headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 25/12/2024 - Ngày 25 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

155 - Bách Trượng lập Thiền viện

百 丈 禪 居

Bách Trượng thiền cư

大 覺 蒙 堂

Ðại Giác Mông đường

德 用 大 碗

Ðức Dụng đại oản

自 寶 生 薑

Tự Bảo sinh khương

619. — Bách Trượng lập Thiền viện

Thiền sư Ðại Trí ở núi Bách Trượng cho rằng từ Thiếu Thất đến Tào Khê, phần lớn các Thiền tăng sống trong các luật viện. Tuy bảo rằng ở viện riêng nhưng đối với việc thuyết pháp, trụ trì vẫn chưa phù hợp với qui củ.

Khi ấy, ngài mới có sáng kiến lập Thiền viện riêng biệt. Qui chế Thiền viện:

– Hễ người nào có đạo nhãn, đức độ thì được tôn là Trưởng lão.

– Ai đã là Hóa chủ thì được ở trong phương trượng. Ðây là một ngôi nhà nhỏ vuông vắn, diện tích: chín mét vuông cùng tên với thất của ngài Tịnh Danh, chẳng phải là nhà riêng để nghỉ ngơi.

- Chẳng xây Phật điện, chỉ dựng Pháp đường để biểu thị việc đích thân Phật Tổ truyền trao cho người được thời đại ấy tôn sùng.

– Bảo bọc người học đạo, không luận nhiều hay ít, cao hay thấp đều được cho vào Tăng đường.

– Căn cứ vào tuổi hạ mà sắp xếp vị trí chư tăng trong các liêu xá. Mỗi liêu có một vị đứng đầu để quản lí công việc, mục đích giúp chư tăng biết nhiệm vụ của họ đối với một điện đường trong Thiền viện.

Thiền môn có nếp sinh hoạt riêng bắt đầu kể từ ngài Bách Trượng.

620. — Ðại Giác lập Mông đường

Thuở xưa, Thiền sư Ðại Giác Liễn có lần dọn dẹp một căn nhà chỉ kê bốn cái giường rồi mời bốn người bạn (cùng liêu, đã tham học với Tiềm Công) cùng ở chung trong đó. Họ là: Cửu Phong, Thiều Công, Phật Quốc, Bạch Công. Bên ngoài Sư treo bảng đề: “Mông đường”.

Từ đó về sau trong Thiền Lâm đều bắt chước theo Sư. Chỉ có ngài Bách Trượng lập thanh qui cho các Thiền viện tập họp chư tăng lại nơi Vân đường để ăn uống, ngủ nghỉ; còn Mông đường thì do Ðại Giác vì người hiền mà đặt thêm. Nếu chẳng phải là bậc đạo cao đức trọng thì không dễ gì ở được.

(Theo: Viên Am tập A-dục vương sơn mông đường kí.)

  • Mông đường: Liêu xá dành cho các vị Tri sự an dưỡng sau khi mãn chức vụ trong các tự viện Thiền tông có qui mô lớn. Mông có nghĩa là tĩnh dưỡng.

621. — Ðức Dụng cái chén to

Trong quyển Thiền Môn Cảnh Huấn (của Thiền sư Ðức Dụng ở Song Lâm thuộc Vụ Châu) có ghi:

Tuyết Ðường nói:

- Lúc Cao Am trụ Vân Cư, có người cháu là Ðức Dụng làm Giám tự. Tính tình của Ðức Dụng rất kiệm ước, một giọt dầu của thường trụ cũng chẳng phí phạm. Tuy bản thân tiết kiệm nhưng lại hào phóng đối với người khác. Tiếp hóa Thiền tăng các nơi không bao giờ lộ vẻ mệt mỏi.

Một hôm Cao Am gặp Sư, liền nói:

– Giám tự dụng tâm bền chắc khó được lại cần phải coi sóc vật của thường trụ, chớ để sót mất.

Ðức Dụng nói:

– Trường hợp con mà làm mất còn là lỗi nhỏ. Nếu như Hòa thượng tôn hiền đãi sĩ, có tâm hồn độ lượng mà chẳng hỏi duyên cớ nhỏ nhiệm mới thật là có đức lớn.

Cao Am nghe Sư nói, cười nhẹ rồi thôi. Từ sự kiện này nên tùng lâm gọi Sư là Dụng đại oản (Dụng chén to).

(Theo: Phổ Đăng lục. Còn theo Hư Ðường Lục thì Dụng Ðô tự chẳng xài hao một giọt dầu của thường trụ, còn mua một chén dầu lớn để cúng dường chư tăng).

622. — Tự Bảo bán gừng sống

Thiền sư Ðộng Sơn Bảo nối pháp Hòa thượng Ngũ Tổ Giới, vốn là người liêm cẩn. Có lần Hòa thượng Giới bị bệnh, sai một tịnh nhân đến kho lấy gừng sống để sắc thuốc. Lúc ấy, Tự Bảo đang làm thủ khố liền quát tịnh nhân. Ông này liền báo lại với Hòa thượng. Giới bảo đem tiền xuống kho mua gừng. Lúc ấy Bảo mới lấy gừng đưa cho. Về sau ở chùa Ðộng Sơn thuộc Quân Châu thiếu người trụ trì, Quận thú liền gởi thư nhờ Tổ tiến cử cho một người. Giới nói:

– Gã bán gừng sống trụ trì nơi ấy được.

Tổ liền phái Sư đến trụ Ðộng Sơn để hoằng pháp. Từ đó, trong tùng lâm có tên gọi Bảo sinh khương (Bảo gừng sống).

(Theo: Ðại Huệ Võ Khố.)

[ Quay lại ]