headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TÂM HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA

nguoixuatgiaI. TU LÀ GIẢI THOÁT

Hôm nay sẽ nói về “Tâm Hạnh Của Người Xuất Gia”, để nhắc nhở đại chúng tinh tấn tu hành.

Bởi vì người tu lâu ngày có khi quên dần chí nguyện ban đầu nên cần thường xuyên nhắc nhở để mỗi người ý thức được việc làm của mình. Chúng ta phát tâm đi tu và đã nguyện giải thoát những trói buộc của thế tục hay thế gian, nên đi tu là xuất thế, là thoát tục chứ không phải việc tầm thường dễ làm. Nếu không vì ý nguyện xuất thế thì chúng ta đã sống ngoài đời, chính sự phát nguyện đó nên mới vào đạo, tập cuộc sống thoát khỏi những tập khí trói buộc của thế gian.

Xem tiếp...

CHẾT - SỐNG

chetsongNhân mùa An cư tại Thiền viện Trúc Lâm, quý Phật tử trong đạo tràng về đây cúng dường, và tâm khao khát Phật pháp nên thỉnh quý thầy nói chuyện đạo lý để huân tập sâu chủng tử giác ngộ. Tinh thần khao khát đối với pháp của Phật là điều rất quý. Hôm nay, quý thầy nói về đề tài Chết Sống để nhắc nhở cho tất cả cùng ứng dụng tu tập.

Lâu nay đa số người thường nói là sống rồi tới chết, con người có sanh ra rồi có tử, là có sống chết. Nhưng ở đây, quý thầy nói ngược lại là Chết Sống.

Xem tiếp...

ĐÂU ĐÂU CŨNG LÀ PHẬT PHÁP

Sa-di Hiền Trí là vị Sa-di mới bảy tuổi mà đã chứng A-la-hán. Ngài có túc duyên đặc biệt, khi bảy tuổi gia đình cho xuất gia với Tôn giả Xá-lợi-phất. Khi Ngài xuất gia, gia đình cúng dường liên tiếp trong bảy ngày đầu, và Tôn giả Xá-lợi-phất dạy cho Ngài đề mục quán về các thể trược trong thân này. Qua tới ngày thứ tám, gia đình hết cúng dường, Ngài phải theo thầy (ngài Xá-lợi-phất) đi khất thực.

Trên đường đi Ngài thấy người ta đang vét mương dẫn nước vào ruộng, Ngài liền nghĩ (nếu như mình thì chắc là đi qua luôn vì thấy chuyện này thường quá) và hỏi ngài Xá-lợi-phất:

Xem tiếp...

GIẢI THOÁT TRI KIẾN

I. TRI KIẾN MÊ LẦM

Đề tài nói chuyện là “Giải Thoát Tri Kiến”, tức giải thoát những cái thấy, cái biết theo sự mê mờ trói buộc, trả về cho cái thấy biết tự tại đúnh như thật.

Trước tiên, nói về tri kiến mê lầm, tri kiến bị trói buộc hay còn gọi là ngã kiến.

Tri kiến của con người lâu nay luôn mang theo cái tôi, lồng cái tôi vào trong đó. Cho nên thấy biết luôn bóp méo sự thật theo cái tôi, nhìn sự vật không đúng như thật. Thí dụ như khi nhìn một bình hoa.

Xem tiếp...

CÁI BIẾT SÁNG NGỜI MUÔN THUỞ

Hôm nay, ngày cuối của khóa tu, quí thầy sẽ nói một đề tài đặc biệt là “Cái Biết Sáng Ngời Muôn Thuở”. Đây như là phơi bày trọn vẹn lẽ thật không còn gì phải dấu diếm. Cho nên, tất cả quí Phật tử trong đạo tràng lắng nghe kỹ, nhận rõ và nắm vững được điểm tinh yếu này thì trên đường tu không còn gì nghi ngờ nữa.

Xem tiếp...

