headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

HÌNH ẢNH TVTL CHÁNH GIÁC - NHỮNG NGÀY ĐẦU

Một số hình ảnh TVTL Chánh Giác những ngày đầu (04/12/2011)

GIỚI THIỆU TRƯỚC NGÀY LỄ ĐẶT ĐÁ TVTL CHÁNH GIÁC

 

GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC NGÀY LỄ ĐẶT ĐÁ XD THIỀN VIỆN TRÚC LÂM CHÁNH GIÁC

 luanhoi

Một sự kiện trọng đại có thể xem là ngày kết tinh của bao tâm nguyện, lòng khát ngưỡng của đông đảo Phật Tử ở trong và ngoài nước. không chỉ đối với những người hâm mộ và tu tập theo Thiền Tông Việt Nam do hòa thượng tôn sư thượng Thanh hạ Từ chủ trương, mà còn là niềm hân hoan vui mừng của tất cả những người con phật trong tỉnh Tiền Giang nói riêng và miền Tây nói chung. sự kiện trọng thể này chính là hoa trái đầu mùa ở miền Tây mà hàng môn hạ đệ tử của Hòa Thượng Trúc Lâm kính dâng lên Ngài, biểu hiện lòng hiếu kính đối với bậc Tôn Sư. Tâm nguyện của ngài về việc xây dựng mới một ngôi thiền viện thuộc hệ phái Trúc Lâm Yên Tử ở miền Tây giờ đây đã bắt đầu được hình thành.

Ngay những ngày cuối năm 2011, sau những nỗ lực vượt qua mọi trở ngại ban đầu của quý thầy đi tiền trạm, ngày 03 tháng 12 năm 2011, Thầy Trụ Trì Trúc Lâm Đà Lạt đã chấp thuận cho một đoàn gồm 10 Thầy, phát tâm đi xây dựng Thiền viện Trúc Lâm chi nhánh Tiền Giang.

Thời gian đầu, quý Thầy ở tạm trong nhà của các Phật tử địa phương trong khu dân cư. Công việc duy nhất của chư tăng trong những ngày này là phát hoang, dọn dẹp mặt bằng để gấp rút làm lán trại tạm trên khu đất thiền viện cho chư tăng ở. Do khu đất còn chìm ngập trong nước (hơn 1m), quý thầy phải trầm mình dưới nước để đốn tràm, dọn thực phủ để phát hoang mặt bằng. Tất cả đều quần quật làm việc dưới cái nắng như đổ lửa cộng them hơi phèn nóng bức. Chỉ một thời gian ngắn ai nấy đều đen nhẻm như hòn than! (Nhưng nụ cười vẫn luôn rạng rỡ trên môi.)

Tân Phước là huyện vùng xa thuộc tỉnh Tiền Giang được thành lập từ năm 1994. Do phần lớn diện tích nằm trên phần trũng của vùng Đồng Tháp Mười nên đất đai bị nhiễm phèn rất nặng, hàng năm có 6 tháng khô và 6 tháng nước. Đến mùa nước nổi thì chìm ngập mênh mông, chỉ di chuyển được bằng xuồng, ghe. Vùng đất hoang hóa nơi đây chỉ toàn là tràm dày đặc, mù mịt nên được mệnh danh là Tràm Mù. Nơi đây còn một khu vực rộng lớn cả hàng nghìn hecta được bảo tồn khá tốt với hệ thực vật điển hình như các loại cây tràm, cà na, bình bát, năn, bàng. Hệ động vật cũng rất phong phú với các loại chim như cò, le le, vịt trời , cá đồng, rắn, rùa, trăn ... Điều đặc biệt là khu vực sinh thái hoang sơ này chỉ cách đô thị lớn nhất nước (TP.HCM) chỉ khoảng hơn 90km.

