headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 23/12/2024 - Ngày 23 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KINH PHÁP HOA - PHẨM TÍN GIẢI (TT 2)

CHÁNH VĂN:

Bấy giờ Ngài Ma Ha Ca Diếp muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

                        Chúng con ngày hôm nay
                        Nghe âm giáo của Phật
                        Lòng hớn hở mừng rỡ
                        Đặng pháp chưa từng có
                        Phật nói hàng Thanh văn
                        Sẽ đặng thành quả Phật
                      

 

                                                                Đống châu báu vô thượng
                                                                Chẳng cầu tự nhiên đặng.

GIẢNG:

Đoạn này các Ngài nói lên lòng vui mừng của mình, nghĩa là ở trước quên mất, rồi bữa nay bây giờ đây coi như nhớ lại tự được, nên thấy quá đỗi vui mừng, một cái xưa nay chưa từng mất, nhưng mà mình cứ tưởng là mất, tức là trước quên mà nay được, nhưng mà được đó là được cái gì? Được cái đã quên chớ có gì đâu! Nhưng mà người thường nghe thì nghe vậy, chớ không cảm thấy vui mừng như các Ngài, chỉ ai đã từng có một phen cảm được niềm vui này, thì mới thật sự cảm thông được. Mới thấy được kinh Pháp Hoa đó là bộ kinh của mỗi người, chớ không phải là của riêng ai, mỗi người đều có bộ kinh Pháp Hoa, như vậy mới thấy niềm vui khó diễn tả này! Đâây các Ngài nói thí dụ.

                    Ví như gã đồng tử
                    Thơ bé không hiểu biết
                    Bỏ cha trốn chạy đi
                    Đến cõi nuớc xa khác
                    Nỗi trôi khắp nước ngoài
                    Hơn năm mươi năm dài.

Đoạn này dụ cho người cùng tử lang thang xa quê nhà bỏ cha, xin ăn ở xứ người một thời gian dài. Tức muốn nói lên tình trạng của người mê, gọi là bối giác mà hợp trần, tức là xoay lưng với tánh giác mà đi theo các trần cảnh, cho nên gọi là bỏ cha trốn đi xứ người, do đó đi lang thang xin ăn, tưởng mình nghèo cùng khổ sởù, chúng ta cũng giống y như vậy, đang ngồi rõ ràng ở đây mà tâm đi lang thang ở đâu.

                    Cha gã lòng buồn quá
                    Kiếm tìm khắp bốn phương
                    Kiếm tìm đó đã mỏi
                    Liền ở lại một thành
                    Xây dựng nên nhà cửa
                    Năm món dục tự vui

Đoạn này là dụ cho người cha luôn hằng nhớ đến con, nghĩa là con bỏ cha đi, nhưng cha thì luôn luôn nhớ con không bao giờ quên, ông tìm kiếm, không ra, thì sao? Bèn ở lại thành đó thôi, ở đó chờ. Đó là ý nghĩa nhắc mình: Ông cha đó là chỉ cho bản giác của mình, bản giác đó luôn luôn ngầm đánh thức mình, nhưng mình không nhớ. Thành đó chỉ cho thành Bồ Đề ở đâu cũng có nó hết, bất cứ chỗ nào mình cũng gặp thành đó, nên không nói cố định ở đâu.

                    Nhà ông giàu có lớn
                    Nhiều những kho vàng, bạc
                    Xa cừ, ngọc mã não
                    Chơn châu, ngọc lưu ly
                    Voi ngựa cùng trâu dê
                    Kiệu cáng đủ xe cộ
                    Ruộng đất và tôi tớ
                    Nhơn dân rất đông nhiều
GIẢNG:

Đây nói lên nhà ông giàu có, đủ những của báu. Tức là nói lên tánh giác đầy đủ những công đức nhiều vô lượng, những phương tiện sai biệt đó nó không có thiếu, ở trong đó không phải một bề trống không. Mình khỏi phải sợ tu hành buông hết rồi trở về đó thì trống không, mà trái lại khi trở về đó rồi thì đầy đủ những diệu dụng. Cũng như ngay ngôi nhà sắc thân mình đây, nó có đủ hết kho tàng Tri Kiến Như Lai trong đó, nhưng mình không chịu nhận, để đi lang thang xin ăn, đó là cái lỗi của mình.

                    Xuất nhập thâu lời lãi
                    Bèn khắp đến nước khác
                    Khách thương người buôn bán
                    Không xứ nào không có
                    Nghìn muôn ức chúng hội
                    Vây quanh cung kính ông
                    Thường được bậc vua chúa
                    Mến yêu nhớ tưởng đến
                    Các quan, hạng hào tộc
                    Đều cũng đồng tôn trọng

GIẢNG:

Đây dụ cho bản giác đó ứng dụng ra khắp nơi, mọi căn tánh đều được thu về trong gốc đó hết, cho nên xuất nhập lời lãi cho đến các nước khác, khách buôn bán ở xứ nào cũng đều có hết, tức là không ai rời mất bản giác này, từ bản giác đó có đủ hết, nó thu về hết tất cả mọi căn tánh, người ngu, người khôn, người thượng trí, người hạ căn gì cũng đều có đủ hết, chớ không phải nói người thượng trí mới có, còn người hạ căn thì không có, nhưng người hạ căn chậm lụt chưa nhận ra, bởi vì tập khí mê lầm còn sâu dầy, không có bén nhạy nhận ra liền như các bậc thượng trí, chớ không phải là không có. Nói như vậy không phải bậc thượng trí đó hay hơn mình, nhưng người thượng trí đó có duyên gặp Phật sớm, huân tập lâu rồi, mình chưa có duyên huân tập nhiều sâu như các Ngài, thì bây giờ huân tập, khi mình huân tập sâu như vậy, thì khi nghe được mình cũng có sự tin nhận bén nhạy như vậy, so với những người ít huân tập hơn mình, mình nhanh hơn. Như vậy để thấy rằng không ai hơn ai hết hiểu được điều đó, mình không có tâm mặc cảm tự ti, tự chê mình là thấp hèn.

