headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 18/12/2024 - Ngày 18 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Ta là Gì ? (tiếp theo..)

III. TINH THẦN VÔ NGÃ CỦA ĐẠO PHẬT

Hiểu qua điều lầm lẫn chấp ngã trên rồi, chúng ta lại phải thấu triệt tinh thần vô ngã của Phật dạy. Bởi vì, người đi vào đạo Phật đều phải đi qua cửa này. AI CHƯA ĐI QUA CỬA NÀY, đừng vội nói đến giải thoát làm gì cho nhọc miệng, cũng đừng vội vỗ ngực nói to!

Xem tiếp...

Ta là Gì ?

I. XÁC ĐỊNH RÕ CÁI GÌ LÀ TA?
Nói chung, Đức Phật ra đời thuyết pháp độ sanh, cũng để chỉ rõ cho người nhận kỹ điều này, khiến người mở sáng mắt đạo, thấy đúng lẽ thật nơi con người đang sống giữa cuộc đời này chứ gì? Nghĩa là, sống mà không biết gì là Ta?

Xem tiếp...

Lời Bạt

Đây rồi! Từ lâu ta đã tìm nó, tìm khắp trong kinh điển, trong lời Phật, lời Tổ, trong điện Phật, trong Thiền đường, trong những cơn Thiền định nhưng đều không thấy nó đâu cả. Sao lạ vậy? Có lẽ nào Phật Tổ dối lừa ta?
Lục Tổ từng bảo Nam Nhạc – Hoài Nhượng: “Chính cái chẳng nhiễm ô này là chỗ chư Phật thường hộ niệm, ông đã như thế, ta cũng như thế.”

Xem tiếp...

Tổ Ấn

Ô kìa!

Trên hội Linh Sơn một cành hoa,

Tổ Tổ nói hoài vẫn chẳng hết.

Yếu chỉ trong đây vẫn còn nguyên,

Người người cứ đuổi theo câu chết.

Trên lịch sử cãi nhau inh ỏi,

Moi móc tìm thật giả, có không.

Thành một trường tranh đua chữ nghĩa,

Đâu biết rằng còn cách môi răng.

Xem tiếp...

Tâm Ấn Tâm

I. YẾU CHỈ MẬT TRUYỀN

Yếu chỉ thiền tông thầy truyền cho trò là “lấy tâm ấn tâm”, không dùng một pháp khác từ bên ngoài. Dù có đánh, có hét, dù nói trái tai, nói thô bạo, nói nghịch lý v.v… chỉ là phương tiện cởi mở tình chấp cho người, chỗ rốt ráo vẫn là “một tâm in nhau” mà thôi. Người học chưa thông cảm đến chỗ này, là còn đứng ngoài cửa, dù kiến giải chứa đầy trong đầu.

Xem tiếp...

Nó Đây Rồi

Xưa nay thiền vốn là một thực tế, rất thực tế đến độ không ngờ, nhưng vì chúng ta quen tưởng tượng quá nhiều về nó, hoặc suy tư theo danh từ nên đã tô điểm lên nó đầy ắp những khái niệm, rồi lại đua nhau đi tìm nó! Nghe nói thiền vượt ngoài lý luận, bèn tưởng tượng nó là một cái gì thật cao siêu, dành cho người thượng căn, thượng trí, vậy nó phải thật phi thường, vượt ngoài thế gian này

Xem tiếp...

Thấy Biết Đúng Như Thật

I. KIỂM LẠI THẤY BIẾT CỦA CHÚNG TA HIỆN TẠI LÀ THẾ NÀO?
Sống trên đời này, ai cũng đều có chỗ thấy biết, đó là một điểm không thể chối cãi. Và lâu nay chúng ta ai cũng như ai thường tự hài lòng với chỗ “thấy biết của ta”,

Xem tiếp...

Mùa Xuân Miên Viễn

I. THẾ GIAN KẸT TRONG THỜI GIAN VÔ THƯỜNG
Nói mùa xuân miên viễn là muốn gợi lại một cái gì mà người người đang bỏ quên. Bởi người thế gian luôn sống trong tâm vô thường, nên thấy nhìn cái gì cũng theo chiều vô thường và buồn vui theo ngoại cảnh.

Xem tiếp...

Tâm Thể Tinh Khôi

ỨC TÂM THỂ MỚI MẺ, CÒN NGUYÊN VẸN Y NHƯ NÓ LÀ NÓ TỰ THUỞ NÀO

I. AI KHÔNG TÂM THỂ?
Điều trước nhất cần xét kỹ lại xem, trên thế gian này, ai là người không có tâm thể? Thấu được chỗ này thì rõ chỗ căn bản mê lầm của chúng ta từ vô thủy đến nay.

Xem tiếp...

Con Đường Khai Phóng Tâm Linh

I. MỞ MẮT TUỆ THẤY ĐÚNG NHƯ THẬT:  TA LÀ GÌ?

Con người lâu nay bị đóng khung trong sự lầm lẫn bởi cái TA ảo tưởng, nên chỗ thấy biết luôn bị đóng kín trong ấy. Thiền, giúp người mở sáng mắt tuệ, thấy đúng như thật “Ta là gì?” để cởi mở tình chấp sai lầm ấy, chính đây là điểm then chốt của Thiền.

Xem tiếp...

Cửa Thiền Hé Mở

I. THẤU QUA SẮC KHÔNG

Người học thiền mà chưa qua được cửa “sắc không”, còn vướng phải chỗ này thì vẫn nằm trong trí đối đãi, y nguyên vẫn đứng ngoài cửa Tổ.

Như Thượng Tọa Minh Nhan là người học rộng, nhớ giỏi, khi đến với Thiền sư Huệ Minh bàn luận về tông thừa; qua một lúc lý luận, cuối cùng Thiền sư  Huệ Minh bảo:   

Xem tiếp...