Khu đất xây dựng Thiền Viện cách lộ Tràm Mù (tỉnh lộ ĐT867) hơn 500m, Thiền viện có 3 mặt (Tây, Nam, Bắc) giáp kênh, mặt phía Đông còn cách con kênh đào 300m, nên cũng xem như là một ốc đảo giữa đồng hoang. Do vậy, việc thi công con đường vào Thiền viện là việc làm cấp thiết trong lúc này. Trên đoạn đường này phải làm một cây cầu bê tông có tải trọng 13 tấn để bắc qua Kênh 500 (rộng 36m).

Do toàn bộ diện tích nằm trên phần trũng, thấp hơn mặt đường từ 2,5 - 3m, nước ngập mênh mông, vì vậy phải làm đê bao chung quanh cao 3,7m để bơm cát vào cho đến khi mặt bằng xây dựng cao hơn 3m. Với chiều dài 2200m, phải cần 109.890m3 đất để đắp, một khối lượng đất khổng lồ!

Khối lượng cát lấp cũng nhiều không kém, ước tính lượng cát để san lấp khu vực trọng yếu phục vụ cho lễ đặt đá và việc thi công xây dựng giai đoạn 1 (gồm tuyến đường từ lộ Tràm Mù vào đến cổng chính; 1 bãi đậu xe; khu Chánh điện tạm; khu vực làm lễ đài), vào khoảng hơn 100 ngàn mét khối. Bên cạnh đó, phải lắp đặt toàn bộ hệ thống điện, nước để phục vụ cho sinh hoạt và thi công công trình, xây dựng và lắp đặt các khu nhà tạm (bao gồm: Chánh Điện, thất Thầy Trụ Trì, Nhà Tăng, Trai Đường, Nhà ở cư sĩ Nam, Nhà Bếp, Nhà Kho, Nhà ở cư sĩ Nữ), khu nhà vệ sinh (40 cái). Toàn bộ các công tác này phải được thực hiện trong vòng 100 ngày!

Lực lượng chư Tăng chỉ vỏn vẹn 15 thầy, phải căng ra vừa chỉ đạo vừa trực tiếp làm cả ngày lẫn đêm. Thầy Trụ Trì thường xuyên có mặt để động viên, khuyến tấn chư tăng làm việc. Cũng trong thời gian này, tin vui từ Thường Chiếu lan đến, tạo thêm sức mạnh, niềm tin và sự phấn khởi cho tất cả mọi người, Hòa Thượng Tôn sư đã chính thức đặt tên cho Thiền viện là THIỀN VIỆN TRÚC LÂM CHÁNH GIÁC. Như được tiếp thêm năng lượng, tất cả đều nỗ lực tối đa để nhắm đến một mục đích : Phải hoàn thành mọi công tác trước ngày lễ đặt đá (Mùng 8 tháng 4 Nhâm Thìn)!

Đến sát ngày lễ đặt đá, chỉ còn hơn 10 ngày, một số nhà thầu đã bỏ cuộc, Thiền viện phải tự cáng đáng lấy. Lại thêm một phen nhọc nhằn! Sức người, sức của được huy động tối đa. Một số bộ phận công tác phải làm việc suốt đêm. Tuy nhiên, dẫu áp lực công việc căng thẳng như thế nhưng quý thầy vẫn luôn duy trì thời sám hối buổi chiều và tọa thiền buổi khuya (3g30 sáng).

Lễ đặt đá chỉ còn 3 ngày, nhưng lễ đài vẫn chưa dựng được vì cát nền chưa bơm đủ. Quý Thầy Thường Chiếu xuống chi viện để dựng lễ đài, tạm thời đi treo cờ và băng rôn! Mọi biện pháp “có thể” đều đem ra áp dụng, mọi sáng kiến lớn nhỏ đều được thực thi. Khẩu hiệu lúc này là DỨT KHOÁT – KIÊN QUYẾT hoàn thành cho xong, cho được tất cả các khâu chuẩn bị phục vụ lễ đặt đá theo kế hoạch đã đề ra.

Nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của tất cả mọi người, nhờ sự gia hộ của Tam Bảo, Long Thần, Hộ Pháp; đến khuya ngày mùng 7 tháng 4 (27/4/2012), chỉ cách buổi lễ đặt đá vẻn vẹn 6 tiếng đồng hồ, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành. Tất cả mọi người tạm thời thở phào nhẹ nhõm. Đêm nay, mọi người được vài tiếng ngủ yên giấc để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại ngày mai, một sự kiện mà bao nhiêu công sức, bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu gian nan đều cương quyết vượt qua để hoàn thành trong một thời gian kỷ lục.

banve tvtlchanhgiac2

NGHI THỨC THỌ TRAI-Thiền Thất Thường Lạc

NGHI THỨC THỌ TRAI

CEREMONIE DU REPAS À LA SAVEUR THIỀN

thotrai 

NGHI THỨC THỌ TRAI

Xá chúng rồi ngồi vào bàn.
 Duy Na tụng.
 Toàn chúng vừa niệm vừa dâng cơm cúng dường chư Phật Bồ tát.

CEREMONIE DU DEJEUNER avant midi

Le moine karmadāna psalmodie au rythme du gong.
Toute l’assistance offre de la nourriture aux Bouddhas
et aux Bodhisattvas en récitant cette prière

CÚNG DƯỜNG

Cúng dường Phật pháp thân thanh tịnh Tỳ Lô Giá Na,
Phật báo thân viên mãn Lô Xá Na.
Phật hóa thân ngàn muôn ức Thích Ca Mâu Ni.
Vị lai giáng sanh Phật Di Lặc Tôn.
Thế giới Cực lạc Phật A Di Đà.
Mười phương ba đời tất cả chư Phật.
Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi,
Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền,
Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí,
Chư Bồ Tát lớn thường hộ pháp.
Đại Bát Nhã cứu cánh,
Ba đức, sáu vị cúng Phật và tăng,
Thảy đều cúng dường chúng hữu tình khắp pháp giới.
Nếu khi thọ thực, lấy vui thiền định và pháp hỷ đầy đủ làm thức ăn.

OFFRANDE DE NOURRITURE
Nous faisons une offrande de nourriture au Bouddha Vairocana, au Pur Corps du Dharma,
Au Bouddha Locanatha, au Parfait Corps de Félicité,
Au Bouddha Śākyamuni, au Corps de Transformation doté d’une multitude de manifestations.
A Tathāgata Maitreya, le Bouddha du futur,
A Tathāgata Amitābha, le Bouddha de la Terre Pure,
A tous les Bouddhas des dix directions et des trois ères du temps.
A Maῆjuśrī, le Bodhisattva de la Grande Sagesse,
A Samantabhadra, le Bodhisattva de la Grande Action,
A Avalokiteśvara, le Bodhisattva de la Grande Compassion,
A Mahasthama, le Bodhisattva de la Grande Energie,
A tous les grands Bodhisattvas voués à la protection du Dharma,
Avec la sagesse de Maha PrajñāPāramitā,
Nous offrons la nourriture aux trois vertus et aux six saveurs à tous les Bouddhas, Boddisattvas , à la Saṅgha et à tous les êtres sensibles de toutes les sphères du Dharma.
Puissions nous transformer cette nourriture en joie lors de la méditation et en félicité dans le Dharma.

CÚNG ĐẠI BÀNG
Chim Đại bàng cánh vàng

Chúng quỉ thần rừng núi

Mẹ con quỉ La sát

Cơm bảy hạt no đầy

Án mục đế tóa ha (7 lần).

DON de nourriture au Grand Aigle et aux Esprits Errants
Ô grand aigle Garuḍa aux ailes dorées,
Esprits errants des forêts, montagnes et plaines,
Esprits de famille Rākṣasa,
Nous vous offrons ces sept grains de riz sanctifiés.
Án mục đế tóa ha (7 fois).

