headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 25/04/2024 - Ngày 17 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Bài 19 — Kính Sơn đáp trùng nhỏ

徑 山 蟭 螟

Kính Sơn tiêu minh

地 藏 鸚 鵡

Ðịa Tạng anh vũ

石 霜 侍 師

Thạch Sương thị sư

慈 覺 養 母

Từ Giác dưỡng mẫu

73. — Kính Sơn đáp trùng nhỏ

Thiền sư Kính Sơn Hồng Yên ở Hàng Châu (là Tổ thứ ba Tông Qui Ngưỡng ở chùa Kính Sơn, nối pháp Qui Sơn).

Tăng hỏi Sư:

– Thế nào là dài?

– Ngàn Thánh không lường được.

– Thế nào là ngắn?

– Trong mắt của con trùng nhỏ chứa chẳng hết.

Vị tăng ấy chẳng chịu, liền đi đến chỗ Thạch Sương và thuật lại chuyện ấy. Thạch Sương nói:

– Chỉ là rất gần cái thật.

Tăng hỏi:

– Thế nào là dài?

– Chẳng quanh co.

– Thế nào là ngắn?

– Trong bàn cờ tướng chẳng vội ăn thua.

(Theo: Truyền Đăng, quyển 11.)

  • Tiêu minh: vốn là một thứ trùng rất nhỏ làm tổ trên lông mi mắt của con ruồi.

74. — Ðịa Tạng hỏi con vẹt

Thiền sư Quế Sâm ở viện La Hán, thuộc Chương Châu (nối pháp Huyền Sa). Chương Mục Vương Công đến Thạch Sơn, thuộc phía Tây thành Mân, lập tịnh xá để tên là viện Ðịa Tạng, xong mời Sư trụ trì. Sư ở đây trải qua mười hai năm. Sau, Sư dời về viện La Hán ở Chương Châu xiển dương huyền yếu. Ðồ chúng đến tụ họp, Sư hỏi một vị tăng:

– Từ đâu đến?

– Từ Thái Châu đến.

– Ðem vật gì đến?

– Chẳng đem được vật gì cả!

– Ông vì sao nói dối đại chúng?

Vị tăng ấy không đáp được. Sư lại hỏi:

– Thái Châu há không phải là chim vẹt đó sao?

– Chim vẹt bay ra khỏi Lũng Tây.

– Cũng tàm tạm!

75. — Thạch Sương hầu hạ thầy

Thiền sư Khánh Chư ở núi Thạch Sương, Ðàm Châu (nối pháp Ðạo Ngô). Vào lúc Ðạo Ngô sắp thị tịch, đồ chúng ở đấy có khoảng năm trăm người, trong đó Sư là người chính thức thừa kế Ðạo Ngô. Mỗi ngày, Sư siêng năng đích thân đến hầu hạ Ðạo Ngô, đúng theo lễ thờ Thầy.

(Theo: Truyền Đăng, quyển 15.)

76. — Từ Giác nuôi dưỡng mẹ

Thiền sư Tông Trách hiệu Từ Giác, người Tương Dương. Cha mất sớm, được mẹ là Trần thị nuôi dưỡng. Tuổi trẻ theo nghiệp Nho. Năm hai mươi chín tuổi, sư đến ngài Pháp Tú ở Trường Lô xin xuất gia, tham thông huyền lý. Sư rước mẹ về Đông thất ở phương trượng, khuyên mẹ cạo tóc xuất gia. Ngoài việc phụng dưỡng, sư còn khuyên mẹ niệm. Về sau bà không bệnh mà qua đời. Sư còn soạn Khuyến Hiếu Văn lưu hành ở đời.

[ Quay lại ]