NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - CHÂN TÁNH DUYÊN KHỞI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 12 Tháng mười 2016 13:57
- Viết bởi Super User
Thiền sư Huyền Đỉnh ở chùa An Quốc, Tuyên Châu. Ban đầu, Sư đến tham vấn Thiền sư Oai. Nhằm phiên Sư làm thị giả đứng hầu thầy. Có vị tăng chuyên giảng kinh Hoa Nghiêm đến hỏi:
- Chân tánh duyên khởi, nghĩa ấy thế nào?
Thiền sư Oai im lặng giây lâu, Sư liền gọi vị tăng, bảo:
- Chính khi Đại đức khởi niệm hỏi, ấy là chân tánh duyên khởi.
Ngay câu ấy, ông tăng liền đại ngộ.
Hoặc hỏi:
- Nam tông từ đâu dựng lập?
Đáp:
- Tâm tông không Nam Bắc.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - THẾ NÀO CHẲNG SANH, THẾ NÀO CHẲNG DIỆT, THẾ NÀO ĐẶNG GIẢI THOÁT?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng mười 2016 14:06
- Viết bởi Super User
LẠI HỎI: THẾ NÀO CHẲNG SANH, THẾ NÀO CHẲNG DIỆT, THẾ NÀO ĐẶNG GIẢI THOÁT?
Sư đáp:
- Thấy cảnh tâm chẳng khởi, gọi là chẳng sanh. Chẳng sanh tức chẳng diệt. Đã không sanh diệt tức không bị tiền trần (ngoại cảnh) trói buộc, ngay đó là giải thoát. Không sanh gọi Vô niệm, Vô niệm tức không diệt, Vô niệm tức không trói buộc, Vô niệm tức giải thoát. Tóm lại, biết tâm tức lìa niệm, thấy tánh tức giải thoát. Rời ngoài biết tâm thấy tánh, riêng có pháp môn chứng Vô thượng Bồ-đề, không có lý vậy.
Tướng công hỏi:
- Thế nào gọi là biết tâm và thấy tánh?
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - TIẾNG DIỆT, TÁNH NGHE CHẲNG DIỆT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 25 Tháng chín 2016 13:00
- Viết bởi Super User
Thiền sư Vô Trụ, ở chùa Bảo Đường, Ích Châu. Sư chuyên ngồi lặng lẽ. Tướng quốc Đỗ Hồng Tiệm từng cùng Sư luận đạo. Một hôm, con quạ đậu trên cây trước sân kêu. Tướng công hỏi:
- Thầy có nghe chăng?
Sư đáp:
- Nghe!
Quạ bay đi, Tướng công lại hỏi:
- Thầy có nghe chăng?
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - BAO NHIÊU TUỔI ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 11 Tháng chín 2016 11:32
- Viết bởi Super User
Võ Hậu mời Sư về Kinh, thủ lễ như bậc thầy, rất mực kính trọng đồng với Thiền sư Tú, Võ Hậu từng hỏi:
- Sư bao nhiêu tuổi?
Sư đáp:
- Không nhớ.
- Vì sao không nhớ?
- Thân sinh tử này xoay vần mãi mãi, không đâu là chỗ khởi tận, ghi nhớ để làm gì? Huống nữa tâm này trôi chảy không ngừng, ở trong khoảng giữa chưa từng xen hở, thấy rõ vọng tưởng lăng xăng dường như bọt nổi rồi tan. Từ thức ban đầu đến tướng động diệt cũng như thế, đâu có năm tháng nào mà có thể ghi nhớ.
Võ Hậu nghe xong cúi đầu tin thọ.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN -TÁC DỤNG THẦM KÍN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 23 Tháng tám 2016 11:33
- Viết bởi Super User
Quốc sư Huệ An ở Tung Nhạc, Kinh Châu, người Chi Giang, họ Vệ.
Khoảng giữa niên hiệu Đại Nghiệp đời Tùy, dân phu bị bắt đi khai thông sông Tế, đói nằm la liệt. Sư đi khất thực để cứu giúp nạn đói, người được cứu giúp rất đông. Giữa niên hiệu Trinh Quán, Sư đến Hoàng Mai yết kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, bèn đặng tâm yếu. Sư dừng ở Thiếu Lâm - Tung Sơn, thiền giả các nơi tấp nập kéo đến. Có vị tăng tên Thản Nhiên đến tham hỏi:
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - CÒN CÓ CÁI ĐÓ SAO ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 09 Tháng tám 2016 13:41
- Viết bởi Super User
Thiền sư Pháp Dung ở núi Ngưu Đầu, người quê tại Diên Lăng, Nhuận Châu, họ Vi. Năm mười chín tuổi, học thông kinh sử, tìm xem bộ Đại Bát-nhã hiểu thấu lý Chân Không. Một hôm, Ngài tự than: “Đạo Nho, đạo Lão và sách vở ngoài đời chẳng phải là pháp rốt ráo, chỉ có chánh quán Bát-nhã mới là thuyền bè ra khỏi thế gian”. Ngài bèn ở ẩn nơi chùa U Thê, xin thầy cạo tóc, tinh tấn tu tập thiền định. Khi tu có điềm lạ là trăm thứ chim ngậm hoa đến cúng dường.
