NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN : 023. RIÊNG SIÊU NGOÀI VẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 16 Tháng Hai 2017 14:05
- Viết bởi Super User
Một đêm Tây Đường, Bá Trượng, Nam Tuyền đang hầu Sư (Mã Tổ) ngắm trăng, Sư hỏi:
- Chính khi ấy thế nào?
Tây Đường thưa:
- Chính nên cúng dường.
Bá Trượng thưa:
- Chính nên tu hành.
Nam Tuyền phủi áo ra đi.
Sư bảo:
- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyện "riêng siêu ngoài vật".
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN : 022. THỂ HỘI ĐẠI ĐẠO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 07 Tháng Hai 2017 14:34
- Viết bởi Super User
Có vị tăng hỏi:
- Hòa thượng vì sao nói tức tâm tức Phật?
Sư đáp:
- Vì dỗ con nít khóc.
- Khi nín rồi phải làm sao?
- Phi tâm phi Phật.
- Trừ hai việc trên, có người đến hỏi chỉ dạy thế nào?
- Nói với y chẳng phải vật.
- Chợt gặp người trong kia đến thì sao?
- Liền dạy y thể hội đại đạo.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN: 021. PHẬT NÓI TÂM LÀ TÔNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 24 Tháng một 2017 13:31
- Viết bởi Super User
Thiền sư Đạo Nhất ở Giang Tây, người huyện Thập Phương, Hán Châu. Sư họ Mã, xuất gia ở chùa La Hán tại quê nhà. Sau khi thọ giới, Sư đến tham vấn Ngài Nam Nhạc - Hoài Nhượng được mật truyền tâm ấn. Một hôm, Sư gọi chúng bảo:
- Tất cả các ngươi, mỗi người phải tin tâm mình là Phật. Tâm này là tâm Phật. Đại sư Đạt-ma đến đây truyền pháp nhất tâm, khiến cho các ông khai ngộ. Lại dẫn kinh Lăng Già ấn tâm, sợ e các ông điên đảo chẳng tự tin "pháp nhất tâm" này, mỗi người đều sẵn có, nên dẫn văn kinh Lăng Già: "Phật nói tâm là tông, lấy cửa không làm cửa Pháp".
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN: 020. ÁNH SÁNG ĐI VỀ ĐÂU ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 09 Tháng một 2017 13:44
- Viết bởi Super User
Tăng hỏi:
- Như gương đúc thành tượng, sau khi tượng thành, chẳng biết ánh sáng đi về đâu?
Sư đáp:
- Như ông hiện giờ, tướng mạo lúc còn bé ở đâu?
- Chỉ như sau khi tượng thành, vì sao chẳng chiếu soi?
- Tuy nhiên chẳng chiếu soi, mà dối y một điểm cũng chẳng được.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN: 19.TÂM ĐỊA PHÁP NHÃN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 29 Tháng mười hai 2016 13:57
- Viết bởi Super User
Đạo Nhất lại lễ bái thưa:
- Dụng tâm thế nào hợp với Vô tướng tam-muội?
Sư đáp:
- Ông học pháp môn tâm địa như gieo hạt giống, ta nói pháp yếu như mưa móc, duyên ông nếu hợp, ắt liền thấy đạo.
Lại hỏi:
- Đạo chẳng phải sắc tướng, làm sao có thể thấy?
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN - NHƯ TRÂU KÉO XE
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 21 Tháng mười hai 2016 13:44
- Viết bởi Super User
Sư gần gũi hầu hạ Lục Tổ ngót mười lăm năm. Đến niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai, Sư đến Hoành Nhạc ở chùa Bát Nhã. Giữa niên hiệu Khai Nguyên có vị Sa-môn tên Đạo Nhất ở núi Hoành Nhạc thường tập tọa thiền, Sư biết là pháp khí, bèn đến hỏi:
- Đại đức tọa thiền mong cầu việc gì?
Đạo Nhất thưa:
- Mong cầu làm Phật.
Sư bèn lấy viên gạch đến tảng đá trước am mài.
Đạo Nhất hỏi:
- Mài gạch để làm gì?
Sư đáp:
- Mài để làm gương.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN - NÓI GIỐNG MỘT VẬT TỨC CHẲNG TRÚNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 10 Tháng mười hai 2016 12:59
- Viết bởi Super User
Thiền sư Nam Nhạc - Hoài Nhượng, người Kim Châu, họ Đỗ. Khoảng niên hiệu Nghi Phụng đời Đường, Sư từ giã cha mẹ xin xuất gia, nương theo Luật sư Hoằng Cảnh chùa Ngọc Tuyền ở Kinh Châu. Đến niên hiệu Thông Thiên năm thứ hai, Sư thọ giới. Sau đến Tung Sơn được Thiền sư Huệ An khải phát bèn thẳng đến Tào Khê tham vấn Lục Tổ.
