong đó gồm một trăm, hai trăm, cho đến năm trăm, mà nhà thì lầu gác đã mục, sắp sụp đổ, rồi kế đó bốn phía lửa mỗi lúc bỗng nổi lên cháy, trong đó có hai mươi, ba mươi người con (quý vị nắm vững những điều đó, sẽ giải thích sau).

CHÁNH VĂN:

Trưởng giả thấy lửa từ bốn phía nhà cháy lên, liền rất sợ sệt mà nghĩ rằng: Ta dầu có thể  ở nơi cửa của nhà cháy này, ra ngoài rất an ổn, song các con ở trong nhà lửa ưa vui chơi giỡn không hay biết, không sợ sệt, lửa đến đốt thân rất đau khổ lắm, mà lòng chẳng nhàm lo, không có ý cầu ra khỏi.

Xá Lợi Phất! Ông Trưởng giả đó lại nghĩ: thân và tay của ta có sức mạnh, nên dùng vạt áo hoặc dùng ghế đẳng từ trong nhà mà ra ngoài. Ông lại nghĩ: nhà này chỉ có một cái cửa mà lại hẹp nhỏ, các con thơ bé chưa hiểu, mê đắm chơi giỡn hoặc vấp ngã bị lửa đốt cháy, ta nên vì chúng nó mà nói những việc đáng sợ.

Nhà này đã bị cháy phải liền mau ra, chớ để bị lửa đốt hại. Nghĩ như thế rồi theo chỗ đã nghĩ đó mà bảo các con: "Các con mau ra!". Cha dầu thương xót khéo nói để dụ dỗ, mà các người con ưa vui chơi chẳng kham tin chịu, chẳng sợ sệt, trọn không có lòng muốn ra, lại cũng chẳng hiểu gì là lửa? Gì là nhà? Thế nào là hại? Chỉ cứ đông tây chạy giỡn nhìn cha mà thôi.

GIẢNG:

Đây nhà cháy, ông trưởng giả ra dễ dàng không  khó khăn gì hết, nhưng thương các con ở trong đó, ông tìm cách kêu ra, mà kêu không chịu ra, cứ nhìn cha mà chạy giỡn.

CHÁNH VĂN:

Bấy giờ, trưởng giả liền nghĩ, nhà này đã bị lửa lớn đốt cháy, ta cùng các con nếu không liền ra chắc sẽ bị cháy, Vậy ta nay nên bày chước phương tiện khiến cho các con đặng khỏi nạn này.Cha biết các con đều vẫn có lòng thích các đồ chơi trân báu lạ lùng, nếu có chắc chúng nó ưa đắm, mà bảo các con rằng: "Đây này là những món ít có khó đặng mà các con có thể vui chơi, nếu các con không ra lấy sau chắc buồn ăn năn. Các thứ xe dê, xe hươu, xe trâu như thế, nay ở ngoài cửa có thể dùng dạo chơi, các con ở nơi nhà lửa nên mau ra đây, tùy ý các con muốn cha đều sẽ cho các con".

Đây là dụ, kêu ra không chịu ra, bèn đem đồ chơi kêu ra mới chịu ra, giống như mình không? Lúc bấy giờ, các người con nghe cha nói đồ chơi báu đẹp vừa ý mình, nên lòng mỗi người đều mạnh mẽ xô đẩy lẫn nhau, cùng đua nhau ruổi chạy, tranh ra khỏi nhà lửa. Khi đó trưởng giả thấy các con đặng an ổn ra khỏi nhà lửa đều ở trong đường ngã tư ngồi nơi đất trống không còn bị chướng ngại, tâm ông thơ thới vui mừng hớn hở.

Các người con nghe cha cho đồ chơi tốt đẹp mỗi người đều tranh nhau liền chạy ra khỏi nhà lửa, đến ngồi chỗ đất trống, người cha mừng hớn hở rồi. Bấy giờ, các người con đều thưa với cha rằng: "Cha lúc nãy hứa cho những đồ chơi tốt đẹp, nào xe dê, xe hươu, xe trâu xin liền ban cho".

 Bây giờ đòi đồ chơi, mấy điểm này quý vị nghe cho kỹ, rồi giải thích mới thấy.

 

[ Quay lại ]