                    Vì có các sự duyên
                    Người đến lui rất đông
                    Giàu mạnh như thế đó
                    Có thế lực rất lớn
                    Mà tuổi đã già nua
                    Lại càng buồn nhớ con
                    Ngày đêm luống suy nghĩ
                    Giờ chết toan sắp đến
                    Con thơ dại bỏ ta
                    Hơn năm mươi năm tròn
                    Các của vật kho tàng
                    Sẽ phải làm thế nào?
GIẢNG:

Ở đây thuật lại ông Trưởng giả mà có thế lực lớn như vậy, nhưng mà tuổi già nhớ con, tìm chưa ra, giờ sắp chết thì không biết giao phó cho ai. Tức là muốn nói lên cái thân của mình đây nó vô thường nó hữu hạn, còn cái huệ mạng đó, cái tri kiến Như Lai đó thì vô hạn, nhưng giờ đây nếu không có người tiếp nhận, thì cái huệ mạng đó nó sẽ ra sao? Ai tiếp nối đây? Tuy nhiên nói đến chỗ này thì mình cũng phải thấy vượt ngoài lời nói một chút, nếu không thì thấy cái huệ mạng của Phật thì nó có đứt đoạn hay sao? Đâây muốn đánh thức mọi người nhớ lại huệ mạng Phật nó luôn luôn có đó, mình phải ráng tiếp nối đừng để cho gián đoạn. Nếu mà huệ mạng Phật có đoạn dứt thì nó thuộc về cái sanh diệt rồi. Cho nên xưa Thiền Sư Động Sơn Lương Giới khi sắp tịch, Ngài sai vị Sa Di đến báo tin cho Vân Cư, là vị đệ tử được nối pháp của Ngài, và dặn vị Sa Di rằng: "Ông đến đó báo tin, nhưng khi Vân Cư có hỏi ông là Hoà thượng có an vui chăng? Thì ông nói rằng: Con đường Vân Nham sắp dứt ?.

"Nhưng nói xong ông phải đứng xa ra, nếu đứng gần, coi chừng ông sẽ bị đánh đó".

Ông Sa Di vâng lời đi đến báo tin cho Ngài Vân Cư, thì quả nhiên nói chưa dứt lời liền bị đập một gậy.

Đây muốn nói rằng: Ngài Động Sơn sắp tịch, nên mới nói: Con đường Vân Nham sắp dứt, nhưng huệ mạng kia dứt được sao? Nên dặn ông Sa di nói xong phải đứng xa, nhưng chưa kịp thì bị ăn gậy liền.

Để thấy rằng, nói huệ mạng mà có đứt đoạn chỉ là phương tiện nói thôi, chứ sự thật huệ mạng Phật thì không có dứt, nhưng chỉ dứt là do mình mê, vì mê nên giống như có dứt, nếu nhớ lại thì luôn luôn nó sẵn đó chưa từng dứt bao giờ.

                    Bấy giờ gã cùng tử
                    Đi tìm cầu ăn mặc
                    Ấp này đến ấp khác
                    Nước này sang nước nọ
                    Hoặc có khi đặng của
                    Hoặc có lúc không đặng
                    Đói thiếu hình gầy gò
                    Thân thể sanh ghẻ lác
GIẢNG:

Đây là nói lên tình trạng nghèo cùng khốn khổ của người cùng tử lang thang xin ăn xứ này xứ nọ, lúc no lúc đói. Là nói lên tình trạng của mình đó, duyên theo các trần cảnh bên ngoài, vừa thọ sanh đây lại đến kia, chỗ này chỗ nọ, lúc khổ, lúc vui, lúc được, lúc mất, lúc đói, lúc no, xin được chút ít lại thấy thiếu nữa rồi cũng đi xin.

                    Lần lựa đi trải qua
                    Đến thành cha gã ở
                    Xoay vần làm thuê mướn
                    Bèn đến trước nhà cha

GIẢNG:

Nói lên gã cùng tử lần lần đến nhà cha ở, rồi đứng trước cửa nhà cha nữa. Tức là dụ cho mình tu hành dần dần nó gần với cái giác thể, nhưng mà chưa dám nhận.

                    Lúc ấy ông Trưởng giả
                    Đang ở trong nhà ông
                    Giăng màn châu báu lớn
                    Ngồi toà sư tử cao
                    Hàng quyến thuộc vây quanh
                    Đông người đứng hầu hạ
                    Hoặc có người tính toán
                    Vàng, bạc cùng vật báu
                    Của cải ra hoặc vào
                    Biên chép ghi giấy tờ
                    Gã cùng tử thấy cha
                    Quá mạnh giàu tôn nghiêm
                    Cho là vị quốc vương
                    Hoặc là đồng bực vua
                    Kinh sợ tự trách thầm
                    Tại sao lại đến đây?
GIẢNG:

Đây là chỉ cùng tử thấy ông Trưởng giả giàu có và sang trọng quá cho nên sợ. Tức là chỉ cho giác thể là tánh giác đó với tâm phàm phu của mình, mình nghe tới đó thì mình tưởng đâu là cái đó nó cao vút, nó thật là khó hiểu khó biết, nó cao xa cho nên sợ. Do đó có nhiều người tu mà nghe nói tu đến giác ngộ, thì không dám phát nguyện tới đó, nhất là còn nghe nói thời này là thời mạt pháp thì một ngàn người tu không có một người chứng, càng thấy xa vời với mình hơn. Cho nên ở đây thấy ông cha sang giàu quá đâm ra sợ. Thì cũng như cái tâm thức của mình nó cạn hẹp, sống với tâm thức cạn hẹp này, nên nghe tới chỗ đó mình thấy nó xa xôi, bởi vì nó ngoài sức tưởng tượng của mình. Nhưng có một điều nếu nghe mà biết được điều này thì sao? Nghe biết có nó thì cũng có chủng tử trong đó rồi, tức có giống Phật trong đó.

Có nhiều vị đọc kinh Pháp Hoa, rồi lấy tâm phàm của mình suy, rồi chê trách nữa tức đem tâm phàm của mình hiểu qua tâm Phật, thì tâm Phật đó cũng thành phàm luôn. Chớ sự thật nếu mình chịu quên cái tâm hạn hẹp này mà nhìn với tâm rộng lớn, thì thấy Phật ở sát bên mình.

Cho nên các Tổ thường thường là phá chấp. Ví dụ như hỏi: Phật là gì?. Thì “chính ông đó”ù, hoặc “ba cân gai “hay “que cứt khô”â. Tức là phá chấp cái hiểu theo tâm phân biệt của mình đó, dừng được tâm đó thì Phật gần gũi kế bên. Ở đây thuật lại gã cùng tử thấy cha sang như vậy sợ bỏ chạy.

                    Lại thầm tự nghĩ rằng
                    Nếu ta đứng đây lâu
                    Hoặc sẽ bị bức bách
                    Ép buộc sai khiến làm
                    Suy nghĩ thế đó rồi
                    Rảo chạy mà đi thẳng
                    Hỏi thăm xóm nghèo nàn
                    Muốn qua làm thuê mướn
GIẢNG:

Tới nhà cha rồi mà không dám vào, chạy đi chỗ khác làm thuê, làm mướn ăn từng ngày, nhưng mà như vậy thì lại chịu. Đó là ý nói dù cho đối diện trước mắt, nhưng còn cái tâm phân biệt này, nên cũng không nhận ra được, gọi là đối diện mà lầm qua, làm thuê mướn được chút ít gì đó thì tự vui.

