headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 16/04/2024 - Ngày 8 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

157 - Hoắc Sơn bốn roi mây

霍 山 四 藤

Hoắc Sơn tứ đằng

洛 普 隻 箭

Lạc Phổ chích tiễn

端 設 祖 堂

Ðoan thiết Tổ đường

鑒 拆 佛 殿

Giám sách Phật điện

627. — Hoắc Sơn bốn roi mây

Thiền sư Hoắc Sơn Cảnh Thông ban đầu tham vấn Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn khép mắt ngồi yên. Sư nói: “Như thị, như thị, 28 vị Tổ Ấn Ðộ cũng như thị, 6 vị Tổ Trung Hoa cũng như thị, Hòa thượng cũng như thị, Cảnh Thông cũng như thị”. Nói xong, Sư co một chân bên phải lên rồi đứng đấy.

Ngưỡng Sơn đứng dậy đánh Sư bốn cây roi mây. Nhân việc này, Sư tự xưng là “Tập Vân phong hạ tứ đằng điều, thiên hạ Ðại thiền phật” (Ðại thiền Phật ở trong nước, bị ăn bốn cây roi mây tại núi Tập Vân).

(Theo: Truyền Đăng lục. )

628. — Lạc Phổ một mũi tên

Thiền sư Nguyên An ở núi Lạc Phổ ban đầu hỏi đạo ở Thúy Vi, Lâm Tế. Lâm Tế thường ở trước đại chúng nói lời hay đẹp rằng: “Dưới cửa Lâm Tế có một mũi tên, ai dám bắt tên?”.

(Theo: Truyền Đăng lục.)

629. — Ðoan lập ra Tổ đường

Trong bài tựa sách Tổ Đường Cương Kỉ của Thiền sư Bạch Vân Ðoan có ghi: “ Ðạo của ta hưng thịnh ở xứ này, phép tắc của Sư tổ Bồ đề Ðạt Ma là cốt sao sáng lập chế độ Thiền Lâm. Kỉ luật của Ðại Trí Bách Trượng là làm sao chứng thực việc này cho mọi người cùng biết, nhưng ngặt vì Tổ đường trong thiên hạ, mỗi nơi đều lấy các vị khai sơn lần lượt truyền thừa làm Tổ của họ, mà không còn nhớ đến vị cao nhất là Tông là Tổ đã truyền trì cho những vị ấy nữa? Than ôi! Cho đến 500 năm sau ngài Ðạt Ma mới ảnh hưởng tới bậc anh tài của các nhà. Há chẳng biết tính tức là Thánh. Vì sao trọn tự lấy tính cho là bùn đất của Thánh! Thế nên sau Tổ Thiếu Lâm, trong khoảng khảy móng tay chẳng mượn văn tự, nói nín, có không, rõ ràng quên chỗ được mà tự được trở về cội gốc. Hơn nữa, người xưa dù ở hang ở lỗ nhưng lại lấy pháp làm hơn, đặc biệt lấy làm thú vị mà không lo nghĩ. Hôm nay những điều mà Thiền sư Ðại Trí lo nghĩ đến đã lan rộng đến phép tắc của Thiền Lâm. Thế nên, tính tự nhiên là phong cách của Thiếu Lâm, đến nay dung hòa với mọi người. Tôi muốn Tổ đường trong thiên hạ lấy hai ngài Ðạt Ma và Ðại Trí đặt đúng địa vị để làm người khai sơn truyền thừa. Càng quí hơn nữa, nếu tôn hai ngài làm Thủy tổ thì chính là đem về vị trí xứng đáng của hai ngài. Há chẳng đúng ư?

La Hồ Dã Lục ghi: “Thiền sư Thiệu Long trụ Hổ Khâu giải thích câu chuyện Hòa thượng Bạch Vân Ðoan lập Tổ đường v.v… Bạch Vân đem Bách Trượng phối hợp với Ðạt Ma và có lời nghị luận hay đẹp, hợp với lẽ phải, có thể bảo ngài là người biết nguồn gốc vậy”.

630. 殿 — Giám dỡ bỏ điện phật

Thiền sư Ðức Sơn Kiến Tính húy Tuyên Giám nối pháp ngài Long Ðàm. Mỗi khi trụ trì một tự viện nào, Sư liền dỡ bỏ điện Phật, chỉ để lại Pháp đường mà thôi.

Tán viết: “Chỗ gọi rằng người dỡ bỏ điện Phật là Thiền sư kiệt xuất chẳng hợp với tình người. Tuy ông ta tôn trọng Phật, song chẳng phải như các Tọa chủ khác chuộng gấm vóc, mến phồn hoa.

(Theo: Chính Tông Tán.)

[ Quay lại ]