VỊ TĂNG XƯỚNG

Phật răn chúng Tăng, khi ăn phải nhớ năm pháp quán. Tán tâm nói chuyện của tín thí khó tiêu. Đại chúng khi nghe tiếng khánh, mỗi người phải nhất tâm chánh niệm.

Le Maître énonce

Le Bouddha recommande à la Saṅgha de respecter les Cinq Objets à méditer lors de la prise de nourriture et de la savourer silencieusement pour ne pas être perturbé mentalement et physiquement. Dès que les membres de la Saṅgha entendent le son de la cloche, ils devront manger en pleine conscience.

Tay bưng bát cơm, toàn chúng nguyện 
Nguyện cho chúng sanh

Pháp khí thành tựu.

Nhận người trời cúng dường.

Chacun soulève son bol et toute l’assistance récite

Nous formulons le vœu
 Que tous les êtres sensibles puissent réaliser
l’essence du Dharma Et méritent cette offrande.

Ăn ba miếng cơm và nguyện rằng

Nguyện dứt tất cả các điều ác.

Nguyện làm tất cả các điều lành.

 Nguyện độ tất cả chúng sanh.

Vœux à formuler en prenant trois cuillerées de riz

Je fais le vœu de cesser toute action négative.

Je fais le vœu de cultiver toute action positive.

Je fais le vœu d’aider tous les êtres à réaliser ensemble l’Eveil.

Năm Pháp Quán trong lúc thọ trai

Quán thức ăn nầy từ đâu đem đến, công của người nhiều hay ít.
Quán công đức của mình đủ hay thiếu, mà nhận thức ăn nầy.
Quán thức ăn nầy cốt dẹp tham sân si.
Quán thức ăn nầy như uống thuốc trị bịnh ốm gầy.
Quán vì thành đạo nghiệp, mới thọ nhận thức ăn nầy.

Cinq objets à méditer lors de la prise du repas :
1.- La nourriture provient de l’offrande des donateurs ayant fourni des efforts innombrables.

2.- J’évalue mes propres mérites de la pratique en vue de me rendre digne de recevoir cette nourriture.
3.- J’accepte cette nourriture afin de pouvoir continuer à œuvrer pour la suppression de l’avidité, de la colère et de l’ignorance.
4.- La prise de nourriture me sert essentiellement à éviter l’amaigrissement et les maladies.
5.- J’accepte cette nourriture dans le seul but de poursuivre ma pratique jusqu’à la réalisation de la Voie.

Ăn xong, toàn chúng đều tụng

Tâm Kinh Trí Tuệ Cứu Cánh Rộng Lớn

Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba la mật đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.

Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Này Xá Lợi Phất! Tướng không của các pháp không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tướng không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ, cũng không có chứng đắc.

Vì không có chỗ được, nên Bồ tát y theo Bát Nhã Ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba la mật đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Nên biết Bát Nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối.

Vì vậy, nói chú Bát Nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng: "Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha".

Thọ trai đã xong, nguyện cho chúng sanh, việc làm đều được đầy đủ Phật pháp.

A la fin du repas, tous psalmodient

 le PrajñāPāramitā Sūtra - Soutra du Cœur

Lorsque le Bodhisattva Avalokiteśvara se fut engagé profondément dans la pratique du Prajñāpāramitā, il réalisa que la véritable nature des cinq agrégats/Skandha est la vacuité et parvint à se libérer de toutes les souffrances.

O Sāriputra! La forme n’est pas différente de la vacuité, la vacuité n’est pas différente de la forme ; la forme n’est que vacuité, la vacuité n’est que forme. Il en est de même pour les sensations, perceptions, formations mentales et la conscience.