                    Lúc bấy giờ Trưởng giả
                    Ngồi trên toà sư tử
                    Xa trông thấy con mình
                    Thầm lặng mà ghi nhớ
                    Ông liền bảo kẻ sứù
                    Đuổi theo bắt đem về
                    Gã cùng tử sợ kêu
                    Mê ngất ngã trên đất
                    Người này theo bắt tôi
                    Chắc sẽ bị giết chết
                    Cần gì đồ ăn mặc
                    Khiến tôi đến thế này!

GIẢNG:

Đây thuật lại ông Trưởng giả ngồi trên toà thấy con thì biết, mới sai người sứ chạy theo bắt, nhưng mà người cùng tử lại sợ, khi người sứ đó đến bắt thì chết giấc ngã trên đất. Như vậy để cho thấy Phật biết chắc “tất cả mọi chúng sanh đều có tánh Phật”, xác định rõ ràng coi như một trăm phần trăm đó. Nghĩa là tánh giác đó nó luôn luôn thầm theo sát bên mình, không có một phút giây nào nó thiếu vắng, nhưng có một điều là không thểø gượng bắt cho mình nhận được, mà chỉ khi nào tâm của mình gạn lọc bớt những mê lầm cho nó cạn mỏng bớt, rồi đúng thời tiết thì nó mới khế hợp.

Cho nên ở đây ông Trưởng giả kêu kẻ sứ đuổi theo bắt đem về, nhưng gã cùng tử chết giấc thôi chớ không thể nhận. Đó là muốn cho nó mau hợp nhưng øcũng không hợp được, không thể nôn nóng được. Bởi vì muốn là muốn một điều, nhưng những cái lăng xăng này nó không chịu dừng thì sao? Chỉ biết một điều là khéo làm cho những lăng xăng đó dừng, lúc đó không muốn hợp nó vẫn hợp như thường, còn bây giờ muốn cách mấy nó cũng không hợp được vì còn nhiều thứ quá.

                    Trưởng giả biết con mình
                    Ngu dại lòng hẹp hèn
                    Chẳng chịu tin lời ta
                    Chẳng tin ta là cha

Tức là biết chắc là có đó rồi, nhưng phải đợi thời, chứ còn chưa chịu tin được.

                    Ông liền dùng phương tiện
                    Lại sai hai người khác
                    Mắt chột, thân lùn xấu
                    Hạng không có oai đức
                    Các ngươi nên bảo nó
                    Hốt dọn các phân nhỏ
                    Trả giá bội cho nó
GIẢNG:

Đoạn này nói ông Trưởng giả dùng phương tiện sai hai người một mắt thân lùn xấu theo dụ về để mà thuê hốt phân, thì gã đó lại chịu, trong khi đó bảo đến đây giao gia tài này cho thì không chịu, thấy tâm trạng mình thiệt là đau làm sao! Đây gọi là tạm ẩn cái thể nhất như đó không thể nói thẳng được, bây giờ phải phương tiện nói từ từ, thôi bảo các ông về đây tu hành gạn lọc những tâm tham, sân, si phiền não này cho nó bớt đi, đó gọi là quét dọn phân nhơ thì chịu liền. Còn nếu mà ngay đây bảo nhận cái chân thật nhất như đó, nó sẵn đây thôi khỏi phải làm gì hết khó chịu nổi.

                    Gã cùng tử nghe rồi
                    Vui mừng theo sứ về
                    Vì dọn các phân nhơ
                    Sạch sẽ các phòng nhà
                    Trưởng giả trong cửa sổ
                    Thường ngó thấy con mình
                    Nghĩ con mình ngu dại
                    Ưa thích làm việc hèn
                    Lúc đó ông Trưởng giả
                    Mặc y phục cũ rách
                    Tay cầm đồ hốt phân
                    Qua đến chỗ con làm
                    Phương tiện lần gần gũi
                    Bảo rằng: ráng siêng làm!
                    Trả thêm giá cho ngươi
                    Và cho dầu thoa chân
                    Đồ ăn uống đầy đủ
                    Thêm nệm chiếu đầy ấm
                    Cặn kẽ nói thế này
                    Ngươi nên siêng làm việc!
                    Rồi lại dịu dàng bảo
                    Như con thiệt của ta.

GIẢNG:

Gã cùng tử được thuê hốt phân trả giá cao thì chịu, vui mừng theo sứ về dọn dẹp nhà cửa, đó là chỉ cho tâm trạng của mình là dọn dẹp những tâm phân biệt kia đây, lấy bỏ, hơn - thua vậy đó. Nhưng trong khi lo làm như vậy thì ông Trưởng giả thường thường đứng trong cửa sổ nhìn thấy con mình thiệt là tội, sao mà nó lại đành chịu làm như vậy, đó là đang nhắc nhở chúng ta cái gì? Ông Trưởng giả luôn luôn đứng cửa sổ nhìn mình mà mình thì không ngó ngàng tới, tức là chỉ cho tri kiến Phật luôn luôn hiện rõ ở sáu căn này, luôn luôn đứng dòm đó thôi, mà mình không nhớ tới nó, chỉ là dọn dẹp những phân dơ thôi. Tức ngầm nói lên trong lúc mình đang còn mê là còn tâm phân biệt này, mà tánh giác vẫn ngầm có ở trong đây không mất.

Do đó trong nhà Thiền có câu nói: "Vọng tâm mà không chỗ nơi, thì tức là Bồ Đề". Bây giờ mình xét cho thấu vọng tâm mà không chỗ nơi thì ngay đó Bồ Đề. Còn mình thường thường thì thấy vọng tâm nó có chỗ nơi không? Mình nghe nói vọng thì lo cố mà dẹp vọng, nhưng sự thật nếu xét cho thật kỹ càng, thì vọng đó ở đâu? Nằm ở chỗ nào moi ra thử coi? Nếu thật sự cái vọng đó có chỗ nơi thì mình khỏi cần phải tu. Bởi vì nó có chỗ nơi thì không gọi là vọng, giống như ngủ mình chiêm bao, thì gốc gác nó từ chỗ nào? Không có gốc gác gì như vậy mới gọi là chiêm bao. Đâây cũng vậy cái vọng không có chỗ nơi nhưng lâu lâu bất chợt nó tới, thì rõ ràng nó là không thật. Mà thấy được nó không thật thì ngay đó là Bồ Đề. Như vậy trong lúc mình mê, trong lúc vọng phân biệt đó, thì tánh giác vẫn có sẵn trong đó không thiếu, nhưng mà không chịu nhận.

Nên ông Trưởng giả thấy vậy mới thương, rồi ông cởi hết áo tốt, trân bảo, mặc y phục cũ rách, tay cầm đồ hốt phân lần lần đến gần nó thì nó mới chịu, đó là muốn nói lên cái gì? Dụ cho thân Như Lai nó ngầm hiện trong thân nhơ nhớp của mình. Đểå cho thấy nó gần gũi mình, cho mình dễ nhận, dễ tu, mà sự thật nó là như vậy đó. Nghĩa là ngay trong mỗi chúng sanh đều có sẵn ông Phật, tức là có Phật tánh đó.

Ông Trưởng giả phương tiện lần gần gũi, bảo rằng: Ráng siêng làm, trả thêm giá cho ngươi là sao? Tức là nói lên nó có sẵn nơi mình đó, nhưng mình cũng phải ráng tu chứ không phải nói sẵn như vậy rồi thôi.

Rồi cho dầu xoa chân, cặn kẽ nói nên siêng làm việc, ở đây làm đừng đi đâu hết, rồi lại dịu dàng bảo coi như con của ta vậy thôi, coi như con của ta là sao? Tức là chỉ mới giống vậy thôi chứ chưa có xác nhận, và nói lên ngay chỗ bình thường hằng ngày của mình đó có đầy đủ tánh giác, tức là đầy đủ Như Lai diệu giác trong đó, nhưng mà mình còn nhiều cái gọi là rác rến ở trong này, nên phải lo dọn dẹp những rác rến này thì mới nhận được cái kia.

                     Ông Trưởng giả có trí
                     Lần lần cho ra vào
                    Trải qua hai mươi năm
                    Coi sóc việc trong nhà
                    Chỉ cho biết vàng, bạc
                    Ngọc trân châu, pha lê
                    Các vật ra hoặc vào
                    Đều khiến gã biết rõ
                    Gã vẫn ở ngoài cửa
                    Nương náo nơi am tranh
                    Tự nghĩ phận nghèo nàn
                   Ta không có vật đó.

GIẢNG:

Đây là ông Trưởng giả khéo léo bây giờ cho nó lần lần ra vào coi sóc việc trong nhà, trước kia nhận là con, mà chỉ giống như là con vậy thôi chứ chưa xác nhận, bây giờ cho ra vào từ từ để cho quen việc tức là sao? Đây là phương tiện để cho mình dần dần sống trong đó, sống cho nó quen dần, quen dần lần lần mình có sức làm chủ, rồi chỉ ra một cái thì mới chịu nhận.

Người con này khi được như vậy, nhưng vẫn ở ngoài cửa, vẫn nương náu am tranh, nghĩ mình phận nghèo hèn, những vật đó không phải là vật của mình, cũng chưa dám nhận.Tức là nói lên vẫn còn những tập khí cũ đó, còn những tập khí của chúng sanh đó. Nghĩa là nhận thì nhận đó, nhưng những tập khí cũ vẫn còn đó chưa thật sạch.

                    Cha biết lòng con mình
                    Lần lần đã rộng lớn
                    Muốn giao tài vật cho
                    Liền nhóm cả thân tộc
                    Quốc vương các đại thần
                    Hàng sát lợi cư sĩ
                    Rồi ở trong chúng này
                    Tuyên nói chính con ta
                    Bỏ ta đi nước khác
                    Trải hơn năm mươi năm
                    Từ gặp con đến nay
                    Đã hai mươi năm rồi
                    Ngày trước ở thành kia
                    Mà mất đứa con này
                    Ta đi tìm khắp nơi
                    Bèn đến ngụ nơi đây
                    Phàm của cải ta có
                    Nhà cửa cùng nhơn dân
                    Thảy đều phó cho nó
                    Mặc tình nó tiêu dùng
                    Người con nhớ xưa nghèo
                    Chí ý rất kém hèn
                    Nay ở nơi cha mình
                    Đặng quá nhiều châu báu
                    Và cùng với nhà cửa
                    Gồm tất cả tài vật
                    Lòng rất đỗi vui mừng
                    Đặng đều chưa từng có.
GIẢNG:

Giờ mới xác nhận. Đêán đây là người cha biết rằng con lần lần nó đã có tâm rộng lớn bây giờ nó biết chê tâm ngày trước rồi, tức là nó đã quên những tập khí cũ đó, nó thấy rằng “xưa sao mình ngu quá mình lầm như vậy đó”, quên được tâm đó rồi, mở được tâm rộng lớn, thì ông cha liền nhóm họp thân quyến, quốc vương, đại thần lại “xác nhận chính nó là con ta”, xác nhận rõ ràng, chứng minh giữa mọi người, tức là sao? Tức là cái chân thật đó nó hiện tiền không còn nghi ngờ nữa, đến lúc này mình mới chuyển thức thành trí, sống trong trí, đến đây mình đủ cái sức đảm nhận được cái gia sản không còn sợ mất nữa. Đêán đây mới gọi là trâu trắng sờ sờ đuổi không đi, bây giờ khỏi cần phải nhớ, dù muốn quên nó cũng không quên nữa. Còn mình bây giờ cố nhớ thì nó lại quên. Người con bây giờ nhớ xưa nghèo, ý chí của mình kém hèn, nay được của báu này thật là vui mừng chưa từng có. Tức là đến đây mới bặt chỗ nghĩ tưởng, lăng xăng kia đây. Tự thầm nhận thôi.

                    Đức Phật cũng như thế
                    Biết con ưa tiểu thừa
                    Nên chưa từng nói rằng
                    Các ngươi sẽ thành Phật
                    Mà chỉ nói chúng con
                    Đặng có đức vô lậu
                    Trọn nên quả tiểu thừa
                    Hàng Thanh văn đệ tử

GIẢNG:

Bây giờ Ngài mới hợp pháp lại, Đức Phật cũng như vậy đó, biết mình ưa các pháp nhỏ, tâm còn phân biệt, cho nên chưa vội nói tới thành Phật, tức biết có nhưng mà chưa vội nói. Đôái với trong nhà Thiền, nếu mà tâm chưa quyết chí, chưa hết lòng thì chưa có nói hết, bởi vì nhiều khi nói hết thì nhận lầm.

