headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 22/11/2024 - Ngày 22 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

AI CŨNG CÓ MỘT TÂM PHẬT

tamphatI/ AI CŨNG CÓ TÂM

Chúng ta kiểm lại trên thế gian này xem, ai sinh ra đời cũng đều có tâm hết. Nếu không tâm thì thành cây thành đá vô tri rồi! Mà có tâm tức là có biết. Có biết tức có giác. Có giác tức là có Phật. Như Đức Phật giác ngộ là từ đâu mà giác ?

Có nhiều vị nghiên cứu lịch sử nghe nói Phật ngồi thiền định dưới cội Bồ-đề 49 ngày đêm. Đến đêm 49 thấy sao Mai mọc, Ngài liền giác ngộ thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, rồi cho rằng Phật giác ngộ từ dưới cội Bồ đề. Nhưng đâu phải vậy, mà chính từ tâm được giác ngộ.

Xem tiếp...

TỈNH MỘNG

tinhmongĐây xin kể một câu chuyện Tỉnh Mộng để cùng nhắc nhở tất cả chúng ta sống trong cuộc đời này đều giống như giấc mộng.

Ngày xưa, ở miền bắc Ấn Độ có một vị hoàng tử rất thông minh. Vừa lớn thì gặp được nhân duyên vua cha có thỉnh vị A-lahán vào nội cung thuyết pháp. Vị hoàng tử vừa nghe âm thanh của vị A-la-hán, tuy chưa từng gặp gỡ mà dường như đã quen nhau. Tình thầy trò từ trước đến nay đủ duyên gặp lại. Hoàng tử quyết chí xin vua cha được xuất gia theo thầy làm đệ tử tu hành. Vua và hoàng hậu là những vị mến mộ Phật pháp, nên chấp thuận cho hoàng tử theo vị A-la-hán tu học.

Xem tiếp...

TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN

sen6Buổi sinh hoạt hôm nay quý thầy sẽ nói về ý chỉ của Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Đây là bài nguyện mà chúng ta thường đọc, tuy thường đọc nhưng lại ít người hiểu được ý nghĩa. Vì thế, chúng ta cần phải học kỹ để hiểu sâu ý nghĩa trong đó, chớ không phải chỉ đọc suông.

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Trước nói về ý nghĩa của hai chữ "Hoằng Thệ". Chữ "Hoằng" là rộng lớn. Tứ Hoằng Thệ Nguyện là bốn thệ nguyện rộng lớn. Vì sao gọi là thệ nguyện rộng lớn ?

Xem tiếp...

THẤY PHÁP

sen5I. CHÂN GIÁO PHÁP.

Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm ch i? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !

Xem tiếp...

TA LÀ THÌ CHẲNG PHẢI LÀ TA

cosmic buddhaĐể tạo nhân duyên cho tất cả đại chúng huân tập sâu thêm hạt giống Bồ-đề, cũng là một món quà tinh thần tặng cho tất cả, đề tài nói chuyện hôm nay là một đề tài đặc biệt: "Ta Là Thì Chẳng Phải Là Ta".

Nghe có lạ không? "Ta là thì chẳng phải là ta", chắc là quý vị cũng ít nghe nhưng đây thật sự là ý nghĩa rất căn bản, rất thiết thực trong việc tu hành của chúng ta.

I. SỐNG TRONG KHÁI NIỆM.

Xem tiếp...

HAI GIẤC CHIÊM BAO

2giacchiembaoI. CON NGƯỜI ĐỀU SỐNG TRONG CHIÊM BAO.

Đây là để nhắc nhở về tu hành cho nên đề tài nói chuyện hôm nay là: "Hai Giấc Chiêm Bao". Trong đây có ai không có chiêm bao không? Đúng ra, mỗi người đều có hai giấc chiêm bao: một giấc chiêm bao ban đêm và một giấc chiêm bao ban ngày. Tức là cả ngày đêm tất cả đều ở trong chiêm bao: một giấc chiêm bao dài và một giấc chiêm bao ngắn. Tất cả đó đều vì cái vô minh, luôn sống trong chiêm bao mà không hiểu không biết gì hết nên Phật gọi đó là mê.

Xem tiếp...

ĐƯA TÂM VỀ NHÀ

duatamvenhaI. NGƯỢC DÒNG LƯU CHUYỂN.

Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc. Lang thang đây là lang thang ở trong các trần, đuổi theo các duyên, nó buông cái này, bắt cái kia hoài không chịu dừng. Chính đó là tâm sinh tử, là tâm biến động. Do vậy mà trôi theo dòng luân chuyển sinh tử luân hồi. Vua Trần Thái Tông tuy là vua nhưng ông cũng tu thiền, sáng tỏ được tâm nên trong bài kệ "Núi Thứ Nhất", vua nói rằng:

Xem tiếp...

TÂM SANH CÁC PHÁP SANH

tamsanhphapI. PHÁP TÙY TÂM HIỆN.

Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy. Thiền sư Duy Tín nói: “Khi chưa học đạo thấy núi sông là núi sông, khi học đạo thấy núi sông không phải là núi sông”. Chưa học đạo còn mê, thấy núi sông là thật, ngoài tâm có Pháp thật nên muôn vàn cảnh khổ cũng theo đó mà sanh. Khi học đạo mở sáng được mắt tâm, biết rõ các pháp do duyên sinh không thật có, thấy được lẽ thật đó tâm không còn bám chấp nên phiền não cũng không sanh.

Xem tiếp...

GIẢI TRỪ BẢN NGÃ

datmatosuI. CÁI MÊ TRUYỀN KIẾP.

Mỗi người đang sống ở đây đều mang một cái ta trong đầu, cái này không phải một đời hay hai đời mà là từ vô thủy, không biết chỗ nào là chỗ bắt đầu. Vô thủy là tìm không ra lúc ban đầu vì quá xa rồi, từ lúc một niệm bất giác khởi lên nên thấy có ta liền đi trong luân hồi sanh tử, và đi dài dài mãi đến bây giờ! Nếu hôm nay không có duyên lành gặp gỡ chánh pháp của Phật thì chắc mình cũng chưa biết được cái lầm này.

Xem tiếp...

CHỚ TIN TÂM MÌNH

duoctrauBuổi sinh hoạt hôm nay sẽ nói về cách tu, đó là chớ tin tâm mình. Đây là ý nghĩa thực tế cho việc tu tập. Khi học Phật pháp có khi chúng ta được dạy phải tin tâm, có khi nói không nên tin tâm, vậy thì đặt câu hỏi lại là tâm có đáng tin hay không? Đó là điểm mình phải nhận định cho kỹ.

I. TÂM KHÔNG ĐÁNG TIN.

 

Xem tiếp...

TẤT CẢ THẾ GIAN ĐỀU TAN RÃ

thegianvothuongI. VÔ THƯỜNG CHI PHỐI.

Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gian và chúng sanh thế gian. Khí thế gian chỉ cho thế giới bên ngoài, tức thuộc về thế giới vô tình; còn chúng sanh thế gian chỉ cho tất cả các loài chúng sanh (trong đó có cả con người), tức thuộc về thế giới hữu tình. Cả thế giới vô tình cho đến thế giới hữu tình đều là các pháp nhân duyên, mà tất cả đều do nhân duyên thì không có pháp nào là bền chắc, do nhân duyên tụ hợp thì rồi nó phải có lúc tan rã, có hợp thì phải có tan, đều không có thực thể tồn tại.

Xem tiếp...