headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 22/11/2024 - Ngày 22 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TRÚC LÂM -VẤN ĐÁP

 1. HỎI:

Đối với Thiền tông có thể nhận thức, hiểu biết được không ?

XIN ĐÁP:

Nếu những ai hữu duyên nhận lại “hòn ngọc như ý”  nơi chính mình, đối với Thiền môn, hành giả hẳn không phải đặt thành vấn đề để giải quyết. Ngược lại, muốn tìm hiểu biết người ta sẽ nhận thức Thiền theo trình tự thế gian pháp. Nhưng rất tiếc, Thiền không phải là đối tượng nhận thức nên người muốn hiểu biết theo cách này, không sao tránh khỏi lạc lối bơ vơ…! Để rõ được hai trạng thái tâm lý trên đây, chúng ta cùng nhau ôn lại một ví dụ của Hòa thượng Thích Thanh Từ nói chuyện tại Viện nghiên cứu Hán Nôm như sau:

Xem tiếp...

TÂM THIỀN CỦA SƠ TỔ TRÚC LÂM

 I. THIỀN LÀ TÊN KHÁC CỦA TÂM :

Thiền là ở nơi tâm không có trong kinh điển, sách vỡ, ngôn ngữ, chữ nghĩa vô tri. Người tu thiền là cốt sáng tâm, cũng chính tâm mới ngộ được thiền, ngoài tâm mà tìm thiền thì không thể có thiền chân thật. Do đó chư vị Tổ Sư Thiền Tông đều là những vị sáng tâm, chưa sáng tâm thì chưa vào được cửa Tổ.

Xem tiếp...

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

 IV. PHÁT MINH TRÍ TUỆ VÔ SƯ:
Chính bằng công phu chân thật hành Thiền, ngài đã thể nhập chân Thiền, mở sáng “trí tuệ vô sư”, thế gian khó bì kịp. Trong bài Xuân Vãn, Ngài đã bày tỏ:
   Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
            Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.
            Như kim khám phá Đông hoàng diện,
            Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

Xem tiếp...

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

 I - ÔNG VUA CÓ TÂM PHẬT

Nghiên cứu đạo Phật Việt Nam chúng ta thấy rất rõ, thời Trần nổi bật những ông vua Phật tử đáng kính. Vua Trần Thái Tông, nhìn với cặp mắt nhà Thiền có thể nói Ngài là ông vua Thiền sư. Tuy ngồi trên ngai vàng nhưng Ngài hiểu thiền rất sâu, tâm thiền rất sáng và sống thiền rất đắc lực. Qua tác phẩm Khóa Hư Lục và giây phút rời bỏ cuộc đời của Ngài đã nêu rõ điều đó.

Xem tiếp...

Ánh sáng Thiền trong Cung vua Trần

 I/ DẪN NHẬP
Với người học thiền bình thường, phần nhiều cứ nghĩ: thiền phải ở nơi núi cao rừng thẳm hay hang vắng, bởi họ tưởng tượng theo danh từ “thiền lâm” là rừng thiền, thì phải ở trong rừng. Hoặc có người cho rằng, thiền chỉ có trong thiền đường, trong thiền viện, trên bồ đoàn, tọa cụ, v.v…; song nếu Thiền như thế thì Thiền quá cục bộ, chưa phải Thiền tròn khắp, chỉ có chỗ này mà không có ở chỗ kia, tức thành sanh diệt mất rồi.

Xem tiếp...

THIỀN PHÁI TRÚC LÂM - PHỤC HƯNG

 Thiền phái Trúc Lâm nổi bật nhất ở thời Trần với ba vị Tổ đầu, sau đó do nhiều yếu tố trong đó có hoàn cảnh chính trị, xã hội khiến những vị tu hành này phải tiềm ẩn hoặc rút về núi rừng yên tu, hoặc tư liệu bị thất thoát, nên trong lịch sử dường như lu mờ một khoảng. Tuy vậy, sức sống thiền là ở nội tâm, không phải ở hình thức bên ngoài, do đó hình thức không thể dập tắt được, trừ khi nơi nội tâm người tu đã tắt. Trái lại, dù ở nơi xa vắng ít ai biết tới, nhưng nội tâm vẫn có sức sống sáng ngời, thì mạch nguồn thiền vẫn còn trôi chảy, đủ duyên thì nó sẽ bừng dậy.

