headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 22/12/2024 - Ngày 22 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Trung luận - QUÁN THỜI

            Nếu nhân thời quá khứ,
            Có vị lại, hiện tại.
            Vị lại và hiện tại,
            Nên ở thời quá khứ.

Hỏi: - Lý đáng có thời, do nhân đối đải nên thành. Nhân có thời quá khứ ắt có thời vị lai, hiện tại; nhân thời hiện tại có thời quá khứ, vị lai; nhân thời vị lai có thời quá khứ, hiện tại. Các pháp thượng, trung, hạ một khác... cũng do nhân đối đải nhau nên có?

Đáp:      Nếu nhân thời quá khứ,
                  Có vị lại, hiện tại.
                  Vị lại và hiện tại,
                  Nên ở thời quá khứ.

Nếu nhân thời quá khứ, có thời vị lai và hiện tại, ắt trong thời quá khứ lý đáng có thời vị lai, hiện tại. Tại sao? Vì tùy chỗ làm nhân có pháp được thành, chỗ ấy nên có pháp ấy. Như nhân đèn có ánh sáng được thành, tùy chỗ có đèn lý đáng có ánh sáng. Như thế, nhân thời quá khứ thành thời vị lai, hiện tại, ắt trong thời quá khứ lý đáng có thời vị lai và hiện tại.

Nếu trong thời quá khứ có thời vị lai, hiện tại, ắt ba thời trọn gọi là thời quá khứ. Tại sao? Vì thời vị lai, hiện tại ở trong thời quá khứ.

Nếu tất cả thời trọn là quá khứ ắt không có thời vị lai và hiện tại, vì trọn là quá khứ.

Nếu không có thời vị lai và hiện tại, cũng nên không có thời quá khứ. Tại sao? Vì thời quá khứ nhân thời vị lai và hiện tại nên gọi là thời quá khứ.

Như nhân thời quá khứ thành thời vị lai và hiện tại, như thế cũng nên nhân thời vị lai và hiện tại thành thời quá khứ. Nay vì không có thời vị lai và hiện tại nên thời quá khứ cũng phải là không. Thế nên ở trước nói “nhân thời quá khứ, thành thời vị lai và hiện tại. Việc đó chẳng đúng”.

Nếu bảo trong thời quá khứ không có thời vị lai và hiện tại, mà nhân thời quá khứ thành thời vị lai và hiện tại, việc đó chẳng đúng. Tại sao?

                    Nếu trong thời quá khứ, không vị lai, hiện tại.
                    Thời vị lai, hiện tại, làm sao nhân quá khứ.

Nếu thời vị lai và hiện tại chẳng ở trong thời quá khứ, làm sao nhân thời quá khứ thành thời vị lai và hiện tại. Tại sao? Nếu ba thời mỗi thứ đều tướng khác, chẳng nên nhân đợi nhau mà thành. Như những vật bình, y..., mỗi thứ tự riêng thành, chẳng nhân đợi nhau, mà hiện nay chẳng nhân thời quá khứ ắt thời vị lai và hiện tại chẳng thành; chẳng nhân thời hiện tại ắt thời quá khứ và hiện tại chẳng thành. Ông trước nói trong thời quá khứ tuy không thời vị lai và hiện tại, mà nhân thời quá khứ thành thời vị lai và hiện tại việc đó chẳng đúng.

Hỏi: - Nếu chẳng nhân thời quá khứ thành thời vị lai và hiện tại, có lỗi gì?

Đáp:-           Chẳng nhân thời quá khứ, ắt không thời vị lai.
                    Cũng không thời hiện tại, thế nên không hai thời.

Chẳng nhân thời quá khứ ắt chẳng thành thời vị lai và hiện tại. Tại sao? Nếu chẳng nhân thời quá khứ, có thời hiện tại ở chỗ nào mà có thời hiện tại? Vị lai cũng như thế, ở chỗ nào có thời vị lai? Thế nên chẳng nhân thời quá khứ ắt không thời vị lai và hiện tại. Như thế, vì đối đải nhau mà có nên thật không có thời.

                            Do vì nghĩa như thế,
                            Ắt biết hai thời kia.
                            Trên giữa dưới, một khác.
                            Những pháp ấy… đều không.

Do nghĩa như thế nên phải biết còn lại vị lai và hiện tại cũng nên không, và các pháp trên giữa dưới, một khác… cũng đều không. Như nhân trên có giữa và dưới, lìa trên ắt không có giữa và dưới. Nếu lìa trêncó giữa và dưới, ắt chẳng nên là nhân đối đải nhau. Vì nhân một nên có khác, vì nhân khác nên có một; nếu một là thật có, chẳng nên nhân khác mà có; nếu khác là thật có, chẳng nên nhân một mà có. Như thế… các pháp cũng nên như vậy mà phá.

Hỏi: - Như do có năm, tháng, ngày, giờ, sai biệt … nên biết là có thời?

Đáp: -             Thời trụ chẳng thể được,
                        Thời đi cũng không thể.
                        Nếu thời chẳng thể được,
                        Làm sao nói tướng thời?

-                       Nhân vật nên có thời,
                        Lìa vật đâu có thời?
                        Vật còn không có gì,
                        Huống nữa sẽ có thời!

Nếu thời chẳng trụ, chẳng thể có được. Thời trụ cũng không. Nếu thời chẳng thể được, làm sao nói tướng thời? Nếu không tướng thời ắt không có thời. Vì nhân vật sanh nên gọi là thời. Nếu lìa vật ắt không có thời. Vì từ đủ thứ nhân duyên phá các vật là không có nên đâu có thời!

[ Quay lại ]