headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 26/12/2024 - Ngày 26 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Bài 41 — Thiên Cái chùi rửa nhà

天 盖 浴室

Thiên Cái dục thất

侍 者 巡 鋪

Thị giả tuần phố

老 諗 四 門

Lão Thẩm tứ môn

師 備 三 句

Sư Bị tam cú

161. — Thiên Cái chùi rửa nhà

Thiền sư Sơn U ở núi Thiên Cái thuộc phủ Phượng Tường.

162. — Thị giả dạo phố xá

Triệu Châu cùng đi với thị giả Văn Viễn. Ngài bèn chỉ một miếng đất nói:

– Chỗ này rất tốt để cất một dãy nhà.

Văn Viễn liền đến bên đường đứng, nói:

– Xin đem đến cho Ngài xét!

Ngài liền vả Viễn một tát. Viễn nói:

– Ngài xét đã rõ quá rồi.

(Theo: Hội Nguyên, quyển 4.)

163. — Lão Thẩm đáp bốn cửa

Triệu Châu thượng đường nói:

– Người chính nói pháp tà, pháp tà thảy đều chính; người tà nói pháp chính, pháp chính thảy đều tà. Các ông khó thấy dễ biết. Tôi ở chỗ này dễ thấy khó biết.

Tăng hỏi:

– Thế nào là Triệu Châu?

Sư bảo:

– Cửa Ðông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc.

(Theo: Bích Nham, quyển 1.)

164. — Sư Bị nói ba câu

Ðại sư Huyền Sa Tông Nhất pháp danh Sư Bị ở Phúc Châu. Sư là người họ Tạ, quê ở huyện Mân thuộc Châu này. Sư lo đại pháp sau này khó dạy, ít gặp được bậc thượng căn, bọn người học thường dựa theo ngữ ngôn mà sinh tri giải, theo chiếu soi mất bản tông, nên Tông Nhất liền dạy ba câu quan trọng, tóm tắt đường lối tu hành của tông phái mình:

1. Hãy tự đảm đương cái sẵn có và đầy đủ, vì khắp mười phương thế giới lại không ai khác, chỉ là chính ngươi, lại bảo ai thấy ai nghe? Thảy đều do tâm vương của ông làm ra, trọn thành trí bất động. Chỉ vì thiếu sự đảm đương nên gọi là mở bày phương tiện, khiến cho ông tin có một phần chân thường lưu chú. Cùng tột xưa nay, chưa có cái nào chẳng thị, chưa có cái nào chẳng phi, nhưng câu này chỉ thành pháp bình đẳng. Vì cớ sao? Chỉ là dùng lời nói dẹp lời nói, dùng lí đuổi lí, bình thường tính tướng tiếp vật lợi sinh mà thôi. Vả lại, đối với tông chỉ còn là chỉ biết rõ trước mà chẳng biết rõ sau, gọi là một vị bình thật, là phần chứng pháp thân, chưa có câu xuất cách, chết tại dưới câu, chưa có phần tự do. Nếu biết lượng xuất cách chẳng bị tâm ma sai sử và đến trong tay bèn chuyển một cách lỗi lạc, nói là thông đại đạo chẳng rơi vào kiến giải bình thường sẵn có.

2. Xoay về nhân quả chẳng mắc vào lí bình thường nhất như, phương tiện gọi là chuyển vị hợp cơ, sinh sát tự tại, buông bắt tùy nghi, vào sinh ra tử, rộng làm lợi ích cho tất cả. Vượt khỏi cảnh sắc dục, ái kiến, phương tiện gọi là Phật tính chóng vượt ba cõi. Ðây gọi là hai lí cùng sáng, hai nghĩa cùng chiếu, chẳng bị hai bên làm động, diệu dụng hiện tiền.

3. Biết rõ gốc tính tướng đại trí, thông làm kiến giải vượt bực, tối sáng rỗng suốt, trùm khắp cõi nước như hằng sa. Một thể tính chân thật đại dụng hiện tiền, ứng hóa không ngại. Toàn dụng toàn chẳng dụng, toàn sinh toàn chẳng sinh, phương tiện gọi là cửa từ định.

(Theo: Tăng Bảo truyện, quyển 3.)

[ Quay lại ]