Tổ hỏi:
- Từ đâu đến?
Sư thưa:
- Từ Tung Sơn đến.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN - SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 24 Tháng mười một 2016 14:32
- Viết bởi Super User
Đại sĩ Thiện Huệ, người huyện Nghĩa Ô, Vụ Châu, họ Phó. Xuất gia đi hoằng hóa (du hành giáo hóa) có rất nhiều dấu tích lạ thường. Vua Lương Võ Đế rất kính mộ Ngài. Rốt sau lúc gần thị tịch, Ngài có để kệ dạy:
Hữu vật tiên thiên địa,
Vô hình bổn tịch liêu.
Năng vi vạn tượng chủ,
Bất trục tứ thời điêu.Dịch:
Có vật trước trời đất,
Không hình vốn lặng yên.
Hay làm chủ muôn tượng,
Chẳng theo bốn mùa tàn.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN - VẤN ĐÁP
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 16 Tháng mười một 2016 12:11
- Viết bởi Super User
Có vị tăng đến hỏi Quốc sư Huệ Trung:
- Làm sao được tương ưng?
Sư đáp:
- Chẳng nghĩ thiện ác, tự thấy Phật tánh.
- Thế nào là Phật?
- Tức tâm là Phật
- Tâm có phiền não chăng?
- Tánh phiền não tự lìa.
- Chẳng rơi vào đoạn diệt sao?
- Đoạn phiền não là Nhị thừa, phiền não chẳng sanh gọi là Đại Niết-bàn.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN - THA TÂM THÔNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 31 Tháng mười 2016 13:06
- Viết bởi Super User
Quốc sư Huệ Trung người Nam Dương, quê ở Chư Kỵ, Việt Châu, họ Nhiễm. Từ khi thọ tâm ấn (nơi Lục Tổ), Sư về ở nơi Nam Dương, hang Đảng Tử núi Bạch Nhai, hơn bốn mươi năm chưa từng xuống núi. Đạo hạnh của Sư đồn đến đế đô. Niên hiệu Thượng Nguyên năm thứ hai, vua Đường Túc Tông sắc Trung sứ Tôn Triều Tiến mang chiếu chỉ mời Sư về kinh đô, cung kính như bậc thầy. Ban đầu Sư ở Tây Thiền viện chùa Thiên Phước. Đến vua Đại Tông lên ngôi, lại mời Sư ở Tinh xá Quang Trạch. Trải qua mười sáu năm, Sư tùy cơ thuyết pháp. Bấy giờ ở Tây Thiên Trúc có Tam Tạng Đại Nhĩ đến kinh đô, tự xưng đã đặng tha tâm thông. Vua Đường Túc Tông yêu cầu Sư thí nghiệm. Tam Tạng vừa thấy Sư liền lễ bái, đứng bên hữu.
Sư hỏi:
NGŨ ĐĂNG HỘI NGUYÊN - TẤC TƠ CHẲNG DÍNH
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 23 Tháng mười 2016 13:27
- Viết bởi Super User
Ni Huyền Cơ ở Tịnh Cư, Ôn Châu. Khoảng giữa niên hiệu Cảnh Vân đời Đường đặng độ làm ni. Sư thường tập định trong hang đá núi Đại Nhật. Một hôm, Sư chợt nghĩ: "Pháp tánh lặng lẽ vốn không đến đi, chán chỗ ồn náo, cần chỗ yên tịnh đâu phải là người đạt đạo". Sư bèn đến tham vấn Ngài Tuyết Phong, Tuyết Phong hỏi:
- Từ đâu đến?
Đáp:
- Từ núi Đại Nhật đến.
Các bài khác...
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - CHÂN TÁNH DUYÊN KHỞI
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - THẾ NÀO CHẲNG SANH, THẾ NÀO CHẲNG DIỆT, THẾ NÀO ĐẶNG GIẢI THOÁT?
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - TIẾNG DIỆT, TÁNH NGHE CHẲNG DIỆT
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - BAO NHIÊU TUỔI ?
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN -TÁC DỤNG THẦM KÍN
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - CÒN CÓ CÁI ĐÓ SAO ?
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - TÁC DỤNG BẢN THỂ PHẬT TÁNH
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - BIỆN BIỆT BẢO CHÂU
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - NGHIỆP THIỆN ÁC GỐC DO TÂM
- NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN-LINH KÊU HAY GIÓ KÊU ?