O Sāriputra! Puisque tous les Dharma sont la vacuité, ils sont ainsi non nés non morts, ni souillés ni purs, ni croissants ni décroissants. Aussi, dans la vacuité, n’apparaissent ni forme ni sensations ni perceptions ni formations mentales ni conscience, ni yeux ni oreilles ni nez ni langue ni corps physique ni psychisme, ni forme ni son ni odeur ni goût ni toucher ni objet mental, ni perception visuelle ni conscience, ni ignorance ni cessation de l’ignorance, pas de vieillesse et de mort ni extinction de la vieillesse et de la mort, ni souffrance ni origine de la souffrance, ni cessation de la souffrance ni noble sentier octuple, ni sagesse ni réalisation ultime.

Ainsi délivré de toute attache, le Bodhisattva demeure dans la sagesse du Prajñāpāramitā et son esprit se libère de tous les obstacles. Sans peur, il est détaché de toutes les perceptions erronées et atteint le Nirvāṇa. Tous les Buddha du passé, du présent et du futur qui s’appuient sur le Prajñāpāramitā, accèdent également à l’Eveil le plus élevé, le plus complet et le plus parfait.

Sachez donc que le Prajñāpāramitā est le grand dhāranī, le dhāranī rayonnant de sagesse, le dhāranī suprême, le dhāranī inégalable capable de soulager toutes les souffrances. Ceci est la vérité authentique et non illusoire. C’est pourquoi nous devons aussitôt proclamer le mantra de Prajñāpāramitā : « Gate Gate Pāragate Pārasamgate Bodhi Svāhā ».

A la fin du repas, nous dédions les mérites à tous les êtres pour qu’ils puissent saisir profondément l’essence des enseignements du Bouddha.

PHỤC NGUYỆN
Cơm ngày hai bửa, thường nhớ công khó khổ của kẻ nông phu. Thân mặc ba y, hằng xét nghĩ sự nhọc nhằn của người may dệt. Thuốc thang giường chõng bởi do nhín ăn bớt mặc của đàn na. Học đạo tiến tu nhờ lòng từ dạy răn của Thầy Tổ. Nguyện cho thí chủ: Ruộng phước thêm nhiều, đạo tâm thêm lớn, cùng chúng sanh khắp trong pháp giới, kẻ mất người còn đồng thành Phật đạo.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni [Toàn chúng niệm]

Dédicace après le repas

Au cours des deux repas de la journée, nous pensons aux efforts pénibles des cultivateurs.

Détenant les trois késas, nous songeons aux peines des couturiers et des tisserands. Nous sommes nourris, soignés et nous disposons d’un lit pour dormir grâce aux efforts de privation des donateurs.
Nous sommes instruits et guidés dans la pratique de la Voie grâce à la bonté aimante de nos Maîtres.

Que tous les donateurs et tous les êtres vivants ou morts puissent agrandir leur champ de mérites, élargir leur esprit afin de pouvoir réaliser la voie de Bouddha.

Namo Śākyamuni Buddha [toute l’assitance rend hommage]

LỄ PHÓNG ĐĂNG TVTL CHÁNH GIÁC

 

 
 PHÓNG LIÊN ĐĂNG NHÂN LỄ VU LAN TẠI

TV TRÚC LÂM CHÁNH GIÁC
 

liendangNgày 16 tháng 7 Nhâm Thìn tới đây, nhằm ngày 01/9/2012, tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sẽ tổ chức Lễ Phóng Liên Đăng, trong khuôn khổ lễ Vu Lan - PL 2556, để cầu nguyện cho các vong linh oan hồn, uổng tử. Được biết, khu vực hiện đang chuẩn bị xây dựng Thiền viện, vốn là chiến trường xưa, nổi danh qua tên gọi Cánh Đồng Hoang thuộc vùng trũng sâu của Đồng Tháp Mười. Ngay từ những năm cuối thế kỷ thế kỷ 18 (từ 1785- 1789), khởi đầu với cuộc khởi nghĩa của các ông Thái Bảo, Phạm Văn Sơn cho đến suốt 30 năm từ 1945 đến 1975 của thế kỷ 20, chiến khu Đồng Tháp Mười là nơi bỏ thân của biết bao anh hùng liệt sĩ, đồng bào vô tội trong bao cuộc chiến tranh, loạn lạc vừa qua.