Có câu chuyện ông cư sĩ Trạm Nhiên, ông này là quân sư của nhà Nguyên, ông có tự thuật nói rằng: Ban đầu thì ông có chỗ sở đắc đối với trong những ngữ lục, tức là đọc trong ngữ lục của Tổ, ông có những cái sở đắc. Cho nên ông mới đem trình hỏi với Thầy Thánh An, Thầy Thánh An cũng hứa khả: Ừ! Thì coi như cũng có chỗ được, nhưng mà qua một thời gian sau, trải qua nhiều hoạn nạn trên đường quan, ông thấy như không còn ham muốn gì nữa, nên tâm công danh gác qua một bên đi. Bây giờ mới thật sự gấp cầu nơi Tổ đạo, nghĩa là bây giờ mới thật sự hết lòng để mà tìm hiểu đạo. Thì bây giờ ông mới đem những việc trước kia hỏi lại với Ngài Thánh An. Ngài Thánh An mới kiểm xét trở lại, Ngài bảo rằng:

- Chỗ thấy của ông chưa thật đúng.

Thì ông mới sanh nghi ngờ, sao trước kia thì hứa khả, còn bây giờ nói chưa thật đúng? Khi đó Ngài Thánh An thong thả mới bảo:

- Bởi vì trước kia vị trí của ông đang ở vào trong yếu địa, yếu địa là ông đang ở chỗ quan trọng, ông quan mà lại trong nhà Nho nữa, hiểu thì hiểu vậy nhưng chưa thật sự hết lòng, người nhà Nho phần nhiều không có tin sách Phật, chỉ tìm tòi góp nhặt những cái ngữ lục để mà giúp thêm cho sự bàn bạc thôi. Tức là đọc đó để cho có vốn đi nói thôi, vì thế tôi chẳng có hết lòng nhồi đập gạn luyện để cho đến chỗ tột. Còn giờ đây xét cái tâm của ông quả là vì cái việc bổn phận mà hỏi tôi, thì tôi đâu thể mà theo cái lỗi trước, chẳng có vì đó mà nói thẳng ư?

Tức lúc đầu hỏi Ngài Thánh An thì Ngài hứa khả, nhưng mà về sau khi hỏi lại, thì Ngài Thánh An nói chưa phải, nên ông nghi: Tại sao trước thì nhận còn sau thì không nhận, thì Ngài Thánh An mới bảo:

- Bởi vì trước kia ông còn ở trong địa vị gọi là quan trọng, rồi tâm cầu học đạo cũng chưa thật sự thiết tha lắm, bây giờ đây ông đã hết lòng vì đạo, cho nên bây giờ đây tôi mới nói thẳng.

Cho thấy khi chưa hết lòng, chưa nhận được tới chỗ đó, cho nên Ngài chưa nói, chứ không phải Ngài giấu, phải đợi cái tâm mình nó thuần thục đến chỗ đó rồi thì các Ngài mới nói

                    Đức Phật bảo chúng con
                    Nói đạo pháp tối thượng
                    Người tu tập pháp này
                    Sẽ đặng thành Phật quả
                    Chúng con vâng lời Phật
                    Vì các Bồ Tát lớn
                    Dùng các món nhơn duyên
                    Cùng các môn thí dụ
                    Bao nhiêu lời lẽ hay
                    Để nói đạo vô thượng   
GIẢNG:

Đoạn này là Ngài thuật lại. Đức Phật bảo các Ngài nói pháp tối thượng cho các vị khác tu tập được chứng thành Phật quả, nhưng chính các Ngài lại không có lòng mong cầu, nghĩa là dạy cho các vị Bồ Tát thôi.

                    Các hàng Phật tử thảy
                    Từ nơi con nghe pháp
                    Ngày đêm thường suy gẫm
                    Tinh tấn siêng tu tập
                    Bấy giờ các Đức Phật
                    Liền thọ ký cho kia
                    Các ông ông ở đời sau
                    Sẽ đặng thành Phật đạo
                    Pháp mầu rất bi tàng
                    Của tất cả các Phật
                    Chỉ để vì Bồ Tát
                    Mà dạy việc thiệt đó
                    Nhưng chẳng vì chúng con
                    Nói pháp chơn yếu này   
GIẢNG:

Đây nói rõ, dù cho các Ngài nhân nơi Phật dạy, rồi nói cho các vị Bồ tát, nhưng mà các Ngài không có mong cầu đến chỗ đó, khéo nói nhưng mà không ham chỗ này. Muốn nhắc, chỗ đó dù nói khéo cũng không nói đến chỗ này, mà chỗ này phải sống, phải thầm nhận nơi chính mình, chớ không phải là nói đến được, đó là tinh thần đặc biệt trong nhà Thiền, cũng là trong Phật pháp. Phải chứng nghiệm mới cảm nhận được, không phải là dùng ngôn ngữ lý luận mà nói đến được, nếu mà dùng ngôn ngữ lý luận được thì cần phải tu chi cho mệt. Rồi những vị học giả, họ thông minh lanh lợi hơn mình biết bao nhiêu, nếu nghiên cứu được thì họ nghiên cứu tới rồi. Nhưng sự thật đối với Phật pháp thì không thể có, dù cho họ thông minh cách mấy nữa cũng đứng ngoài cửa, nếu không có tu tập. Đây nhắc nhở là phải sống.

                    Như gã cùng tử kia
                    Đặng gần bên người cha
                    Dầu lãnh biết các vật
                    Nhưng lòng chẳng mong cầu
                    Chúng con dầu diễn nói
                    Tạng pháp báu của Phật
                    Tự mình không chí nguyện
                    Cũng lại như thế đó

GIẢNG:

Thuật lại các Ngài nói cho các vị Bồ Tát, nhưng mình chưa có nhận, cũng như gã cùng tử gần bên cha, lãnh biết các vật, nhưng lòng cũng không mong cầu. Tức là những tập khí thấp hèn đó chưa sạch, tuy được gần gũi đó, thấy mình có chân thật đó, nhưng mà tập khí cũ đó còn chưa hết.

                    Chúng con diệt bề trong
                    Tự cho là đã đủ
                    Chỉ xong được việc này
                    Lại không biết việc khác
                    Chúng con dầu có nghe
                    Pháp tịnh cõi nước Phật
                    Cùng giáo hoá chúng sanh
                    Đều không lòng ưa vui   
GIẢNG:


Thuật lại tâm trạng của các Ngài lo việc bề trong, tức là sao? Tức là tự mình sạch những phiền não của mình thôi, còn chuyện giáo hoá chúng sanh tịnh cõi Phật đó không thích. Trước tiên cần tự mình giải thoát xong, nên nói các vị Thanh văn đó thì sạch phiền não, nhưng trần sa hoặc, vô minh hoặc chưa hết, sạch phiền não gọi là sạch kiến hoặc, tư hoặc.

