KHỔ ĐẾ_5
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 19 Tháng bẩy 2015 13:24
KHỔ ĐẾ - Phần 5/5 TỨ DIỆU ĐẾ HT. Thích Thiện Hoa |
DUKKHA ARIYA SACCA_Part 5/5 QUATRE NOBLES VERITES Grand Vén. Thích Thiện Hoa Extrait du Bouddhisme Fondamental |
III.- ĐỨC PHẬT NÊU RÕ NHỮNG NỖI KHỔ ẤY ĐỂ LÀM GÌ ? Có người sẽ băn khoăn, thắc mắc tự hỏi: Đức Phật nêu lên một cách rốt ráo những nỗi khổ của thế gian để làm gì ? Cuộc đời đã đau khổ như thế, thì nên che dấu bớt đi chừng nào hay chừng ấy, chứ sao lại lột trần nó ra làm gì cho người ta càng thêm đau khổ? Những nỗi khổ mà đức Phật nói ra ở trên là những nổi khổ căn bản, không ai tránh khỏi được. Sống tất phải gặp chúng. Có ai không ốm, không già, không chết ? Có ai suốt đời không gặp chia ly với người thân thuộc, không bị chung sống với những kẻ thù nghịch? Có ai đạt được tất cả những điều mình mong ước ? Cho nên dù có muốn tạo ra một ảo tưởng đẹp đẽ về cuộc đời để sống cho yên ổn, thì ảo tưởng ấy, sớm hay muộn gì cũng sẽ bị thực tế phũ phàng xé tan đi mất! Và khi ấy, cuộc thế trần truồng, xấu xí, ghê tởm sẽ hiện ra một cách vô cùng đột ngột, trước mắt những kẻ thường quen sống trong ảo tưởng đẹp đẽ. Bấy giờ những kẻ thiếu chuẩn bị để sống một cuộc sống đau khổ, sẽ hoảng lên, vô cùng tuyệt vọng và có nhiều khi không đủ can đảm để sống nữa.
Tỷ như nhà nông, biết bổn phận mình là phải vất vả với nghề cày sâu cuốc bẫm, tay lấm chân bùn, mới có lúa gạo để sống, nên gặp cảnh mưa tuôn, nắng táp cũng không nao núng chút nào. Trái lại, một kẻ quyền quí, quen sống trong nhung lụa, trong cảnh đền đài nguy nga, rủi gặp thời cuộc hỗn loạn, đổi thay bất ngờ, đâm ra kinh hãi và liều mình tự tử. 3.- GẮNG SỨC TU HÀNH ĐỂ THOÁT KHỔ Khi đã biết thân người nhiều khổ và cảnh Ta Bà ít vui, con người mới mong ước được thoát ly ra khỏi cảnh giới đen tối của mình và sống ở một cảnh giới tốt đẹp hơn. Cũng như lũ trẻ đang chơi mê mẩn trong cảnh nhà đang cháy, may nhờ đấng cha lành báo động, chúng mới biết và gấp rút tìm đường thoát ra. IV.- BIẾT KHỔ PHẢI TÌM NGUYÊN NHÂN SANH RA KHỔ ĐỂ DIỆT TRỪ Chúng ta đã được đức Phật từ bi chỉ rõ cho thấy rằng cõi Ta Bà này, cũng như tam giới đều là biển khổ. Tiếc vì chúng sinh mê muội, lấy khổ làm vui mà không tự biết, nên phải bị trầm luân.
Nay chúng ta đã biết rõ mặt thật xấu xí của đời rồi, đã biết nó là một biển khổ mênh mông luôn luôn dậy sóng, thì ta phải nhàm chán nó, xa lánh nó. Biết khổ để tìm cách thoát ly, chứ không phải biết khổ để rồi chán đời, nản chí, buông xuôi tay ngồi khóc than. Nhưng làm thế nào để thoát ly nó, nếu chúng ta chưa rõ biết ngành ngọn, đường đi nước bước, chưa biết rõ vì đâu phát sinh đau khổ? Nhà lương y giỏi muốn trừ bênh, phải tìm căn nguyên của bệnh. Một viên tướng giỏi muôn trừ diệt tận gốc bọn phiến loạn, phải cho điều tra kỹ lưỡng sào huyệt, tổng hành dinh của chúng ở đâu, nhiên hậu mới có thể bao vây, đánh bắt chúng nó đầu hàng một cách dễ dàng. Cũng vậy, biết khổ chưa đủ để diệt khổ. Muốn diệt khổ tận gốc phải tìm nguyên nhân phát sanh ra khổ.