Với ước nguyện cầu cho các vong linh được siêu sinh về cõi an lành, nguyện cho âm siêu dương thới và cũng để kỳ nguyện cho Phật sự lớn lao, xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, ngôi thiền viện đầu tiên ở miền Tây có qui mô vào loại lớn nhất nước, 

được hanh thông, vạn sự cát tường, nhân mùa Vu Lan năm nay, Thiền viện tổ chức lễ Phóng Liên Đăng vào buổi tối ngày 16/7 năm Nhâm Thìn với các nghi thức theo truyền thống tuy đã được giản lược, cô đọng nhưng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa. Cũng trong ngày này, Thiền viện cũng sẽ tổ chức khám bệnh phát thuốc và tặng quà từ thiện cho đồng bào nghèo trong khu vực.

Về ý nghĩa của việc phóng liên đăng, trong Hô Lan Hà Truyện có chép về ý nghĩa của nghi thức thả đèn hoa sen cầu nguyện trong lễ Vu Lan như sau: “…ngày rằm tháng bảy là ngày hội của các vong hồn, các oan hồn chết oan uổng, hay nghiệp báo nặng nề phải thọ khổ ở địa ngục, không thể siêu thoát được, trong cảnh giới địa ngục âm u đen tối, không tìm được đường ra, nếu muốn siêu thoát cần phải có ánh sáng trí tuệ để dẫn đường. Đến ngày rằm tháng bảy, lễ hội Vu Lan, các vong linh nhờ các ngọn đèn liên hoa dẫn đường, nương theo ánh sánh của Phật mà vãng sanh Tịnh độ.

Đèn hoa sen là phẩm vật cúng dường quan trọng trong buổi lễ này, vì hoa đăng tượng trưng cho trí tuệ, diệt trừ u ám, lấy đèn trí tuệ để chiếu sáng chính mình cũng như mọi người, và đem ánh sáng trí tuệ của Phật soi sáng cõi u minh độ cho các âm linh siêu sanh về cõi Tịnh độ. Trong Thiên Giám Luận Đàn chép: “Đốt sáng đèn liên hoa thả xuống nước, để chiếu sáng cõi u minh, siêu độ các vong hồn ngạ quỷ.”

Tại khu vực sông nước mênh mông như ở đồng bằng sông Cửu Long, vào những ngày này, từ các ngôi chùa nhỏ bé nôi xa xôi hẻo lánh của vùng nước mặn Cà Mau cho đến các ngôi tự viện lớn tại các khu đô thị, thường tổ chức lễ Phóng Liên Đăng với các nghi lễ trang nghiêm trọng thể, thu hút đông đảo đồng bào Phật tử các giới đến tham dự. 

 

Lời Giáo Huấn

Lời dâng

luanhoi

LoigiaoHuan2

Cung kính

Ngưỡng bạch Thầy,

Đây là mùa Hạ lần thứ mấy trong đời tu của Thầy, chúng con nhớ rất rõ dòng thời gian chảy qua mạch sống luân lưu, từ thuở sông nước Rạch Tra róc rách vỗ vào bờ khúc hoan ca, mừng đón bậc chân tăng ra đời.

Song chỉ ngần ấy năm tháng không đủ để nói lên tuổi công đức của một bậc chân tăng trải qua nhiều đời tu hành. Nó chỉ điểm xuyết lên khoảng thời không bất tận một chút nhân duyên hữu hạn, để chúng con được gặp Thầy, gặp bậc minh sư và được tiếp độ tu hành như ngày hôm nay.

Nhân duyên này, hạnh ngộ này, thật cao thâm, thật hy hữu! Toàn thể chúng con xin nguyện trân quý gìn giữ bằng tất cả công phu tu tập của mình. Thầy đã có mặt, luôn có mặt bên cạnh chúng con như máu huyết luôn tuôn chảy trong từng sớ thịt đường gân, nuôi lớn và duy trì giới thân huệ mạng cho chúng con giữa muôn trùng nghiệp thức vây bủa.

