headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 26/12/2024 - Ngày 26 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Bài 37 — Khó vẽ tướng Chí Công

誌 公 難 邈

Chí Công nan mạc

六 祖 難 塑

Lục Tổ nan tố

章 敬 撥 空

Chương Kỉnh bát không

雲 門 抽 顧

Vân Môn trừu cố

145. — Khó vẽ tướng Chí Công

Thiền sư Bảo Chí, còn gọi là Chí Công Hòa thượng. Tương truyền, vào một hôm, vợ của người họ Châu ở làng Ðông Dương huyện Kim Lăng, tình cờ nghe tiếng trẻ con khóc ở trên tổ chim ưng, bà ta liền bắc thang trèo lên cây ẵm đứa bé đem về nuôi làm con. Khi được bảy tuổi, đứa bé nương theo Ðại Sa-môn Tăng Kiểm ở Chung Sơn xuất gia, chuyên tu Thiền quán. Ðứa bé ấy tức là Sư Bảo Chí sau này.

 

Ðời Tống niên hiệu Thái Thủy thứ hai (466 TL), Bảo Chí cắt tóc, đi chân không, mặc áo cẩm bào qua lại Hoàn Sơn rồi xuống Kiếm Thủy. Sư lấy các món: kéo, thước, phất tử cột trên cây gậy rồi vác đi.

Niên hiệu Thiên Giám thứ hai (503), Lương Võ Ðế cho vời Sư vào cung hỏi:

– Ðệ tử còn phiền não mê lầm chưa trừ, phải làm cách nào để trị nó?

Sư đáp:

– Mười hai (12)

Ðế hỏi:

– Ý chỉ như thế nào?

Sư đáp:

– Là con số chỉ giờ khắc trong đồng hồ ấy!

Nhà vua càng thêm mờ mịt. Võ Ðế từng mời họa sĩ tên là Trương Tăng Do đến vẽ hình Sư. Sư bèn lấy tay khoát nhẹ trên cửa mặt tức thì mặt Sư phân chia ra làm mười một mặt Quan Âm, diệu tướng rất đẹp, hoặc hiền từ, hoặc tôn nghiêm. Tăng Do cảm thấy hoang mang và rốt cuộc chẳng vẽ hình Sư được.

(Theo: Hội Nguyên, quyển 3.)

146. — Khó đắp tượng Lục Tổ

Nhân có vị tăng ở đất Thục tên Phương Biện đến yết kiến Lục Tồ, thưa:

– Con biết đắp tượng.

Tổ nghiêm sắc mặt nói:

– Thử đắp tượng ta xem!

Phương Biện chẳng hiểu rõ ý chỉ, liền đắp hình tượng Tổ cao bảy tấc rất khéo. Tổ xem thấy nói:

– Ông biết đắp tính tượng mà chẳng biết đắp tính Phật.

Tổ lấy y vật để tặng Biện, Biện lễ tạ mà lui.

(Theo: Truyền Đăng, quyển 5.)

147. — Chương Kỉnh vạch hư không

Thiền sư Hoài Ẩn (nối pháp Mã Tổ) ở chùa Chương Kỉnh phủ Kinh Triệu. Có vị tăng hỏi rằng:

– Pháp môn tâm địa mà Tổ sư truyền, hoặc là tâm chân như, tâm vọng tưởng, tâm phi chân phi vọng; hoặc là tâm truyền riêng ngoài giáo điển tam thừa?

Sư bảo:

– Ông thấy hư không trước mắt chăng?

– Tin biết thường ở trước mắt, mọi người tự chẳng thấy.

– Ông chớ nhận bóng dáng.

– Hòa thượng thế nào?

Sư lấy tay vạch hư không ba cái. Tăng hỏi:

– Cái nào mới đúng?

Sư bảo:

– Ông hướng về phía sau mà hiểu đi!

(Theo: Truyền Đăng, quyển 7.)

148. — Vân Môn thường chiếu “cố”

Vân Môn mỗ khi ngoảnh lại nhìn Tăng, liền nói:

– Giám! Di! (mà người ghi chép lại viết là “Cố, Giám, Di”. Thiền sư Ðức Sơn Mật sửa lại bằng cách bỏ chữ Cố, chỉ viết “Giám, Di”. Sách thiền thường dẫn chữ “Cố” để làm tụng.)

Thiền sư Bắc Tháp Tộ làm bài kệ:

                     Vân Môn “Cố, Giám” cười hi hi

                     Do dự gặp y: “Cố, Giám, Di”

                     Trương Lương trí xảo dù thế mấy

                     Ðến đấy tài năng dùng được gì!

(Theo: Nhân Thiên Nhãn Mục.)

[ Quay lại ]