- Kiến hoặc: Là những kiến chấp sai lầm.

- Tư hoặc: Là những cái suy nghĩ, những tư duy sai lầm.

Tức là sạch hết phiền não nhưng đối với trần sa hoặc là thấy chúng sanh nhiều vô lượng, là còn thấy chúng sanh thật, nên chưa có tâm dám phát nguyện đời đời kiếp kiếp giáo hoá chúng sanh.

Còn các vị Bồ Tát phá trần sa hoặc thì thấy chúng sanh vốn không thật là chúng sanh, dù cho có vô lượng chúng sanh đi nữa thì những chúng sanh đó vốn tự là Niết Bàn rồi, thành ra các Ngài sẵn sàng giáo hoá hết, giáo hoá nhưng không có gì giáo hoá, chỉ nhắc họ thôi, nên không sợ giáo hoá không hết. Còn sợ giáo hoá không hết là còn thấy có chúng sanh thật trong đó, cho nên còn cái hoặc. Ở đây sạch hết bên trong thì đạt được cái thể, còn thiếu dụng. Cho nên tịnh cõi Phật, cùng giáo hoá chúng sanh thì chưa có ham.

                        Như thế là vì sao?
                        Vì tất cả các pháp
                        Thảy đều là không lặng
                        Không sanh cũng không diệt
                        Không lớn cũng không nhỏ
                        Vô lậu và vô vi
                        Suy nghĩ thế nào đó
                        Chẳng sanh lòng ưa muốn.
GIẢNG:

Đây các Ngài thấy rõ ràng tất cả các pháp đều là không, lặng, không sanh, không diệt, không lớn không nhỏ, vì vậy không còn muốn gì thêm nữa, nhưng cái đó chỉ có một bên lặng thôi, tức là chỉ có một bên thể. Còn quên là trong lặng đó đầy đủ cái diệu dụng trong đó. Trong nhà Thiền có câu: "Nước chết không chứa được rồng". Nghĩa là nước chết chỉ cho nước đứng, nó không chứa được rồng. Nếu là rồng là phải tung bay trên mây, làm mây làm mưa, cũng như vậy, nếu mình chìm trong chỗ lặng đó, thì chưa được tròn đầy, phải ở trong cái lặng đó mà sống dậy, trong cái lặng đó mà mình ứng dụng khắp trong mọi sai biệt, gọi là đi trong sanh tử, mà vắng lặng, đó mới là Phật khen ngợi.

                        Chúng con đã từ lâu
                        Đối với trí huệ Phật
                        Không tham không ưa thích
                        Không lại có chí nguyện
                        Mà đối với pháp mình
                        Cho đó là rốt ráo
GIẢNG:


Đối với trí Phật không ưa thích, đối với pháp thì cho đó là rốt ráo rồi, được như vậy là đủ rồi, hết còn mong gì nữa. Nhưng mà thấy ngoài trí mình còn có trí Phật, là còn có gì khác nữa, gọi là chưa rốt ráo.

                    Chúng con từ lâu nay
                    Chuyên tu tập pháp không
                    Đặng thoát khỏi hoạn nạn
                    Khổ não của ba cõi
                    Trụ trong thân rốt sau
                    Hữu dư y Niết Bàn
                    Đức Phật dạy bảo ra
                    Chứng đặng đạo chẳng luống
                    Thời là đã có thể
                    Báo được ơn của Phật.   
GIẢNG:

Đây nói lên tâm trạng các Ngài, giải thoát ra ba cõi chứng được Niết Bàn đó đủ rồi, coi như vậy là báo được ân Phật rồi. Tức là ngay trong thân này, chứng được hữu dư y Niết Bàn, là Niết Bàn ngay còn đang mang thân này, nhưng thân này các Ngài gọi là thân rốt sau thôi, bỏ thân này là vào vô dư y Niết Bàn.

                    Chúng con dầu lại ví
                    Các hàng Phật tử thảy
                    Tuyên nói pháp Bồ Tát
                    Để cầu chứng Phật đạo
                    Mà mình đối pháp đó
                    Trọn không lòng mong muốn   
GIẢNG:

Đây là nói nhưng mà nói lại thôi, theo trí Phật mà nói, chứ mình chưa tự nhận sống trong đó.

                    Đấng Đạo sư buông bỏ
                    Vì xem biết lòng con
                    Ban đầu không khuyên gắng
                    Nói những lời có thiệt
                    Như ông Trưởng giả giàu
                    Biết con chí kém hèn
                    Bèn dùng sức phương tiện
                    Để hoà phục tâm con
                    Vậy sau mới giao phó
                    Tất cả tài vật báu
                    Đức Phật cũng thế đó
                    Hiện ra việc ít có
                    Biết con ưa tiểu thừa
                    Bèn dùng sức phương tiện
                    Điều phục tâm của con
                    Rồi mới dạy trí lớn
                    Chúng con ngày hôm nay
                    Được pháp chưa từng có
                    Chẳng phải chỗ trước mong
                    Mà nay tự nhiên được
                    Như gã cùng tử kia
                    Đặng vô thượng của báu
GIẢNG:

Đây nói lên các Ngài dạy cho các vị Bồ Tát, nhưng mình không có lòng mong muốn, cho nên Đức Phật biết được tâm đó, mà chưa vội nói liền. Cũng như ông Trưởng giả biết con có trí kém hèn, cho nên phương tiện điều phục nó lần lần, chưa có giao phó của cải liền, đợi khi nó đầy đủ sức làm chủ rồi, thì mới giao phó. Tức là trước dùng phương tiện để dạy mình bỏ những tập khí, quên được tâm hẹp hòi sai biệt, rồi từ đó nhận ra cái tâm thể thênh thang rộng lớn, tâm chân thật sẵn nơi mình, sống được trong đó, từ đó mới có thể đảm nhận được gia tài này.

                    Thế Tôn! Chúng con nay
                    Đặng đạo và chứng quả
                    Ở nơi pháp vô lậu
                    Đặng huệ nhãn thanh tịnh
                    Chúng con từ lâu nay
                    Gìn tịnh giới Phật chế
                    Mới ở ngày hôm nay
                    Đặng hưởng quả báo đó.  
GIẢNG:

Tức đây muốn nói rằng, chỗ này không phải tu hành mà được, cũng không phải không tu hành mà được. Nó sẵn nên không phải do tu hành mà được, nhưng nó sẵn mà mình chưa thật sự sống được với nó, còn những tâm mê lầm nên phải tu hành. Tu hành đây là gạn lọc cái mê chấp thôi, mà nhận rõ cái sẵn có. Cho nên các Ngài nói rằng bấy lâu nay, những công phu chứng quả, huệ nhãn, gìn giữ tịnh giới của Phật chế, hôm nay mới thật sự được hưởng cái quả đó.

