headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 22/12/2024 - Ngày 22 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

THIỀN SƯ SĨ KHUÊ TRÚC AM

Ở Long Tường

 

Sư con nhà họ Sử ở Thành đô. Buổi đầu Sư nương thầy Tông Nhã ở chùa Đại Từ, tâm say Lăng Nghiêm trải qua năm năm. Sư dạo đi phương Nam yết kiến các hàng tôn túc rồi mới đến Long Môn. Sư đem chỗ bình thường sở đắc bạch Phật Nhãn. Phật Nhãn bảo: - Ông hiểu tâm đã tột, chỉ thiếu gắng sức mở mắt thôi. Sư bèn vào nhà ban chức sự.

Một hôm Sư đứng hầu hỏi rằng: - Khi tuyệt đối đãi thì thế nào?

Xem tiếp...

THIỀN SƯ THỦ TUẦN PHẬT ĐĂNG

Ở Hà Sơn

Sư con nhà họ Thí quê ở Quận Chi. Trước đến tham vấn Thiền sư Anh ở Quảng Giám mà không khế hội, Sư sang chùa Thái Bình theo chúng thưa hỏi vẫn không có chỗ vào. Sư bèn cột cái chăn lại thệ rằng: - Đời này nếu không triệt, thề chẳng trải cái chăn này.

Xem tiếp...

THIỀN SƯ TRÍ TÀI

Ở Long Nha


Sư con nhà họ Thí, quê ở Thơ Châu. Còn trẻ đã hầu hạ ở pháp tịch Phật Giám, làm công tác chă?g từ khó khăn, tiếng vang cả tùng lâm.


*

Sư du phương đến Hoàng Long, gặp Thiền sư Tử Tâm ở tam môn, hỏi: - Từ đâu đến?

Xem tiếp...

THIỀN SƯ TÂM ĐẠO

Ở Văn-thù phủ Thường Đức

 Sư con nhà họ Từ, quê ở My Châu. Năm ba mươi tuổi được độ làm Tăng, Sư đến Thành đô học tập Duy thức tự cho là tột cùng. Có vị Tăng đồng chùa hỏi: - ? Ba cõi duy tâm, muôn pháp duy thức, nay vạn tượng trước mắt rõ ràng, tâm thức ở đâu ?

Xem tiếp...

THIỀN SƯ HUỆ VIỄN HẠT ĐƯỜNG LINH ẨN

Phủ Lâm An

Sư họ Bành, quê ở trấn Kim Lưu My Sơn. Năm 13 tuổi, Sư theo tăng Tông Biện viện Dược Sư xuất gia. Sau đó đến Thành đô học kinh luận. Sư lại trở về Nga My tại chùa Vân Nham, là nơi Thiền sư Trưng trụ trì. Thiền sư Trưng là cháu đời thứ tư của Thiền sư Huệ Nam Hoàng Long, tri kiến khá cao. Sư mới vào cửa gặp Trưng thọ trai xong đi dạo hành lang chùa. Vừa gặp, Sư liền để túi vải xuống hỏi: - Văn-thù là thầy bảy đức Phật, chưa biết người nào là thầy Văn-thù?

Xem tiếp...

THIỀN SƯ TỔ GIÁC HOA NGHIÊM TRUNG NHAM

Sư họ Dương, quê ở Gia Châu, thuở nhỏ thông minh sách sử qua mắt thành tụng, viết sách bài Phật giáo. Bỗng thấy ác cảnh hiện, Sư liền hối cải đi xuất gia. Sư nương theo Thiền sư Năng ở Huệ Mục, chưa bao lâu bị bệnh ung thư ở đầu gối, năm năm mà trị chẳng lành. Nhân Sư viết Hoa Nghiêm Hiệp Luận xong, ban đêm mộng thấy điềm lạ, sáng ra bỏ gậy đi bộ

Xem tiếp...

THIỀN SƯ AN DÂN MẬT ẤN

Ở Hoa Tạng


Sư họ Chu quê ở phủ Gia Định. Buổi đầu Sư giảng kinh Lăng Nghiêm ở Thành đô, là bậc được trọng vọng trong hàng nghĩa học. Khi ấy Viên Ngộ ở Chiêu Giác, Sư cùng Thiền sư Thắng kết bạn cùng đi đến.

*

Sư nghe Viên Ngộ tiểu tham nhắc: - Việc Quốc sư ba phen gọi thị giả. Triệu Châu niêm rằng: Như người viết chữ trong tối, chữ tuy chẳng thành văn thể đã bày. Trong kia chỗ nào là văn thể đã bày ?


Xem tiếp...

THIỀN SƯ PHÁP THỚI PHẬT TÁNH

Ở Đại Qui


Sư họ Lý, người đất Thục, thuở nhỏ chuyên nghiệp Nho, văn chương nổi tiếng. Bỗng Sư chán tục xuất gia thọ giới cụ túc. Sư dạo khắp các tùng lâm thân cận các bậc kỳ túc. Nơi Ngũ gia tông phái, Sư khéo được gia phong, riêng ở Viên Ngộ, Sư nhận được tủy. Khi Viên Ngộ ở Đạo Lâm, Tương Sơn đều cử Sư làm Thủ tọa. Sau Sư nhận khai pháp ở Đức Sơn.

Xem tiếp...

THIỀN SƯ ĐOAN DỤ PHẬT TRÍ

Ở Dục Vương

Sư họ Tiền, quê phủ Thiệu Hưng. Từ khi được yếu chỉ nơi Thiền sư Viên Ngộ khắp trụ các ngôi chùa to. Ban đầu Sư phụng chiếu trụ Cảnh Sơn, vua ban hiệu Phật Trí Đại sư. Kế Sư dời trụ chùa Dục Vương.

Xem tiếp...

THIỀN SƯ THIỆU LONG

Ở Hổ Khưu phủ Bình Giang

Sư quê ở Hàm Sơn, chín tuổi đã từ cha mẹ vào viện Phật Huệ, trải sáu năm được độ làm Tăng thọ giới cụ túc. Sau năm năm, Sư đến yết kiến Tín Công ở Trường Lô được chút ít mùi vị. Có người đem lời Viên Ngộ đến cho Sư nghe. Sư than: Tưởng đến me liền chảy nước miếng, tuy chưa được nếm vào miệng nuốt vào bao tử, đã làm cho người thích thú, chỉ hận chưa được nghe tiếng ho hen thôi. Sư bèn đến Bảo Phong nương với Trạm Đường, rồi làm khách thưa hỏi Thiền sư Tử Tâm ở Hoàng Long, sau mới đến Viên Ngộ.

Xem tiếp...