Xem tiếp...

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - NHỮNG NÉT NỔI BẬT

 1. ÔNG VUA ĐI TU CHỨNG NGỘ LÀM TỔ:

Đây là một nét đặc sắc ít có mà dân tộc Việt đã có. Từ một ông vua, mà không phải ông vua tầm thường; trái lại, một ông vua anh hùng của dân tộc, một ông vua đã lên tột đỉnh vinh quang, quyền uy, danh vọng đều đứng đầu thiên hạ, nhưng sẵn sàng bỏ lại tất cả không nuối tiếc, để sống đời xuất gia thoát tục, tu hành khổ hạnh, đạt đạo làm Tổ một dòng thiền.

Xem tiếp...

MẠCH NGUỒN THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

 1. XÉT XA VỀ TRƯỚC

Như chúng ta đã biết, Thiền phái Trúc Lâm vốn dung hợp ba dòng Thiền đã có từ trước:

TỲ NI ĐA LƯU CHI – Thế kỷ 6:

Cuối thế kỷ thứ sáu, Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi người Nam Thiên Trúc sang Trung Hoa, đắc pháp với Tam Tổ Tăng Xán và được Tam Tổ chỉ dạy về phương Nam truyền đạo. Vâng lời dạy của Tam Tổ, Sư đến Việt Nam ở chùa Pháp Vân tháng Ba năm Canh Tý 580, sau đó truyền pháp cho Thiền sư Pháp Hiền, người Việt Nam, mở đầu cho dòng Thiền tông giáo ngoại biệt truyền tại đất Việt.

Xem tiếp...

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

 Dầu ai quyết chí tu hành

Có lên Yên Tử mới đành lòng tu

Theo dòng lịch sử, chúng ta nhìn lại Phật Giáo Việt Nam hẳn thấy nổi bật một nét đột phá vô cùng thú vị – Một Thiền phái mang tên Việt Nam, với ông Tổ người Việt Nam, lại là một vị vua anh hùng của dân tộc. Đây là một chấm son trên lịch sử dân tộc nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Xem tiếp...

TÌM CHÂN LÝ

 I/ CHÂN LÝ LÀ GÌ ?

Xưa nay chân lý là mục tiêu cho sự tìm kiếm không dừng của người học đạo, nhưng người cảm nhận chân lý thực sự thì không nhiều. Trước hết người học cần hiểu rõ CHÂN LÝ LÀ GÌ? Theo định nghĩa thông thường, chân lý tức lẽ thật không dời đổi, vượt suốt thờn gian và không gian, nghĩa là luôn luôn đúng ở mọi lúc, mọi chỗ. Nói lẽ thật mà còn thay đổi hoặc giới hạn chỗ nơi thì chưa đúng hẳn là chân lý. Hoặc chân lý mà còn chia ra chân lý của anh, chân lý của tôi, đó là còn mang những thành kiến, thì cũng chưa phải thật chân lý trọn vẹn, vì nó không phải chân thật luôn luôn mà nó chỉ chân thật ở chỗ này nhưng không chân thật ở chỗ kia nếu chấp vào. Nếu chấp vào đó tức thường tranh cãi mãi. Như câu chuyện bọn người mù sờ voi:

Xem tiếp...

DỤNG LÝ VÔ THƯỜNG VÀO CUỘC SỐNG

 I. VÔ THƯỜNG LÀ MỘT LẼ THẬT:

 Nói đến vô thường thì đa số người học Phật đều biết, đều hiểu: thế gian vô thường, cõi đời tạm bợ, nghe quá thường. Song người cảm ngộ sâu vô thường, có nhiều chăng? Ứng dụng vào cuộc sống thế nào mới thiết thực? Đây mới là điều quan trọng.

Xem tiếp...