headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 29/03/2024 - Ngày 20 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Bài 129 — Phật Quả bảo súc miệng

佛 果 漱 口

Phật Quả thấu khẩu

婆 子 點 心

Bà tử điểm tâm

蠱 毒 之 鄉

Cổ độc chi hương

荊 棘 之 林

Kinh cức chi lâm

515. — Phật Quả bảo súc miệng

Không có chú giải (DG)

516. — Bà già hỏi điểm tâm

Ðức Sơn là người xứ Giản Châu, con nhà họ Chu, xuất gia từ thuở bé. Năm hai mươi tuổi thụ giới Cụ túc, nghiên cứu tạng Luật tinh tường. Ðối với các kinh thuộc về tính tướng đều hiểu suốt được chỉ thú, thường giảng kinh Kim Cang, người thuở ấy gọi Sư là Chu Kim Cang. Sư từng bảo với người đồng học:

– Một sợi lông nuốt bể cả, tính bể không thiếu. Một hạt cải để trên đầu sợi lông, cõi cõi chẳng động. Học cùng không học, chỉ có ta biết thôi!

Sau, nghe các Thiền hội ở phương Nam quá hưng thịnh, Sư rất bất bình nên nói:

– Có người xuất gia khi còn trẻ ngàn kiếp học oai nghi Phật, muôn kiếp học tế hạnh Phật còn chẳng được thành Phật. Ma quỉ phương Nam sao dám nói “Chỉ thẳng tâm người thấy tính thành Phật?”. Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng để báo đáp ân đức chư Phật.

Sư liền quải gánh Thanh Long Sớ Sao ra khỏi xứ Thục (Tứ Xuyên) đi đến Lễ Dương. Trên đường gặp một bà bán bánh, nhân đó Sư có ý muốn mua bánh điểm tâm. Bà già chỉ cái gánh, hỏi:

– Cái này chữ nghĩa gì?

– Thanh Long sớ sao!

– Giảng kinh gì?

– Kinh Kim Cang.

Bà già nói:

– Tôi có một câu hỏi, nếu ông đáp được tôi sẽ cúng dường cho một bữa điểm tâm, nếu chẳng đáp được hãy đi nơi khác. Kinh Kim Cang nói: “Tâm quá khứ chẳng thể được, tâm hiện tại chẳng thể được, tâm vị lai chẳng thể được”, chẳng biết Thượng tọa điểm tâm nào.

Sư không đáp được, liền đi qua Long Ðàm.

(Theo: Truyền Đăng, quyển 15.)

517. — Thôn làng nhiều sâu độc

Tăng hỏi Tào Sơn:

– Học nhân trong mười hai thời làm sao bảo nhậm?

Tào Sơn đáp:

– Như người đi qua cái làng có nhiều sâu độc, một giọt nước cũng chẳng được thấm môi.

(Theo: Truyền Đăng, quyển 17.)

518. — Cánh rừng đầy gai góc

Tăng hỏi Dược Sơn:

– Lúc học nhân muốn về quê thì thế nào?

– Cha mẹ của ông thân xác đã thối nát nằm ở trong rừng gai góc. Ông đi về chỗ nào?

– Thế ấy thì chẳng trở về vậy!

Sơn nói:

– Ông lại cần trở về chứ! Nếu ông trở về quê, ta sẽ giúp cho ông phương pháp không cần lương thực để đi đường.

– Xin mời Hòa thượng bố thí cho.

Sơn bảo:

– Hai thời lên quá đường, chẳng được cắn bể một hạt gạo.

(Theo: Hội Nguyên, quyển 15.)

[ Quay lại ]