Khoảng giữa niên hiệu Trinh Quán đời Đường, Tứ Tổ từ xa xem khí tượng biết ở núi kia có dị nhân kỳ đặc, bèn đích thân tìm đến.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - TÁC DỤNG BẢN THỂ PHẬT TÁNH
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 27 Tháng bẩy 2016 13:57
- Viết bởi Super User
Đệ tử của Đại sư Bồ-đề Ma-ha Đạt-ma là Ba-la-đề và vua Dị Kiến luận đạo. Vua hỏi:
- Thế nào là Phật?
Ba-la-đề đáp:
- Thấy tánh là Phật.
- Thầy thấy tánh chăng?
- Tôi thấy Phật tánh.
- Tánh tại chỗ nào?
- Tánh tại tác dụng.
- Tác dụng thế nào mà tôi hiện giờ chẳng thấy?
- Tác dụng hiện tiền, tự bệ hạ không thấy.
- Nơi ta có chăng?
- Bệ hạ nếu khởi tác dụng, đâu lại chẳng có. Nếu không khởi tác dụng, thể cũng khó thấy.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - BIỆN BIỆT BẢO CHÂU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 13 Tháng bẩy 2016 14:22
- Viết bởi Super User
Bồ-đề Đạt-ma, người nước Nam Thiên Trúc, con thứ ba của vua Hương Chí. Nhân Tôn giả Bát-nhã-đa-la nhận hạt châu của vua Hương Chí cúng dường, muốn biết chỗ tâm đắc của ba vị vương tử, Tổ đưa hạt châu lên và hỏi:
- Hạt châu này tròn sáng, có thứ châu nào sánh kịp chăng?
Hai vị vương tử thứ nhất và thứ hai đều nói:
- Châu này so với bảy báu, không báu nào sánh kịp.
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN - NGHIỆP THIỆN ÁC GỐC DO TÂM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 19 Tháng sáu 2016 12:39
- Viết bởi Super User
Tôn giả Cưu-ma-la-đa, người nước Đại Nhục Chi, khi du hành giáo hóa đến Trung Thiên Trúc thì một Đại sĩ tên Xà-dạ-đa hỏi:
- Thưa Tôn giả, nhà con cha mẹ đều sùng tín Tam Bảo, nhưng tại sao thường gặp nhiều bệnh tật, phàm toan tính làm việc gì, kết quả đều không như ý. Trái lại, có một nhà ở gần, chuyên làm nghề hàng thịt mà họ luôn luôn mạnh khỏe, mọi việc làm ăn đều gặp thời. Gia đình kia tại sao may mắn như vậy? Gia đình con lại gặp nhiều bất hạnh như vậy?
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN-LINH KÊU HAY GIÓ KÊU ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 07 Tháng sáu 2016 13:29
- Viết bởi Super User
Tôn giả Tăng-già Nan-đề, người ở thành Thất-la-phiệt, du hành giáo hóa đến nước Ma-kiệt-đà, thấy một đồng tử cầm tấm gương tròn đi thẳng đến trước Ngài. Tôn giả hỏi:
- Ngươi bao nhiêu tuổi?
Đồng tử đáp:
- Con một trăm tuổi.
- Ông còn nhỏ tại sao nói trăm tuổi?
- Con chẳng hiểu lý, chính con một trăm tuổi.
- Căn cơ ông lanh lợi chăng?
- Phật nói: "Nếu người sống trăm tuổi, chẳng hiểu diệu lý Phật, chẳng bằng sống một ngày, mà thông hiểu được đó".
- Tấm gương tròn ông cầm trong tay là tiêu biểu cho cái gì?
NGŨ ĐĂNG HỘI NGHUYÊN-THÂN TÂM VÀ TUỔI TÁC
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 30 Tháng năm 2016 14:23
- Viết bởi Super User
Tôn giả Thương-na-hòa-tu, người nước Ma-đột-la, du hành giáo hóa đến nước Sát-lợi gặp Ngài Ưu-ba-cúc-đa, bèn nhận làm thị giả. Nhân đó, Tôn giả hỏi Ưu-ba-cúc-đa:
- Ông bao nhiêu tuổi?
Đáp:
- Con mười bảy tuổi.
- Thân ông mười bảy tuổi hay tánh ông mười bảy tuổi ?