Thuyền đại nguyện đi vào đời, Thầy đã đến với chúng sanh và chúng con tự nhiên như mẹ hiền đến với con dại. Chúng đệ tử một lòng trông mong khát ngưỡng từng giọt sữa pháp của Ân sư từ lúc mới bước chân vào đạo cho tới ngày hôm nay. Tất cả huynh đệ chúng con không ai không nhờ vào ân pháp hóa của Thầy mà vui mà sống, mà lớn lên trong từng phút từng giây.

Thường Chiếu cứ mỗi sáng sáng chiều chiều, bóng Thầy hiển hiện tươi mát trong lòng Tăng Ni. Bình minh đổ tràn xuống hoàng hôn, lung linh ánh từ tâm. Thầy đã đến và gọi chúng con lên đường. Phải nhớ là dạo chơi trong cõi mộng mà vẫn thường tại giữa thiên thu vĩnh tuyệt. Đó là hạnh nguyện, là bản hoài, là lời dạy như in của Thầy. Nhật Quang con không bao giờ dám quên.

Với chúng đệ tử, khi dạy dỗ tu hành Thầy rất mực nghiêm cẩn, lúc an ủi vỗ về Thầy quá đổi từ nhân. Ánh mắt Thầy, bóng dáng Thầy… in đậm trong lòng Tăng Ni tứ chúng một cuộc đời vì pháp quên thân. Giới và hương đức hạnh của Thầy trở thành đóa hoa tâm mãn túc, xông ướp khắp nhân sinh trái tim Bồ-tát bi trí tròn đầy.

Con còn nhớ,

Có những lần bất cẩn, chúng con đi xa về muộn, Thầy không ngủ, thức suốt trông trăng đợi đệ tử về, không một lời oán trách. Anh em chúng con kinh hãi xuất mồ hôi, dập đầu sám hối. Nguyện đời đời theo gót Ân sư, dừng bước lãng du đãng tử.

Lần ấy trở về, nhớ Thầy con thao thức hằng đêm, giận mình đáng trách, kính thương Thầy đúng bậc Tôn sư. Và từ dung ấy đã che chở trọn một đời con.

Hôm nay nhân ngày mãn Hạ, huynh đệ chúng con lại cùng nhau quây quần bên chân Thầy, mừng khánh tuế Ân sư. Và lời giáo huấn của Thầy năm xưa chợt sống lại trong lòng Tăng Ni, tiếp sức cho chúng con trên bước đường trở về cố hương vốn còn xa xôi dịu vợi.

Ngưỡng bạch Thầy,

Chúng con có Thầy là có tất cả. Thầy là nguồn sống hiện sinh, trào dâng. Để từ đó nuôi dưỡng bao thế hệ anh em chúng con lớn lên trong ngôi nhà thiền tông, mà Thầy đã một đời dày công gầy dựng.

Chúng đệ tử nguyện cúi đầu vâng giữ phụng hành giáo huấn của Thầy, để Thầy được vui, sống lâu nơi đời với chúng con và chúng sanh, cùng kết duyên tu hành cho tới ngày viên mãn.

 Kính nguyện Thầy tứ đại luôn nhu hòa, trí tuệ tròn sáng, tình thương lan tỏa sưởi ấm khắp muôn phương.

Ngưỡng vọng về Thầy, chúng con kính cẩn ghi lại bài giảng mùa an cư kiết hạ của Thầy năm xưa tại thiền viện Thường Chiếu, thay cho lời chúc Hạ của Thầy đến toàn thể Tăng Ni tứ chúng trong ngày Khánh tuế hôm nay.

Cúi mong Thầy thương xót chứng tri cho lòng thành của chúng con.

Cung kính đảnh lễ Thầy,
Ngày 24-07 năm Nhâm Thìn.
Con,
NHẬT QUANG