|
III .- POURQUOI LE BOUDDHA VEUT-IL METTRE EN ÉVIDENCE TOUTES CES SOUFFRANCES? Ne serait-ce pas mieux de créer une belle illusion de la vie afin de la vivre en paix? Le petit enfant vit de manière insouciante et tranquille dans le bonheur, car il ne connait rien de la souffrance de la vie. Pourquoi n'essaierions nous pas de faire de même, en ne cherchant pas à connaitre les souffrances de la vie, afin de vivre une vie plus heureuse? En ce qui concerne le questionnement ci-dessus, à première vue, il a du sens, mais en analysant plus profondément, on va se rendre compte que tout cela est bien superficiel. Le Bouddha n'est pas aussi insensible en dévoilant les souffrances fondamentales de la vie, il le fait plutôt par compassion. En fait, Il veut nous montrer la souffrance du monde pour mieux appréhender les principaux avantages suivants :
1.– FACE A DES SITUATIONS TERRIBLES Existe-t-il quelqu'un qui ne tombe pas malade, qui ne vieillisse pas, qui ne meurt pas? Existe-t-il quelqu'un qui ne sera jamais confronté à la séparation d’avec un proche ou ne devra jamais cohabiter avec son ennemi? Existe-t-il quelqu'un qui a déjà pu atteindre toutes les choses dont il rêvait? C'est pourquoi, même si nous souhaitons nous créer une belle illusion de la vie pour vivre plus paisiblement, cette illusion sera, tôt ou tard, balayée par la brutalité de la réalité! Alors à ce moment-là, c'est un monde nu, laid et dégoûtant qui apparaitra brutalement aux yeux de ceux qui ont eu l'habitude de vivre dans l'illusion. De ce fait, ceux qui ne se sont pas préparé à vivre une vie de souffrance vont paniquer, être extrêmement déçus et parfois n'auront plus la force de continuer à vivre. En revanche, si nous savons qu'il existe beaucoup de souffrance en ce monde, alors en nous retrouvant devant elle, notre esprit sera capable de contenir une éventuelle terreur ou un bouleversement psychologique, et cherchera calmement une solution pour se libérer. Prenons par exemple les agriculteurs qui connaissent bien leur devoir, à savoir travailler péniblement dans les champs afin de pouvoir récolter du riz. Lorsqu'ils sont confrontés à des pluies torrentielles ou à de rudes soleils, ils y font face avec ardeur. En revanche, dans le cas d'un noble habitué à vivre dans la richesse et dans un somptueux château, lorsqu'il est confronté à des situations bouleversantes inattendues, il risque d'être terrifié et de tenter de se suicider. 2 .– PAS DE DESIR EXCESSIF, DONC PAS DE SITUATION DE DOMINANCE Lorsque nous savons que la vie est faite de peu de plaisirs et de beaucoup de souffrances et que nos plus grands désirs pourront devenir nos plus grandes souffrances, alors nous réfrénons nos désirs et apprenons à gérer "l’Autosuffisance". Par conséquent, nous ne nous retrouvons pas dans une situation de dominance, nous ne seront pas entraînés par les vagues mondaines vers les abîmes de souffrance de ce monde Sahā. Comme un sage en captivité qui recherche une solution pour s'échapper de sa prison, et non comme un idiot écroué qui ne pense qu'à se battre avec les autres pour avoir sa portion de riz ou de soupe, et oublie qu'il sera exécuté s'il ne trouve pas le moyen d'échapper à sa prison. Ayant su que la vie porte beaucoup de germes de souffrance et que le monde Sahā comporte peu de vraie joie, l’humain sera disposé à prendre des mesures afin de s’échapper Comme des enfants absorbés par leur jeu dans une maison en feu, sauvés par leur bon père qui les alarme pour qu'ils puissent se rendre compte de la situation et s’échapper. IV.- BIEN RECHERCHER LA SOURCE DE LA SOUFFRANCE AFIN DE L'ERADIQUER Le Bouddha nous a montré clairement par compassion que le monde Sahā ainsi que les Trois Mondes s’apparentent à des océans de souffrance. Le Sutra du Lotus dit : « Pas de paix dans ces Trois Mondes qui ressemblent à une maison en feu ». Malheureusement, l'être humain dans son ignorance, en prenant inconsciemment sa souffrance pour la jouissance, se condamne à errer dans le monde de Saṃsāra. Maintenant que nous savons que le mauvais côté de la vie est un vaste océan de souffrance toujours en agitation, il nous faut apprendre à nous en lasser et à le quitter. Reconnaissant la souffrance, l’on est apte à chercher des solutions pour y échapper, et non pas à se retrouver blasé, découragé, ou à se laisser à l’abandon et se lamenter. Mais comment faire pour y échapper si nous ne connaissons pas encore l’origine des souffrances et ses issues de sortie? Un bon médecin, pour guérir une maladie, doit bien diagnostiquer cette maladie. Un bon général qui veut exterminer tous les rebelles, doit enquêter de manière approfondie sur leur tanière et leur siège afin de pouvoir les encercler et les capturer facilement. De même, connaître la souffrance ne suffit pas pour l’enrayer. Pour bien déterrer les racines de la souffrance, il faut bien connaître ses sources et sa formation. Le Bouddha avait déjà expliqué au 2ème Chapitre des Quatre Nobles Vérités les sources de souffrance que le lecteur pourra lire dans le 3ème Chapitre de ce livre.
La traduction de ce passage a été assurée par Monsieur Trí Toàn Thoát. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.
|