TINH THẦN GIÁC NGỘ CỦA ĐẠO PHẬT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 14 Tháng năm 2008 10:24
- Viết bởi nguyen
I. MỞ MÀN ĐẠO PHẬT BẰNG SỰ GIÁC NGỘ
Chúng ta xét lại cho tột nguồn xem, Đạo Phật có ra từ đâu? Và Phật pháp còn lưu truyền cho đến ngày nay là bắt đầu từ đâu mà có? Quả thật là bắt nguồn từ sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca chứ gì? Tức la sau bao năm đi tìm học vị thầy này, vị thầy nọ, cuối cùng thái tử Tất Đạt-Đa không thỏa mãn, Ngài bèn từ giã hết, đến cội Tất-bát-la ngồi thiền suốt 49 ngày đêm, đến đêm 49 khi sao mai mọc Ngài bừng dậy Giác ngộ thành đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, được gọi là Phật và cây Tất-bát-la được gọi là cây Bồ-đề cũng bắt đầu từ đó.
THÔNG ĐIỆP ĐỨC PHẬT RA ĐỜI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 12 Tháng năm 2008 09:17
- Viết bởi nguyen
Thích Thông Phương
I. TIN VUI CHO THẾ GIAN
Theo lịch sử, đức Phật Thích Ca Mâu hiện thân thành Phật nơi cõi đời này, là một con người lịch sử thật sự. Ngài đản sinh nơi vườn Lâm-tì-ni (hiện ở xứ Né pal) cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma-da. Điểm nổi bật trong buối sáng hôm ấy là, Ngài đi bảy bước, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói to lên như tuyên bố với thế gian :
ĐỨC PHẬT LÀ VỊ THẦY DẪN ĐƯỜNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 14 Tháng tư 2008 20:53
- Viết bởi nguyen
Đức Phật ra đời là một niềm vui lớn cho thế gian, Ngài đã đem lại ánh sáng chân lý để soi tỏ cho chúng sinh thấy rõ lẽ thật của cuộc sống an vui và đau khổ. Có người hiểu lầm Ngài như một vị thần ban phước giáng họa, nhưng thực tế Ngài chỉ là một bậc Đạo Sư, tức vị thầy dẫn đường, chỉ lối cho người thôi. Ngài giác ngộ trước, thấy rõ đâu là con đường đau khổ trầm luân; đâu là con đường an vui giải thoát, và đem chỉ lại cho mỗi người, song đòi hỏi mỗi người phải đi mới đến, không thể ỷ lại, trông chờ vào Ngài. Người học Phật cần hiểu đúng đắn về Ngài, không thể hiểu lầm trở thành xuyên tạc.
ỨNG DỤNG LÝ NHÂN QUẢ VÀO CUỘC SỐNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 03 Tháng tư 2008 10:08
- Viết bởi nguyen
I- XÁC ĐỊNH NIỀM TIN CHÂN THẬT
Nhân quả là một chân lý hiện thực của thế gian, không do đặt ra, không thuộc riêng một cái gì. Lâu nay người học Phật thường có hiểu lầm, cho đây là giáo lý phổ thông để dạy người sơ cơ mới vào đạo, người tu lâu không quan tâm. Sự thật thì ngược lại, lý nhân quả không phải tầm thường, người hiểu tột lý nhân quả không phải dễ dàng. Nghĩa là phải thấu tột bằng chính trí tuệ của mình, không phải chỉ hiểu qua loa trên chữ nghĩa. Điều quan trọng là, hiểu rõ và ứng dụng sống được chăng, đó mới là ý nghĩa thiết thực.
NGHIỆP BÁO SAI BIỆT
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 22 Tháng ba 2008 20:33
- Viết bởi nguyen
I- NGHIỆP LÀ GÌ ?
Nghiệp tiếng phạn là Karma, có nghĩa là hành động tạo tác. Hành động tạo tác tạo ra tướng bên ngoài là thân và miệng. Hành động tạo tác còn ngầm ẩn bên trong là tâm ý. Về tính cách của nghiệp có chia ra: Nghiệp lành, nghiệp dữ và nghiệp vô ký tức bình thường không lành không dữ; hoặc có nghiệp bất động, là nghiệp tu các thiền định thế gian để sanh về những cõi trời sắc giới và vô sắc giới. Chính nghiệp là động cơ thúc đẩy hoặc dẫn dẵn chúng sanh đi trong luân hồi.