THIỀN LÀ SỐNG NGAY THỰC TẠI

I. SỐNG LẦM, MẤT MÌNH

Lâu nay chúng ta sống ở trên đời, nhưng Phật nói mỗi người sống ở đây mà không có thực sống. Vì chúng ta sống mà đánh mất chính mình, sống mà đánh mất thực tại, nên thiếu đi ý nghĩa sống. Như chúng ta đang ngồi đây nghe pháp, nhưng có thực là chúng ta đang ở đây không hay là đang ở đâu? Có khi thân đang ngồi ở đây nhưng tâm để ở nhà, hoặc tâm đang đi lang thang ngoài đường. Đó gọi là sống mất mình, sống với cái đã chết. Cho nên đa số chúng ta luôn luôn đi tìm cái để sống, do thấy thiếu nên tìm cầu. Nhà thiền gọi là cỡi trâu đi tìm trâu.

Xem tiếp...

PHẬT PHÁP ĐẾN ĐỂ MÀ THẤY

I. ĐƯA NGƯỜI GIÁP MẶT SỰ THẬT, CHỨNG NGHIỆM CHÂN LÝ

Đề tài hôm nay là "Phật Pháp Đến Để Mà Thấy". Đây là câu thường gặp trong Kinh A-hàm và Kinh Nikaya.

Ý nghĩa thứ nhất là đưa người giáp mặt với sự thật, chứng nghiệm chân lý. Phật pháp là pháp giác ngộ lẽ thật. Sự giác ngộ đó ở trong tâm người chứ không phải trong lý luận, chữ nghĩa.

Xem tiếp...

TAM NHÂN PHẬT TÁNH

Người tu Phật làm sao phải sáng được tâm, ngay nơi con người này chúng ta nhận ra cái chân thật vĩnh cửu mới là mục đích cứu cánh. Vì vậy chúng ta khéo luôn tự nhắc nhở mình cùng nhau nhìn lại, nhận cho ra chân lý hiện thực nơi mỗi người qua "Tam Nhân Phật Tánh".

Xem tiếp...

YẾU CHỈ TÂM KINH BÁT-NHÃ

I. DẪN NHẬP

Tâm kinh Bát-nhã là một bản kinh trọng yếu trong nhà Thiền, bản kinh này nói về “tánh không” của các pháp. Người tu Phật phải mở được cánh cửa trí tuệ, thấu đạt lý Bát-nhã để đi vào Không môn. Do đó chúng tôi xin trao đổi một chút về ý nghĩa: “Yếu chỉ Tâm kinh Bát-nhã”. Tất cả Phật tử chúng ta đều thuộc lòng bài Tâm kinh Bát-nhã, nhưng thuộc lòng danh tự Bát-nhã vẫn chưa đủ mà phải thuộc lòng Bát-nhã.

Xem tiếp...

BÊN TÒA KIM CANG DƯỚI CỘI BỒ ĐỀ

Sáng hôm nay đoàn làm lễ gần ngay dưới cội Bồ-đề, nơi đức Thế Tôn thành đạo, thầy Thông Không gợi cảm hứng về lời thệ của đức Thế Tôn: “Hôm nay tôi vì chúng sanh đau khổ nguyện ngồi dưới gốc cây này cho đến khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nếu chưa được toại nguyện thì dù tan xương nát thịt quyết không đứng lên”.

Xem tiếp...

PHÁT TÂM BỒ ĐỀ

Bài pháp có tên là “Phát Bồ-đề Tâm” hay Phát tâm Bồ-đề, tức là tâm giác ngộ. Tất cả quý vị ở đây đều là Phật tử, là con bậc giác ngộ, mình phải học theo bậc giác ngộ. Học phát tâm Bồ-đề là học giác ngộ để xứng đáng với tên Phật tử của mình.

I. THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC, PHẬT PHÁP KHÓ NGHE

Xem tiếp...