Trong nhà Thiền có câu chuyện của Ngài Động Sơn ở chỗ Ngài Vân Nham, khi Ngài ngộ được câu: "Vô tình thuyết pháp" thì Ngài mới thưa với Ngài Vân Nham là:

- Con còn tập khí dư thừa chưa hết.

Ngài Vân Nham bảo:

- Ông từng làm việc gì?

Động Sơn thưa:

- Thánh Đế cũng chẳng làm.

Thánh Đế tức là Thánh Đế đệ nhất nghĩa, đến chỗ tột lý đó cũng không làm nữa.

Ngài Vân Nham hỏi:

- Được hoan hỷ chưa?

Động Sơn thưa:

- Hoan hỷ thì chẳng không, nhưng giống như trong đống rác mà lượm được hòn ngọc sáng.

Tức là sao? Hoan hỷ thì chẳng phải không tức là nhận được cái đó thì rất là vui mừng rồi, nhưng mà giống như trong đống rác mà lượm được hòn ngọc sáng thì sao? Hòn ngọc mà lượm trong đống rác thì xài được chưa? Nhận được thì vui rồi đó, nhưng còn phải lau chùi mới dùng được, mà dùng được là mình có đạo lực làm chủ, khi mình dùng được thì cái sức đó nó giúp mình thắng được phiền não.

                    Trong pháp của Pháp vương
                    Lâu tu hành phạm hạnh
                    Ngày nay được vô lậu
                    Quả báo lớn vô thượng
GIẢNG:

Tức ở trong pháp Phật tu hành phạm hạnh rồi, ngày nay mới được quả báo vô thượng này.

                   Chúng con ngày hôm nay
                   Mới thiệt là Thanh văn
                    Đem tiếng đạo của Phật
                    Cho tất cả đều nghe
                    Chúng con ngày hôm nay
                    Thiệt là A La Hán
                    Ở nơi các thế gian
                    Trời, người và ma, phạm
                    Khắp ở trong chúng đó
                    Đáng lãnh của cúng dường   
GIẢNG:

Bây giờ đây mới thật là Thanh văn, mới thật là A La Hán, chỗ này thì mình phải nhận cho thật kỹ. Nếu nhận là Thanh văn mà chưa biết được việc này thì chưa phải là Thanh văn thật, cũng như A La Hán mà không tin việc này thì ở đây chưa phải thật. Đây là điểm nhắc nhở cho người sau, nếu ai tự xưng mình là A La Hán thì phải coi chừng lại đừng vội mà nghe liền.

                    Ơn lớn của Thế Tôn
                    Đem việc ít có này
                    Thương xót dạy bảo cho
                    Làm lợi ích chúng con
                    Trải vô lượng ức kiếp
                    Ai có thể đền được.

GIẢNG:

Nếu thấy được chỗ này rồi, mới thấy ân Phật to lớn vô cùng. Một cái lẽ thật mà mình từ vô lượng kiếp đến bây giờ đã mê lầm, nay được chỉ ra, nhận được hết đời lang thang trong luân hồi này, thì còn cái ân gì lớn nữa, thế gian này còn gì so sánh được? Cho nên đến đây thì thấy được ân Phật quá lớn.

                    Tay lẫn chơn cung cấp
                    Đầu đảnh lễ cung kính
                    Tất cả đều cúng dường
                    Đều không thể đền đặng
                    Hoặc dùng đầu đội Phật
                    Hai vai cùng cõng vác
                    Trong kiếp số hằng sa
                    Tận tâm mà cung kính
                    Lại đem dâng đồ ngon
                    Y phục báu vô lượng
                    Và các thứ đồ nằm
                    Cùng các món thuốc thang
                    Gỗ ngưu đầu chiên đàn
                    Và các vật trân báu
                    Để dựng xây tháp miếu
                    Y báu lót trên đất
                    Như các việc trên đây
                    Đem dùng cúng dường Phật
                    Trải số kiếp hằng sa
                    Cũng không đền đáp được   
GIẢNG:

Đây tán thán ân Phật khó có thể nói hết, không thể dùng lời nói mà diễn tả hết, tức là muốn nói lên cái gì? Đó là điều có ý sâu trong đó. Tức phải là người sống đến chỗ này thì mới thấy ân Phật lớn đó, chớ còn không thể nói năng được, dù cho mình đem thân tâm hữu hạn này, đầu đội Phật, vai cõng vác, những vật cúng dường, cũng là vật hữu hạn, đem hữu hạn này đền đáp ân lớn đó thì không thể đền đáp được; mà muốn đền đáp được chỗ đó thì phải làm thế nào? Tức là muốn đền đáp chỗ không ngằn mé, thì phải đem tâm không ngằn mé để đền đáp. Cái tâm không ngằn mé đó thì phải sao? Thì phải tu, phải sống, phải sáng được chỗ đó, cho nên chỗ này không phải là chỗ ngôn ngữ diễn tả được.

                    Các Phật thật ít có
                    Đấng vô lượng vô biên
                    Đến bất khả tư nghì
                    Đủ sức thần thông lớn
                    Bậc vô lậu vô vi
                    Là vua của các pháp
                    Hay vì kẻ hạ liệt
                    Nhẫn việc cao thượng đó
                    Hiện lấy tướng phàm phu
                    Tuỳ cơ nghi dạy nói.
GIẢNG:


Nghĩa là các Đức Phật đó ít có, vô lượng bất khả tư nghì, tức không thể diễn tả được hết, cái sức thần thông đó cũng là lớn, mà vì kẻ hạ liệt, nên nhẫn việc cao thượng đó, hiện lấy tướng phàm phu, tức là muốn nói lên cái gì? Chỗ này là phải nhận kỹ, chớ không thì dễ lầm. Tại sao Ngài phải hiện tướng phàm phu này? Trong khi đó Ngài đủ hết những cái bất khả tư nghì kia. Đó là muốn nói lên phải thấy suốt qua sắc thân của Phật để thấu qua chỗ chân thật kia. Nghĩa là Phật thật không phải chỉ có bấy nhiêu tướng sanh diệt đó thôi, mà trong đó còn có những cái vượt ngoài suy nghĩ phân biệt của mình, cho nên gọi là bất khả tư nghì, ngay cái sanh diệt mà chẳng phải sanh diệt, thấy như vậy mới thấy Phật thật, chớ không thì thấy Phật tu khổ hạnh bao nhiêu năm thành đạo dưới cội Bồ Đề, rốt cuộc rồi cũng nhập Niết Bàn như ai. Vì vậy, có người hiểu lầm Phật, nói Phật cũng chết, rồi tu cũng chết, mà thành đạo cũng chết, mình không tu cũng chết, vậy tu làm gì? Hiểu kiểu đó rồi chê bai Phật. Đó là đem tâm phàm phu của mình so lường đến cái cảnh giới Phật. Thấy Phật qua tướng sanh diệt, chứ không thấy Phật thật kia. Thành đạo là thành cái thân này hay sao? Mà thành đạo là thành nơi tâm thể bất sanh bất diệt kia, cái đó mới là cái thành đạo của Ngài, cái đó làm sao mình thấy được. Con mắt thường của phàm phu không thể thấy được cái đó, không thấy được cho nên nói Phật cuối cùng cũng chết. Thấy Phật chết đó là thấy Phật hoá thân thôi, chưa thấy được Phật thật.

                    Các Phật ở nơi pháp
                    Đặng sức rất tự tại
                    Biết các hàng chúng sanh
                    Có những điều ưa muốn
                    Và chí lực của nó
                    Theo sức nó kham nhiệm
                    Dùng vô lượng thí dụ
                    Mà vì chúng nói pháp
                    Tuỳ theo các chúng sanh
                    Trồng căn lành đời trước
                    Lại biết đã thuần thục
                    Hay là chưa thành thục
                    Suy lường những điều đó
                    Phân biệt biết rõ rồi
                    Ở nơi đạo nhứt thừa
                    Tuỳ cơ nghi nói ba.   
GIẢNG:

Đây Đức Phật đầy đủ sức tự tại đó, cho nên biết mọi căn cơ chúng sanh những cái nó ưa muốn gì, nên nói có sai biệt, đó là tuỳ theo phương tiện cơ nghi để giáo hoá. Hiểu như vậy thì đây có ý sâu ngầm nhắc cho chúng ta nhớ điều gì? Là mình bây giờ muốn hiểu được Phật là phải thấy vượt qua những phương tiện sai biệt đó, chớ không nên kẹt trên những phương tiện sai biệt. Trên cái nghi thức giáo hoá đó là phương tiện, có lập bày ra, mà có lập ra thì có phá, cái gì có lập có phá là chưa phải thật, phải nhớ điều đó! Phải thấy thấu qua chỗ lập bày đó. Lâm Tế có dạy:

- Khổ thay, những kẻ trọc mù, không có mắt bám vào chiếc áo của ta mặc, rồi nhận lấy xanh, vàng, đỏ, trắng, ta liền cởi quách đi vào trong cảnh thanh tịnh, người học vừa thấy liền sanh thích thú, ta lại cởi luôn, người học mới điên loạn mờ mịt phát cuồng chạy bảo là ta không có áo, ta liền nói với hắn "Ngươi biết ta mặc áo người chăng?" Chợt xoay đầu lại liền nhận ra ta xong. Đại đức ông chớ nhận cái áo, áo chẳng biết cử động, chính người hay mặc áo, có cái áo thanh tịnh, cái áo vô sanh, áo Bồ Đề, áo Niết Bàn, áo Tổ, áo Phật.

Ngài nhắc phải thấy người mặc áo, chứ đừng nhận chiếc áo. Nào là thanh tịnh, Bồ Đề, vô sanh, Niết Bàn, Tổ, Phật là những chiếc áo hết, nhưng mình thì thích cái áo thôi, cho nên Ngài nói là các ông bám vào áo ta mặc, mà nhận lấy xanh, vàng, đỏ, trắng, thấy màu này, màu kia, bây giờ ta mới cởi quách, là sao? Tức là phá hết những xanh, vàng, đỏ, trắng đó vào cảnh thanh tịnh. Tới đó ta cũng cởi luôn nữa, thì người học điên loạn không biết chỗ nào, mới bảo là ta không có áo. Nhưng ngươi có biết ta mặc áo người chăng? Chính người đang mặc áo đây thôi. Cũng vậy, đến cảnh thanh tịnh rồi mà còn có cảnh giới thanh tịnh là chưa phải thật, cởi quách luôn, bảo vậy có người tới đó chới với. Tu tới thanh tịnh mà bảo cởi quách nữa thì sao đây? Ở đây Ngài nói có thấy thanh tịnh thì còn có đối đãi, tịnh là đối với bất tịnh, tịnh đối với động, thanh tịnh đối với không thanh tịnh. Cho nên còn thấy có cảnh giới thanh tịnh là còn có đối đãi, mà cái đó là cái thuộc về cái bị thấy, phải cởi quách luôn nữa. Người học càng chới với. Chính ngay khi thấy biết chới với thì cái đó có mất đâu không?

Thí dụ khi mình biết chạy, biết sợ, biết chới với, thì lúc đó còn có mặt đó chớ mất đi đâu. Ngay đó người học liền xoay lại thì nhận ra ta xong. Cho nên Ngài nhắc phải khéo thấy người mặc áo chớ đừng nhận chiếc áo, chiếc áo không biết cử động qua lại. Tức Bồ Đề, Niết Bàn, Phật, Tổ đều là những danh từ, cái đó nó không biết cử động. Biết cử động đây là gì? Phải nhận cái đó, cái đó mới là cái Bồ Đề sống, Phật sống, Tổ sống.Như vậy Phật Tổ đã chỉ hết cho rồi.

Đây kết lại để cho thấy rõ:

Qua đoạn này các Ngài nói lên để trình tín giải của mình. Như vậy từ phẩm Thí dụ qua phẩm Tín giải này Phật đã thọ ký cho Ngài Xá Lợi Phất thành Phật gọi là Hoa Quang Như Lai. Chính vì thọ ký cho Ngài Xá Lợi Phất thành Phật, nên các Ngài đây cũng thấy mình có phần đó. Quí vị thường thường đọc kinh Pháp Hoa thì chỉ nghĩ rằng Phật thọ ký cho Ngài Xá lợi Phất thành Phật thôi, nhưng quên rằng, Phật thọ ký cho Ngài Xá Lợi Phất thành Phật Hoa Quang Như Lai đó là ngầm nhắc cái gì? Tức Hoa nó sẽ nở thành trái, đó là nhân đưa đến trái. Quang là ánh sáng, đó là ngầm nhắc cho tất cả những vị Phật tương lai đó đang ngồi đây để tin rằng ai cũng có phần đó. Hiểu như vậy mới thấy được ý sâu của Phật, nếu không tưởng đâu chuyện đó là chuyện của Ngài Xá Lợi Phất thôi, không dính dáng gì đến mình hết.

[ Quay lại ]