Ý NGHĨA ĐIÊN ĐẢO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 16 Tháng ba 2008 10:16
- Viết bởi nguyen
I- ĐỊNH NGHĨA:
Lâu nay người học Phật đều nghe Phật bảo: “Chúng sinh điên đảo”, tức là muốn chỉ chúng sanh , trong đó có chúng ta đều đang sống trong điên đảo, nhưng điên đảo là gì ? Cần phải thấu rõ.
Điên: Là mê cuồng mất sáng suốt, không còn tỉnh táo, làm việc không tự chủ.
Đảo: Là lộn ngược.
Phật là gì ?
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 09 Tháng ba 2008 04:37
- Viết bởi nguyen
Người học Phật, trước tiên phải hiểu rõ Phật là gì ? Đây là một ý nghĩa trọng yếu không thể lờ mờ thông qua. Thông thường nhiều người điều hiểu Phật là Đức Thích Ca sinh ra ở Ấn Độ, có cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma-da, vợ là Gia-du-đà-la, con là La-hầu-la phải vậy chăng ? Đa số người sẽ đáp ngay là: phải, không nghi ngờ. Song đặt câu hỏi lại: Phật mà có vợ, có con sao ? Có vợ, có con sao gọi là Phật ? Do đó chúng ta cần phải hiểu chính xác hơn: đó là thái tử Tất-Đạt-Đa, ngài mới có sinh ra, có cha mẹ, có vợ con, có chết đi. Nếu chỉ nhìn Phật trên hình tướng đó, thì Phật cũng sanh diệt như mọi người, vậy tu hành đắc đạo để làm gì ?
TÌNH CHẤP NGÃ – NGÒI NỔ CỦA MỌI SỰ ĐỔ VỠ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 25 Tháng Hai 2008 09:32
- Viết bởi nguyen
I- NHÌN THẲNG SỰ THẬT:
Trong cuộc sống của thế gian này, mỗi người đang sống hàng ngày đây, có bao giờ mình tự đặt câu hỏi: Là cuộc sống của cái gì chăng? Phải thấy lại chỗ này để có một cuộc sống ý nghĩa hơn.
Xét kỹ lại, cuộc sống này là cuộc sống của một cát TA chứ không gì khác phải không? Bởi ngay từ cái gốc ban đầu chúng ta sinh ra đời là từ nó mà ra - Tức là do lòng thám ái chấp ngã nên nó mới sinh ra ở đây;
Đâu đâu cũng là Phật pháp
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 15 Tháng Hai 2008 08:58
- Viết bởi nguyen
Trước tiên dẫn câu chuyện của Sa-di Hiền Trí để mỗi người nghiệm, rồi sau đó sẽ đi sâu vào. Sa-di Hiền Trí là vị Sa-di mới bảy tuổi mà đã chứng A-la-hán. Ngài có túc duyên đặc biệt, khi bảy tuổi gia đình cho xuất gia với Tôn giả Xá-lợi-phất. Khi Ngài xuất gia, gia đình cúng dường liên tiếp trong bảy ngày đầu, và Tôn giả Xá-lợi-phất dạy cho Ngài đề mục quán về các thể trược trong thân này. Qua tới ngày thứ tám, gia đình hết cúng dường, Ngài phải theo thầy (ngài Xá-lợi-phất) đi khất thực.
Thiền - Con đường thể nghiệm chân lý
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 03 Tháng Hai 2008 09:52
- Viết bởi nguyen
I. THIỀN LÀ GÌ ?
Thiền, nói đủ là Thiền-na, Trung Hoa dịch là tĩnh lự; nghĩa là lặng lẽ những lo nghĩ lăng xăng, hay cũng dịch là định tuệ đẳng trì, tức tâm lặng và sáng đầy đủ. Tuy nhiên đó chỉ là định nghĩa theo danh từ, phương tiện mà giải thích cho người tạm hiểu, xét trên lý thật thì đó chưa phải là bản thân của Thiền.
CHẲNG LẦM NHÂN QUẢ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 21 Tháng một 2008 10:24
- Viết bởi nguyen
I- TU THIỀN LÀ BÁC BỎ NHÂN QUẢ CHĂNG ?
Nhân quả là đạo lý căn bản của người học Phật. Người tu, nhất là tu Thiền cần phải hiểu rõ, nhận kỹ điểm này, không để sảy chân sa đọa phải hối hận kiếp kiếp lâu dài. Bời người tu Thiền thường nghe nói: “Xưa nay không một vật”, thì nhân quả để ở chỗ nào? Nhân quả có hay không ?
Đây dẫn câu chuyện thời Tổ Bá Trượng: Sư mỗi khi thượng đường dạy chúng, có một ông già theo chúng nghe pháp. Hôm nọ, chúng ra hết chỉ còn ông già không đi. Sư hỏi: